Phân tích hoạt động huy động vốn theo loại tiền 1 Huy động vốn nội tệ của NHTM CP Quân độ

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội việt nam (Trang 52 - 54)

II. Chi phí ngoài lãi Tỷ trọng (%)

2.2.2.Phân tích hoạt động huy động vốn theo loại tiền 1 Huy động vốn nội tệ của NHTM CP Quân độ

2.2.2.1. Huy động vốn nội tệ của NHTM CP Quân đội

Như đã trình bày ở chương 1, huy động vốn có rất nhiều cách phân loại tuỳ theo các tiêu chí, mục đích huy động khác nhau.

Đối với NHTM CP Quân đội họ rất quan tâm đến hình thức huy động vốn theo loại tiền. Cũng giống các NHTM Việt Nam khác, trong hình thức huy động này, huy động vốn bằng nội tệ chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với huy động vốn ngoại tệ. Số liệu cụ thể như sau:

BẢNG 10: HUY ĐỘNG VỐN NỘI TỆ Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 29/10/04

Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng

Tiền gửi của các TCKT-XH +/- (%) 721.307 54,68% 983.537 +13,64 58,29% 960.095 -2,44 41,58% 1.181.942 +23,11 40,62%

Tiền gửi của các tầng lớp dân cư +/- (%) 270.537 20,51% 291.216 +7,64 17,26% 515.754 +77,1 22,34% 821.138 +59,21 28,22%

Tiền gửi của các TCTD khác +/- (%) 225.826 17,12% 278.648 +23,39 16,52% 749.167 +168,86 32,45% 818.584 +9,27 28,13%

Tiền vay của các TCTD khác

+/- (%) +31,68 -37,32 +4,9 Tổng +/- (%) 1.319.216 1.687.120 +27,89 2.308.835 +36,85 2.909.596 +26,02 Nguồn:Báo cáo quyết toán niên độ NHTM CP Quân đội từ năm 2001 đến 29/10/04

Theo số liệu trên, nguồn vốn bằng nội tệ liên tục tăng qua các năm, tốc độ luôn đạt trên 26%. Diễn biến nguồn huy động này như sau:

Tiền gửi của các TCKT-XH: Nguồn tiền này có qui mô, cơ cấu lớn nhất

trong tổng nguồn huy động, tỷ trọng dao động từ 40 – 60%. Tuy vậy, tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong 3 năm trở lại đây có xu hướng giảm về cơ cấu. Về cơ cấu: năm 2002 chiếm 58,29%, năm 2003 giảm -16,71% chỉ chiếm 41,58%, tính đến 29/10/04 giảm –0,96% chỉ còn chiếm 40,62%. Quy mô không ổn định khi năm 2002 tốc độ tăng trưởng 13,64% nhưng ngay một năm sau đó tốc độ lại đạt –2,44%.

Thực trạng cho thấy, trong những năm qua lượng vốn lớn với chi phí rẻ từ các công ty, các doanh nghiệp gửi tại NHTMCP Quân đội ngày càng giảm, không đều qua các năm. Nguyên nhân là vì tiền gửi nội tệ của các TCKT-XH gửi tại NHTMCP Quân đội chủ yếu là của các công ty hoạt động trong ngành quốc phòng và một số các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, tiền gửi này thường là tiền gửi giao dịch hoặc có kỳ hạn ngắn, hưởng lãi suất thấp vì các doanh nghiệp đều có tốc độ quay vòng của vốn khá nhanh. Hơn nữa trong những năm qua ngoại trừ một số tên tuổi như Viettel... kinh doanh có lãi còn hầu hết các doanh nghiệp quốc phòng khác chỉ kinh doanh cầm chừng không có lãi.

Nguồn vốn này giảm đối với ngân hàng sẽ rất không có lợi vì nếu ngân hàng huy động được nhiều để cho vay và đầu tư thì không những kéo dài được chênh lệch lãi suất hai đầu, giảm được chi phí vốn bình quân, tăng lợi nhuận.

Tiền gửi của các tầng lớp dân cư: Đây chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, nguồn

này có qui mô, cơ cấu ổn định tăng qua các năm. Trong 3 năm trở lại đây tốc độ nguồn tăng nhanh (năm 2002 so với năm 2001 tăng +7,64%; năm 2003 so với năm 2002 tăng mạnh lên tới +77,1% và tính đến 29/10/04 so với năm 2003 tăng 59,21%).

Tiền gửi của các tầng lớp dân cư có cơ cấu tăng (năm 2002 chiếm 17,26%, năm 2003 tăng lên 22,34%, 29/10/04 chiếm 28,22%).

Nhược điểm huy động tiền gửi tiết kiệm có lãi suất huy động bình quân cao kỳ hạn tiền gửi danh nghĩa của người dân thường ngắn (kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng) nhưng kỳ hạn thực tế trung bình lại dài, tính ổn định cao, là nguồn chính để ngân hàng cho vay trung và dài hạn và tăng hệ số sử dụng vốn. Cũng như các ngân hàng trên địa bàn có tỷ trọng tiền gửi của dân cư có xu hướng tăng về qui mô, cơ cấu như Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương .v.v., nguồn tiền gửi của dân cư tại NHTMCP Quân đội có xu hướng tăng cả về tỷ trọng và số tuyệt đối.

Điều này đã làm tăng khả năng sử dụng vốn, khả năng dịch chuyển kỳ hạn dư nợ, kết quả kinh doanh và sức cạnh tranh của NHTMCP Quân đội.

Tiền gửi của các TCTD khác: Nguồn này trong những năm gần đây có qui mô,

cơ cấu tăng trưởng mạnh trong tổng nguồn (năm 2002 so với năm 2001 tăng +23,39 %; năm 2003 so với năm 2002 tăng +168,86%; 29/10/04 tăng +9,27% so với 2003; tỷ trọng luôn đạt từ 16%-28%, cá biệt trong năm 2003 chiếm tới 32,45% đứng thứ hai trong tổng nguồn). Nguồn tiền gửi của các TCTD khác thường có mức độ tăng trưởng khá cao nhưng chủ yếu là nguồn trong thanh toán, ngân hàng cũng không sử dụng nhiều nguồn này để cho vay và đầu tư.

Tiền vay của các tổ chức tín dụng khác: Nguồn này có qui mô, cơ cấu nhỏ nhất

trong tổng nguồn. Tỷ trọng chỉ chiếm khoảng 3%-8%, tốc độ không ổn định (năm 2002 so với năm 2001 tăng +31,68% nhưng năm 2003 lại giảm mạnh –37,32% so với năm 2002, đến 29/10/04 lại tăng +4,9%). Nguồn vay này NHTM CP Quân đội chỉ sử dụng để đáp ứng nhu cầu đảm bảo thanh khoản, không sử dụng để đầu tư, cho vay.

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội việt nam (Trang 52 - 54)