Kết quả đánh giá khả năng chịu hạn của các giống ngô thời kỳ cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển và chịu hạn của một số giống ngô lai tại tỉnh sơn la.pdf (Trang 52 - 56)

Bên cạnh các thí nghiệm đánh giá khả năng chịu hạn ở thời kỳ cây con bằng phương pháp quan sát, đánh giá triệu chứng thì thí nghiệm xác định hàm lượng prolin của các giống ngô ở thời kỳ cây con cũng là biện pháp xác định khả năng chịu hạn của cây.

Kết quả xác định hàm lượng prolin của các giống ngô lai ở giai đoạn cây non 3 lá trước và sau khi bị hạn ở các giai đoạn sau hạn 3, 5 và 7 ngày được trình bày ở bảng 3.3 và hình 3.4.

Bảng 3.3. Hàm lượng prolin của các giống trước và sau xử lý hạn

Giống Hàm lƣợng prolin

(mg/g khối lượng tươi)

Trƣớc hạn Sau hạn 3 ngày Sau hạn 5ngày Sau hạn 7ngày

LVN61 0,65 ± 0,12 2,67 ± 0,44 4,5 ± 0,52 11,67 ± 0,34 VN8960 0,57 ± 0,11 3,40 ± 0,38 7,94 ± 0,28 10,2 ± 0,25 LVN14 0,60 ± 0,17 2,50 ± 0,19 4,45 ± 0,48 11,78 ± 0,26 LVN15 0,65 ± 0,4 3,23 ± 0,31 4,11 ± 0,27 8,24 ± 0,23 LVN37 0,51 ± 0,39 2,61 ± 0,19 3,29 ± 0,30 9,10 ± 0,47 LVN885 0,46 ± 0,25 2,11 ± 0,35 5,26 ± 0,35 8,20 ± 0,60 LVN145 0,50 ± 0,18 3,10 ± 0,13 4,33 ± 0,26 8,80 ± 0,71 CH1 0,48 ± 0,32 2,43 ± 0,45 3,27± 0,33 8,50 ± 0,56 LVN99đc1 0,45 ± 0,12 3,26 ± 0,24 4,11 ± 0,25 7,30 ± 0,43 LVN10đc2 0,52 ± 0,27 2,15 ± 0,14 3,23 ± 0,28 7,68 ± 0,16

Theo số liệu bảng 3.3. cho thấy:

Trước khi gây hạn, các giống ngô thí nghiệm có hàm lượng prolin biến động từ 0,48 – 0,65 mg/g khối lượng tươi. Trong đó giống LVN15, LVN61

có hàm lượng prolin cao nhất (0,65mg/g khối lượng tươi), tiếp đến là các giống LVN14 (0,60 mg/g khối lượng tươi) và VN8960 (0,57mg/g khối lượng tươi), 4 giống này có hàm lượng prolin cao hơn cả 2 giống đối chứng LVN99 (0,45 mg/g khối lượng tươi) và LVN10 (0,52 mg/g khối lượng tươi).

Sau gây hạn 3, 5 và 7 ngày, sự thay đổi hàm lượng prolin của các giống ngô thí nghiệm khác nhau ở các giai đoạn gây hạn cụ thể:

Sau hạn 3 ngày, giống VN 8960 có hàm lượng prolin đạt cao nhất (3,40mg/g khối lượng tươi) và cao hơn giống đối chứng 1 LVN99 (3,26mg/g khối lượng tươi), các giống khác có hàm lượng prolin thấp hơn so với giống đối chứng 1 nhưng cao hơn so với giống đối chứng 2 LVN10 (2,15mg/g khối lương tươi), giống có hàm lượng prolin thấp nhất và thấp hơn cả 2 đối chứng là LVN885 (2,11mg/g khối lượng tươi).

Sau hạn 5 ngày, giống VN8960 có hàm lượng prolin cao nhất (7,94mg/g khối lượng tươi), tiếp đến là giống LVN885 (5,26mg/g khối lượng tươi), giống LVN 61 (4,5mg) và LVN14 (4,45mg), 4 giống này đều cao hơn so với 2 giống đối chứng là LVN99 (4,11mg) và LVN10 (3,23mg), còn giống khác trong thí nghiệm đều có hàm lượng prolin cao hơn so với đối chứng 2 LVN10 (3,23 mg/g khối lượng tươi).

Sau hạn 7 ngày, hàm lượng prolin của các giống đều tăng nhanh so với 2 giai đoạn trước, trong đó giống LVN14 có hàm lượng prolin cao nhất (11,78mg tăng 1963,33% so với hàm lượng prolin trước khi gây hạn), tiếp đến là giống LVN61 (11,67mg tăng 1795,39% so với hàm lượng prolin trước khi gây hạn) và VN8960 (10,2mg tăng 1789,47% so với hàm lượng prolin trước khi gây hạn) còn giống có hàm lượng prolin thấp lúc này là 2 giống đối chứng LVN99 (7,30mg tăng 1622,22% so với hàm lượng prolin trước khi gây hạn) và LVN10 (7,68mg/g khối lượng tươi tăng 1476,92% so với hàm lượng

prolin trước khi gây hạn), giống có hàm lượng prolin tăng sau 7 ngày gây hạn thấp nhất là LVN15 (1267,69%).

Như vậy sau 7 ngày gây hạn nhân tạo 3 giống LVN61, VN8960, LVN14 có hàm lượng prolin tăng cao hơn các giống khác. Vì vậy, có thể kết luận sơ bộ 3 giống này khả năng chịu hạn cao ở thời kỳ cây con so với các giống khác trong thí nghiệm. Kết quả này tương đối trùng hợp với các kết quả thí nghiệm về đánh giá khả năng chịu hạn bằng phương pháp gây hạn nhân tạo.

Hình 3.4. Đồ thị so sánh sự biến động hàm prolin của các giống ở thời điểm trước khi gây hạn và sau gây hạn 3, 5 và 7 ngày

Hình 3.4. đồ thị so sánh sự biến động hàm lượng prolin của các giống ở thời điểm trước khi gây hạn và sau gây hạn 3, 5 và 7 ngày cho thấy, trước hạn hàm lượng prolin của các giống không chênh lệch nhau nhiều nhưng sau 3 ngày gây hạn hàm lượng prolin tăng lên ở các giống VN8960, LVN15, LVN145; sau 5 ngày gây hạn có sự tăng cao của hàm lượng prolin ở các

giống VN8960 và LVN885; Sau 7 ngày hạn thì hàm lượng prolin tăng cao ở các giống LVN61, LVN14, VN8960

Tóm lại:

- Khả năng chịu hạn của 8 giống ngô thí nghiệm và 2 giống đối chứng ở mức độ khác nhau. Sau 7 ngày gây hạn giống LVN61 có số cây không bị héo cao nhất (45,6 %), tiếp đến là giống LVN14 (43,3%) và giống VN8960 (41,1%); 3 giống này đều có tỷ lệ cây không héo cao hơn so với các giống khác và so với giống đối chứng LVN10 (8,9 %) và giống LVN99 (21,2%).

- Sau tưới trở lại, các giống có tỷ lệ phục hồi khác nhau. Sau 7 ngày tưới trở lại các giống LVN61có tỷ lệ cây phục hồi cao nhất (68,1%), tiếp theo là giống VN8960 (64,4%) và giống LVN14 (66,7%) đồng thời 3 giống này cũng có chỉ số chịu hạn tương đối Sn cao 12907,46; 11278,57; 10387,75.

- Trước khi gây hạn giống LVN15 có hàm lượng prolin cao nhất (0,65mg/g khối lượng tươi), giống có hàm lượng prolin thấp nhất là đối chứng 1 LVN99 (0,45mg) và sau khi gây hạn 7 ngày thì hàm lượng prolin ở các giống có sự thay đổi trong thí nghiệm, giống LVN14 có hàm lượng prolin cao nhất (11,78mg), tiếp đến là 2 giống LVN61 (11,67mg) và giống VN8960 (10,2mg) giống có hàm lượng prolin thấp nhất là LVN99 (đc1) (7,30mg).

- Qua đây, bước đầu có thể kết luận trong thí nghiệm 3 giống LVN61, VN8960, LVN14 có khả năng chịu hạn tốt hơn các giống khác ở thời kỳ cây con.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển và chịu hạn của một số giống ngô lai tại tỉnh sơn la.pdf (Trang 52 - 56)