Một số khuyến nghị chính sách

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Tĩnh (Trang 62 - 68)

9 Luỹ kế thực hiện cơ cấu lại thời hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ từ khi triển khai đến nay cho 14.26 khách hàng với dƣ nợ là 3.327 tỷ đồng.

3.2. Một số khuyến nghị chính sách

Nhìn chung, tỉnh Hà tĩnh cũng đã ghi nhận đƣợc những điểm thành công trong thực thi và ban hành chính sách hỗ trợ DNVVN. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, các chính sách cũng thể hiện những hạn chế nhƣ đã đƣợc trình bày ở trên. Để nâng cao hiệu quả của công tác hỗ trợ DNVVN, tỉnh cần chú ý vào một số điểm sau:

Thứ nhất, trong thời gian tới cần có định hƣớng chiến lƣợc để phát

triển doanh nghiệp vừa và nhỏ từ đó đề xuất những cơ chế chính sách phù hợp hỗ trợ cho DNVVN phát triển.

Thứ hai, xây dựng hệ thống các tổ chức tài chính phục vụ cho nhu cầu

về vốn của các DNVVN, tạo điều kiện cho các DNVVN tiếp cận với các nguồn vốn với lãi suất thấp thông qua chính sách, nghị định của chính phủ.

Thứ ba, cần tận dụng các chính sách ƣu tiên về thuế đang đƣợc Nhà

nƣớc hỗ trợ nhằm bổ sung thêm nguồn vốn hành động.

Thứ tư, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu nhƣ hiện nay cần phải nâng

cao ý thức cộng đồng các DNVVN về vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là bƣớc

56

cần thiết để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của cả nƣớc.

Về các phương thức hỗ trợ, chủ yếu theo xu hƣớng chung của cả

nƣớc, tỉnh Hà Tĩnh cũng ban hành các cơ chế hỗ trợ hỗ trợ gián tiếp dƣới dạng giảm thuế, cho vay với lãi suất ƣu đãi,.. để hỗ trợ có kết quả tốt cần chú trọng một số phƣơng thức sau:

Kết hợp hỗ trợ trực tiếp với gián tiếp. Trong đó, cần đặc biệt chú trọng

các giải pháp: Đơn giản hoá thủ tục hành chính; hỗ trợ thông qua chiến lƣợc, chính sách, đồng thời với hỗ trợ trực tiếp thông qua cung cấp cơ sở hạ tầng, hỗ trợ lãi suất, miễn, giảm thuế; hỗ trợ đào tạo chủ doanh nghiệp; cung cấp thông tin về công nghệ, thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Khuyến khích các hình thức hỗ trợ mang tính cộng đồng, liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp lớn và Doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi cơ cấu sản xuất nhiều tầng.

Ngoài ra, cần chú ý tới cách thức hỗ trợ bằng quy hoạch phát triển, tạo lập cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ sở kinh tế làm tiên phong trong một số lĩnh vực đòi hỏi nhiều vốn nhƣ công nghệ cao; hỗ trợ thông qua tổ chức trung gian nhƣ ngân hàng, các trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng nhƣ các biện pháp cụ thể, thiết thực khuyến khích hình thành và phát triển các công ty... dịch vụ tƣ vấn, hỗ trợ các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (thay vì Nhà nƣớc phải đứng ra thành lập các cơ sở hỗ trợ thì chỉ cần hỗ trợ một phần cho các trung tâm này hoạt động).

Liên quan đến những hạn chế về hỗ trợ tài chính nên thực hiện hiệu quả hơn việc đầu tƣ tín dụng cho DN, tăng cƣờng hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp, thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Thứ nhất là nghiên cứu nới lỏng điều kiện vay vốn. Trên thực tế, đảm bảo an toàn thực sự cho vốn vay không phải là tài sản thế chấp mà chính là

57

tính khả thi và hiệu quả của phƣơng án SXKD của DN. Nếu ngân hàng thực hiện đƣợc việc đổi mới chính sách cho vay và cơ cấu tín dụng theo hƣớng căn cứ vào tình hình khả thi và hiệu quả của dự án, phƣơng án SXKD thì sẽ khắc phục đƣợc tình trạng thiếu tài sản thế chấp của DNVVN và nhƣ vậy sẽ mở rộng cửa hơn cho các DNVVN vay vốn.

Hai là, ngân hàng hợp tác chặt chẽ hơn với các tổ chức hiệp hội. Đây là tổ chức có nhiều thông tin về DNVVN, giúp ngân hàng rút ngắn thời gian ra quyết định cho vay. Đồng thời, các tổ chức này có thể cung cấp thông tin tình hình hoạt động DN vay vốn, tạo điều kiện cho DNVVN khắc phục những hạn chế về tài sản bảo đảm và năng lực chứng minh tài chính.

Ba là, Nhà nƣớc nên tiếp tục giảm lãi suất, mở rộng đối tƣợng đƣợc hƣởng hỗ trợ lãi suất để tạo điều kiện cho DN vay vốn triển khai các dự án trung và dài hạn.Việc vay vốn ngắn hạn thƣờng chỉ giúp DNVVN giải quyết những khó khăn trƣớc mắt mà không có điều kiện đầu tƣ mở rộng, hợp lý hóa sản xuất nhằm thực hiện những kế hoạch dài hơi.

Bốn là, cần sớm thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN nhằm bảo lãnh cho các DN có dự án khả thi đƣợc vay vốn tại các tổ chức tín dụng để đầu tƣ SXKD.

Năm là, tăng cƣờng việc giám sát quá trình sử dụng vốn vay để hạn chế tiêu cực. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần nghiên cứu xây dựng một quy trình cho vay phù hợp với đặc thù DNVVN với tiêu chí vừa bảo đảm an toàn cho nguồn vốn ngân hàng, vừa linh hoạt và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN tiếp cận vốn vay.

Song song với việc ban hành và thực thi các chính sách và chƣơng trình hỗ trợ, cần chú trọng tới việc xây dựng các tiêu chí đánh giá tác động của sự

58

hỗ trợ đối với DNVVN từ đó là cơ sở để nhìn nhận những hạn chế của công tác hỗ trợ và tìm các giải pháp nâng cao hiệu quả của các chính sách này.

59

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua DNVVN trên địa bàn Hà Tĩnh đã không ngừng phát triển và có nhiều đóng góp trong việc đẩy mạnh SXKD, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực; giữ vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM; tham gia GQVL cho ngƣời lao động, XĐGN; tạo môi trƣờng để thu hút đầu tƣ … Tuy nhiên, sự phát triển của khối doanh nghiệp này tại địa phƣơng chƣa thực sự tƣơng xứng với tiềm năng phát triển của tỉnh. Mặc dù, các chính sách hỗ trợ từ trung ƣơng và địa phƣơng đƣợc ban hành thực thi đã ghi nhận một số kết quả tích cực trong việc thúc đẩy phát triển khối DNVVN song còn tồn tại một số hạn chế: các chính sách còn quy định chung chung, thực sự thiết kế để phù hợp với đối tƣợng các DN này, các chính sách hỗ trợ tài chính (nhóm chính sách rất cần thiết đối với doanh nghiệp) còn hạn chế trong các quy định của ngân hàng về đối tƣợng đƣợc vay vốn, điều kiện cho vay, tài sản thế chấp..., chính sách hỗ trợ về pháp lý đã bƣớc đầu tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp xong còn nhiều thủ tục rƣờm rà, chậm chễ; chƣa có chính sách đủ mạnh để thúc đẩy doanh nghiệp đầu tƣ đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; các chính sách hỗ trợ chƣa có cơ chế và tiêu chí để đánh giá tác động phản hồi…

Nhận thức đƣợc các hạn chế này, một số giải pháp đã đƣợc tác giả đƣa ra nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ khối DNVVN trên địa bàn, tập trung vào định hƣớng chiến lƣợc để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng cƣờng kết hợp giữa hỗ trợ trực tiếp và hỗ trợ gián tiếp (nâng cao chất lƣợng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ lãi suất, miễn giảm thuế…), đặc biệt chú trọng nâng cao hiệu quả của chính sách hỗ trợ tài chính, một trong những chính sách hỗ trợ rất cần thiết cho doanh nghiệp. Song song với các giải pháp này, việc xây dựng các

60

tiêu chí đánh giá tác động của các chính sách hỗ trợ đối với sự phát triển của doanh nghiệp cũng nhƣ cơ chế phản hồi tác động đối với các chính sách là rất cần thiết.

61

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Tĩnh (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)