Một số hạn chế trong ban hành và thực thi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Tĩnh (Trang 56 - 60)

9 Luỹ kế thực hiện cơ cấu lại thời hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ từ khi triển khai đến nay cho 14.26 khách hàng với dƣ nợ là 3.327 tỷ đồng.

2.3.2. Một số hạn chế trong ban hành và thực thi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

quyết liệt, kịp thời tham mƣu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách, chiến lƣợc, chƣơng trình, kế hoạch cụ thể từng thời kỳ về phát triển doanh nghiệp trên địa bàn; đến nay UBND tỉnh đã đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành về phát triển doanh nghiệp và 29 cơ chế chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp. Hà Tĩnh là địa phƣơng đã ban hành hệ thống cơ chế, chính sách với số lƣợng nhiều, đồng bộ, toàn diện nhất so với các tỉnh, thành trong cả nƣớc.

2.3.2. Một số hạn chế trong ban hành và thực thi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp doanh nghiệp

Đánh giá hạn chế của nhóm chính sách về hoàn thiện khung pháp lý, gia nhập, hoạt động của DN.

Nhìn chung, trong quá trình thực thi chính sách vẫn còn tồn tại sự không bình đẳng giữa các DNVVN, trƣớc khi ban hành chính sách chƣa có quá trình trƣng cầu ý DNVVN, các tổ chức khác để đảm bảo chính sách đi vào thực tiễn phát huy hiệu quả hơn. Nội dung hỗ trợ còn hạn chế về thời gian cũng nhƣ ngân sách do đó chƣa tạo đƣợc sự đột phá cho DNVVN.

Một số chính sách có đƣa ra đƣợc nội dung về cách thức phản hồi trong quá trình thực hiện chính sách liên hệ với sở ban ngành đầu mối để phối hợp thực hiện nhƣng chƣa cụ thể về cơ chế thu nhận, xử lý các phản hồi cũng nhƣ cách thức điều chỉnh các phản hồi đó. Có thể đƣa ra một ví dụ tại điều 13 quyết định số 05/2011/QĐ-UBND về việc ban hành quy định về hỗ trợ pháp

50

lý cho DN trên địa bàn Hà Tĩnh trong đó có nêu nội dung trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vƣớng mắc thì DN tập hợp gửi về Sở Tƣ Pháp để báo cáo UBND Tỉnh sửa đổi bổ sung, quy định này còn mang tính chung chung về cách thức giải quyết các phản hồi từ phía DN, chƣa đƣa ra đƣợc cơ chế điều chỉnh chính sách khi cần thiết một cách kịp thời.

Tƣơng tự nhƣ các chính sách ở cấp Trung Ƣơng, các chính sách, chƣơng trình hỗ trợ DNVVN tại địa bàn phần lớn không có đánh giá kết quả hỗ trợ, và thiếu các tiêu chí đánh giá tác động của chính sách. Nhiều chính sách có đối tƣợng hỗ trợ rộng, không dành riêng cho DNVVN, nội dung không phù hợp với đối tƣợng DNVVN

Trong một số chính sách:

Về chính sách hỗ trợ tiếp cận tài chính

Đánh giá về các yếu tố đầu vào của chính sách ta thấy đối tƣợng hỗ trợ chỉ hạn chế một số lĩnh vực, phải là DNVVN có dự án, phƣơng án thuộc lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn nhƣ: cây hàng năm: lúa, ngô, lạc, cây lƣơng thực có hạt khác, cây lấy củ có chất bột, rau, đậu các loại, trồng cây lâu năm: cam, bƣởi, quýt, táo, mận, hồ tiêu, cao su, chè, nhãn, dƣợc liệu; nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp, chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê, hƣơu, gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng)...nếu xét về địa phƣơng Hà Tĩnh là địa bàn thuần nông thì các hạng mục đƣợc hỗ trợ lãi suất trên là phù hợp nhƣng vì DNVVN ở khu vực nông nghiệp, nông thôn rất ít nên việc thiết kế này làm DNVVN bị hạn chế, không đƣợc hƣởng lợi đáng kể, DNVVN ở Hà Tĩnh chủ yếu là kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ.

Tiếp cận nguồn tài chính đối với DNVVN cũng còn nhiều khó khăn ở một số điểm sau:

51

Thứ nhất là điều kiện để DN tiếp cận nguồn vốn rất khó khăn: phải có

tài sản thế chấp; phải đƣợc chứng minh là lành mạnh về tài chính… Những yêu cầu này là rào cản trực tiếp làm DNVVN khó tiếp cận nguồn vốn vay, vì thông thƣờng DN gặp khó khăn không có tài sản lớn thế chấp, hoặc nếu có thì trong điều kiện thủ tục xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản phức tạp nhƣ hiện nay, DN có thể bỏ lỡ cơ hội vay vốn.

Thứ hai, trong trƣờng hợp DN có tài sản bảo đảm thì việc định giá tài

sản của ngân hàng vẫn rất thấp so với giá trị thị trƣờng. Thông thƣờng, DN có tài sản là bất động sản thƣờng dễ vay hơn; đối với tài sản là hàng tồn kho luân chuyển, các khoản phải thu, máy móc tự chế, nguyên vật liệu thƣờng rất khó đƣợc ngân hàng chấp nhận, nếu đƣợc chấp nhận thì đƣợc định giá thấp.

Thứ ba, quy định của ngân hàng về thời gian giải ngân còn bất cập. Một số DN phản ánh: thời gian làm thủ tục vay quá dài, nhiều thủ tục có các điều kiện kèm theo là phải có hóa đơn VAT, thanh toán qua ngân hàng... Với quy mô hoạt động nhỏ và vừa, việc giải ngân hết vốn vay trong thời gian ngắn thực sự là khó khăn cho DN, nhất là trong điều kiện kinh tế suy thoái, sức tiêu thụ sụt giảm và nhiều DN phải hoạt động cầm chừng nhƣ hiện nay.

Thứ tư, DNVVN gặp khó khăn trong việc minh bạch hóa tài chính nhằm thỏa mãn điều kiện vay vốn của ngân hàng. Nhiều DNVVN không đáp ứng đƣợc yêu cầu này do tổ chức và hoạt động từ nguồn vốn góp của gia đình, bạn bè, ngƣời thân… nên sổ sách tài chính không rõ ràng. Mặt khác, phần lớn DNVVN trong ngành chế biến, gia công, thủ công mỹ nghệ… mua nguyên liệu trực tiếp từ nông dân, thanh toán bằng tiền mặt, không có hóa đơn chứng từ nên không thể chứng minh sự minh bạch tài chính của mình theo quy định của ngân hàng. Thứ năm, việc giám sát chƣa đƣợc thực hiện tốt nên có thể dẫn đến những hiện tƣợng sử dụng vốn vay không đúng mục đích.

52

Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nƣớc về doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển ngày càng tăng của doanh nghiệp; sự phối kết hợp giữa các ngành, địa phƣơng trong một số việc chƣa kịp thời; thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực còn rƣờm rà; thời gian giải quyết hồ sơ thủ tục có nơi, có lúc còn chậm trễ; công tác hậu kiểm doanh nghiệp, thuế, đầu tƣ, đất đai, xây dựng, thị trƣờng, hàng hóa… tuy đã đƣợc tập trung cao trong thời gian vừa qua nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu do đội ngũ cán bộ còn mỏng…; trên một số lĩnh vực quản lý ngành còn một số tồn tại nhƣ: công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp, hợp tác xã còn chậm; tình hình nợ đọng tiền thuế của các doanh nghiệp còn cao. Một địa phƣơng chƣa thực sự quan tâm đến công tác phát triển doanh nghiệp, thể hiện qua số lƣợng doanh nghiệp trên địa bàn còn thấp nhƣ: Vũ Quang (45 DN); Lộc Hà (102 DN); Đức Thọ (142 DN); Thạch Hà (165 DN); Hƣơng Khê (166 DN); Can Lộc (170 DN); Cẩm Xuyên (185 DN); TX Hồng Lĩnh (186 DN). Đến nay toàn tỉnh có 31 xã chƣa có doanh nghiệp10, gồm: Hƣơng Sơn 08 xã, Đức Thọ 06 xã, Hƣơng Khê 05 xã, Thạch Hà 04 xã, Vũ Quang 04 xã, Kỳ Anh 02 xã, Cẩm Xuyên 01 xã, Nghi Xuân 01 xã.

Vấn đề liên quan đến hỗ trợ nguồn nhân lực và khoa học công nghệ cho DNVVN chƣa đƣợc quan tâm nhiều. Chƣa có cơ chế chính sách đủ mạnh để hỗ trợ DNVVN đầu tƣ đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Các công cụ khuyến khích về thuế, tín dụng chƣa rõ ràng và chƣa có tác dụng để thúc đẩy doanh nghiệp.

10

Các xã đến nay chƣa có DN trên địa bàn, gồm: Sơn Mai, Sơn Tiến, Sơn An, Sơn Hòa, Sơn Tân, Sơn Quang, Sơn Long, Sơn Phúc (Hƣơng Sơn); Hƣơng Liên, Hƣơng Thủy, Hƣơng Giang, Hƣơng Đô, Phƣơng Mỹ (Hƣơng Khê); Đức Liên, Hƣơng Điền, Hƣơng Thọ, Hƣơng Quang (Vũ Quang); Đức Vĩnh, Liên Minh, Đức Quang, Đức Châu, Đức Lập, Đức La (Đức Thọ); Thạch Tiến, Thạch Ngọc, Thạch Văn, Thạch Lƣu (Thạch Hà); Kỳ Trung, Kỳ Hƣng (Kỳ Anh); Cẩm Hà (Cẩm Xuyên); Tiên Điền (Nghi Xuân).

53

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Tĩnh (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)