Thời gian sinh trưởng và các thời kỳ phát dục của các giống ngô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển và chịu hạn của một số giống ngô lai tại tỉnh sơn la.pdf (Trang 57 - 60)

tham gia thí nghiệm trong điều kiện tưới nước và không tưới nước

Trỗ cờ, tung phấn và phun râu ở ngô là một quá trình quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến số hạt/bắp. Quá trình này diễn ra đồng thời hay không phụ thuộc vào giống và điều kiện môi trường. Thời gian trỗ cờ, tung phấn và phun râu chênh lệch quá xa kèm theo điều kiện bất thuận của môi trường (nhiệt độ, độ ẩm quá cao, quá thấp) sẽ làm cho bắp kết hạt kém. Do vậy, chọn tạo các giống có khoảng cách tung phấn và phun râu (ASI) ngắn sẽ mang lại an toàn hơn cho quá trình thụ phấn, thụ tinh. Trong quá trình chọn giống chịu hạn, chỉ tiêu ASI được đặc biệt quan tâm

Bảng 3.4. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống ngô thí nghiệm vụ thu - đông 2006 và 2007 (kết quả trung bình 2 vụ)

đơn vị tính: ngày

Giống Thí nghiệm tƣới nƣớc Thí nghiệm không tƣới

Gieo - Trỗ cờ Gieo - Tung phấn Gieo - Phun râu ASI TGST Gieo - Trỗ cờ Gieo - Tung phấn Gieo - Phun râu ASI TGST LVN61 53 55 57 2 112 50 52 55 3 106 VN8960 54 56 57 1 113 50 52 55 3 107 LVN14 53 55 56 1 114 49 51 54 3 107 LVN15 52 55 57 2 113 50 52 56 4 106 LVN37 53 54 55 1 112 48 50 54 4 105 LVN885 51 53 54 1 112 47 49 53 4 106 LVN145 54 55 56 1 114 49 51 54 3 107 CH1 54 56 58 2 115 50 52 56 4 108 LVN99(đc1) 50 52 54 2 112 47 49 53 4 106 LVN10(đc2) 55 57 59 2 115 50 52 56 4 108

Số liệu bảng 3.4 cho thấy:

Thời gian sinh trưởng của các giống biến động từ 112 ngày (ở các giống LVN61, LVN37, LVN885, LVN99) đến 115 ngày (ở các giống CH1, LVN10) trong thí nghiệm tưới nước và từ 105 ngày (ở các giống LVN37) đến 108 ngày (ở các giống CH1, LVN10) trong thí nghiệm không tưới nước.

Ở thí nghiệm tưới nước, chênh lệch giữa tung phấn và phun râu (ASI) là 1 ngày (ở các giống LVN14, VN9860, LVN37, LVN885, LVN145) và chênh lệch 2 ngày (ở các giống LVN61, LVN15, CH1, LVN99, LVN10) rất thuận lợi cho quá trình thụ phấn. Trong điều kiện không tưới, sự chênh lệch tung phấn, phun râu của các giống dài hơn. Giống VN8960, LVN14, LVN61 và LVN145 có sự chênh lệch 3 ngày, còn các giống khác khoảng cách này là 4 ngày. Như vậy, khoảng cách tung phấn và phun râu của hầu hết các giống đều có chênh lệch lớn hơn so với thí nghiệm tưới nước. Có thể việc thiếu nước đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các tế bào noãn và làm chậm quá trình phát triển của vòi râu. Quá trình phun râu bị ảnh hưởng sẽ bất lợi cho sự thụ phấn, thụ tinh và hình thành hạt, ASI càng lớn thì hiệu quả của quá trình thụ tinh càng giảm.

Singh và Sarkar (1991) [48], đã khẳng định chỉ số ASI là có tương quan trực tiếp đến năng suất hạt của ngô, ASI nhỏ có xu hướng ít giảm năng suất hơn trong điều kiện hạn. Như vậy các giống VN8960, LVN14, LVN61 và LVN145 có ASI nhỏ sẽ là những giống có thể phát huy tốt trong điều kiện thiếu nước.

Hầu hết các giống trong điều kiện thiếu nước thì thời gian sinh trưởng có xu hướng ngắn hơn trong điều kiện đủ nước. Các giống có khả năng chịu hạn tốt thường không có sự chênh lệch hoặc chênh lệch rất ít về thời gian tung phấn và phun râu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển và chịu hạn của một số giống ngô lai tại tỉnh sơn la.pdf (Trang 57 - 60)