Khi áp dụng những giải pháp của đề tài vào thực tiễn dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X - XV lớp 10 trường Trung học phổ thông, chúng tôi đã đạt được những kết quả cụ thể như sau:
- Về mặt nhận thức, học sinh nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của giai đoạn lịch sử này trong quá trình hình thành, phát triển và suy vong của nhà nước phong kiến nói riêng và sự phát trển của lịch sử dân tộc nói chung.lịch sử dân tộc nói chung. HS nắm vững Chuẩn kiến thức cần đạt của từng bài học và của cả giai đoạn lịch sử, đó là công cuộc xây dựng nhà nước phong kiến độc lập phát triển một cách toàn diện và đạt đến đỉnh cao với nền văn hóa Đại Việt với nhiều thành tựu nổi bật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt là cuộc kháng chiến kiên cường, bất khuất của cả dân tộc chống lại sự xâm lược của kẻ thù ngoại bang, giữ vững nền độc lập dân tộc.
- Về mặt giáo dục, việc tổ chức cho học sinh nắm vững Chuẩn kiến thức của lịch sử Việt Nam giai đoạn TK X - XV gắn liền với việc giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng thế giới quan khoa học, tạo niềm tin cho học sinh. Lịch sử Việt Nam giai đoạn thế kỉ X – XV là lịch sử của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc gắn liền với công cuộc xây dựng phát triển đất nước. Việc nắm vững kiến thức cơ bản góp phần giáo dục lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, đấu tranh kiên cường bất khuất, đồng thời khơi dậy lòng tự hào dân tộc cũng như thái độ khâm phục, tôn kính các anh hùng dân tộc như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn...
- Việc tổ chức cho học sinh nắm Chuẩn kiến thức còn có tác dụng phát triển tư duy và hoạt động thực tiễn của học sinh thông qua một số hoạt động của tư duy, như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát…Đạt đến giai đoạn hình thành khái niệm là đạt đến giai đoạn nhận thức lí tính, giai đoạn cao của quá trình nhận thức.
Hơn nữa, nhận thức không phải là sự vận động “chết”, “trừu tượng”…mà là sự vận động không ngừng đi gần đến vệc hiểu biết đúng đối tượng khách quan. Vì vậy, việc nắm Chuẩn kiến thức trong dạy học lịch sử trở thành vũ khí nhận thức sắc bén của học sinh. Sự nhận thức sâu sắc quá trình lịch sử của học sinh THPT không phải đơn giản là việc chuyển từ hiểu biết những biểu tượng cụ thể sang những khái niệm trừu tượng mà còn là việc phát triển, làm phong phú nội dung của biểu tượng và khái niệm. Dĩ nhiên, chúng ta không đòi hỏi học sinh phải đạt đến trình độ độc lập, phân tích một cách khoa học, thành thạo những sự kiện lịch sử. Điều chủ yếu là các em nên biết vận dụng những khái niệm đã học để tiếp thu những kiến thức mới và phần nào vận dụng vào thực tiễn cuộc sống
- Chúng tôi tiến hành soạn giáo án thực nghiệm thể hiện mục đích, nội dung, PP giảng dạy theo những kết luận của đề tài, giảng dạy ở lớp thực nghiệm. Ở lớp đối chứng, tôi soạn giảng theo giáo án bình thường. Đồng thời, tôi tiến hành nghiên cứu các nhân tố tác động đến quá trình thực nghiệm (sau khi đã chọn đối tượng thực nghiệm), tìm cách xử lý và khống chế nhằm cân bằng các điều kiện chủ quan và khách quan, tạo ra sự tương đương giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
Khi tiến hành giảng dạy ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, các GV bộ môn đều tham gia dự giờ để quan sát tiến trình bài học và không khí lớp học.
Kết thúc tiết học, trước hết tôi tiến hành trao đổi với GV cùng dự giờ để xin ý kiến của họ về nội dung, PP, không khí của giờ học và khả năng lĩnh hội KT của HS. Đồng thời, tôi cũng trao đổi với HS để nắm bắt ý kiến của các em về bài học, những thay đổi trong nội dung, PP giảng dạy ở lớp thực nghiệm. Kết hợp, tôi kiểm tra kết quả lĩnh hội KT của HS ở cả lớp đối chứng và thực nghiệm để làm cơ sở đánh giá mức độ KT, KN mà các em đạt được sau bài học.
Đối với ý kiến của GV và HS, đa số các ý kiến đều nhận xét về bài học theo giáo án mới đã tạo ra một không khí học tập khác hẳn. Cả GV và HS đều xác định được nhiệm vụ nhận thức của bài học, nội dung và PP giảng dạy phù hợp với trình độ nhận thức của HS, đảm bảo mục tiêu bài học. Việc kết hợp linh hoạt các PP giảng dạy trên cơ sở phát huy tính tích cực của HS đã tạo điều kiện cho các em nắm vững Chuẩn KT (KT cơ bản) ngay tại lớp. Không khí lớp học sôi nổi, HS hào hứng tham gia vào các hoạt động học tập do GV đưa ra. Tuy nhiên, một số ý kiến băn khoăn về khả năng thực hiện thường xuyên những tiết dạy như vậy. Bởi vì, công việc chuẩn bị giáo án của GV sẽ rất vất vả; điều kiện cơ sở vật chất, tài liệu, đồ dùng dạy học còn thiếu, trình độ HS nhiều lớp thấp... Mặt khác, nhiều bài, nhiều nội dung khó có thể áp dụng triệt để PP mới.
Về kết quả kiểm tra kiến thức, chúng tôi đã tiến hành chấm bài kiểm tra theo thang điểm 10 và tiến hành xử lý kết quả thu được theo PP thống kê toán học để kiểm định tính phù hợp và hiệu quả của phương pháp mới và sự khác biệt giữa kết quả của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
Điểm Số HS đạt điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 N Lớp thực nghiệm (x) 0 15 9 12 45 95 115 95 41 18 445 Lớp đối chứng (y) 0 32 37 52 126 65 62 51 14 6 445 Kết quả của bảng thống kê cho ta thấy rõ, ở các lớp thực nghiệm tỉ lệ học
sinh đạt điểm từ 1 đến 5 điểm giảm xuống rõ dệt (18,2% so với 55,5%), tỉ lệ học sinh đạt điểm từ 6 – 10 điểm tăng lên đáng kể (81,7% so với 44,5%) so với các lớp đối chứng, chứng tỏ học sinh nắm vững Chuẩn kiến thức lịch sử Việt Nam giai đoạn thế kỉ (X - XV).
Từ kết quả thu được qua việc tiến hành thực nghiệm sư phạm, cho phép khẳng định nội dung khoa học và các biện pháp tổ chức cho HS lĩnh hội Chuẩn KT trong DHLS Việt Nam giai đoạn thế kỉ X – XV ở lớp 10 trường THPT là phù hợp và có tính khả thi.
KẾT LUẬN
Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ của đề tài; qua quá trình nghiên cứu lý luận,
thực tiễn, nghiên cứu vận dụng trong DHLS Việt Nam giai đoạn thế kỉ X – XV ở
lớp 10 trường THPT (Chương trình Chuẩn) và tiến hành thực nghiệm sư phạm, bước đầu chúng tôi đã khẳng định tính phù hợp và đúng đắn của đề tài. Từ đó, chúng tôi rút ra kết luận và đề xuất một số kiến nghị sau:
1. Đổi mới PPDH lịch sử nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung và PPDH đang là vấn đề đặt ra cấp thiết. Làm thế nào giải quyết được mâu thuẫn giữa thời gian học tập có hạn và khối lượng KT ngày càng lớn? Tổ chức cho HS lĩnh hội Chuẩn KT là một hướng đi quan trọng, có thể và cần phải thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra, để nâng cao hiệu quả của bài học lịch sử, qua đó nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT.
Lý luận và thực tiễn dạy học cho thấy, tổ chức cho HS lĩnh hội Chuẩn KT thông qua các hoạt động học tập hướng vào phát triển tư duy tích cực, tự giác, sáng tạo của HS là biện pháp có ý nghĩa hàng đầu trong việc giúp HS nắm vững, hiểu sâu những KT cơ bản của bài học; trên cơ sở đó, thực hiện Chuẩn KN và hướng thái độ cho các em.
2. Hiểu thế nào cho đúng về Chuẩn KT, làm thế nào để tổ chức cho HS lĩnh hội Chuẩn KT trong dạy học từng nội dung, khóa trình và chương, bài cụ thể là vấn đề không đơn giản. Đó là nhiệm vụ mà đề tài đã cố gắng đi sâu tiếp cận và đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn đang đặt ra.
Từ nhận thức lý luận chung: Chuẩn KT, KN là mức độ tối thiểu về KT, KN mà tất cả HS phải đạt được theo quy định của chương trình, là mặt bằng chung cho HS ở tất cả các vùng có điều kiện cần thiết và tối thiểu nhất có thể tiến hành việc dạy học bình thường, GV cần hiểu rõ những căn cứ và xác định được mức độ cơ bản, tối thiểu về KT mà HS cần đạt trong DHLS. Đó là cơ sở để lựa chọn PPDH phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả bài học.
Trên cơ sở lý luận chung, GV căn cứ vào thực tiễn DHLS ở trường phổ thông, vào điều kiện cụ thể ở từng địa phương, trường, lớp và đối tượng HS để dạy học linh hoạt, hoặc bám sát Chuẩn tối thiểu hoặc dạy ở mức độ cao hơn nhưng vẫn nằm trong chương trình; nhằm đạt được mặt bằng nhận thức chung, đồng thời phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng những HS khá, giỏi để các em phát huy năng lực của mình.
3. Để tổ chức cho HS lĩnh hội Chuẩn KT, GV cần kết hợp sử dụng các biện pháp sư phạm theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, chủ động, sáng tạo của HS. Nếu GV vận dụng các biện pháp được đề cập trong luận văn sẽ có tác dụng to lớn trong việc giúp HS lĩnh hội Chuẩn KT, nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, tạo được hứng thú học tập ở HS. Tuy nhiên, việc vận dụng các biện pháp đó chỉ thực sự đem lại hiệu quả khi GV sử dụng một cách hợp lý, nhuần nhuyễn, kết hợp linh hoạt các PPDH mới với các PPDH truyền thống theo quan điểm dạy học hiện
đại tùy theo mục đích, yêu cầu của bài giảng, khả năng nhận thức của HS và điều kiện dạy học của nhà trường. Điều này đòi hỏi người GV đứng lớp phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có năng lực sư phạm và lòng tâm huyết với nghề mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người thiết kế, tổ chức, gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, dẫn dắt, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi để tự lực chiếm lĩnh KT của HS.
4. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã khẳng định các biện pháp tổ chức cho HS lĩnh hội Chuẩn KT trong DHLS Việt Nam giai đoạn thế kỉ (X - XV) lớp 10 trường THPT đề xuất trong đề tài là đúng đắn, hợp lý, khoa học và có tính khả thi.