Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa lily tại ba bể - bắc kạn .pdf (Trang 25 - 33)

1.4.1. Tình hình sn xut và tiêu th hoa Vit Nam

Việt Nam có điều kiện khí hậu phù hợp cho nhiều loài hoa và cây cảnh phát triển. Tính đến năm 2005, nước ta có khoảng 13.200ha diện tích trồng hoa cây cảnh (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2007)[2]. Sản xuất hoa cho thu nhập cao, bình quân đ ạt khoảng 70-130 triệu đồng/ha nên rất nhiều địa phương trong cả nước đang mở rộng diện tích trồng hoa trên những vùng đất có tiềm năng.

Tại miền Bắc, sản xuất hoa tập trung ở một số địa phương: Thành Phố Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lao Cai, Sơn La và Hà Giang. Loại hoa sản xuất nhiều nhất ở vùng này là hoa Cúc, chiếm khoảng 35%, thứ 2 là hoa Hồng chiếm 32%; còn lại là các loại hoa khác, như: Lay ơn, Đồng tiền, Cẩm

chướng, Huệ, Lan... . Vùng sản xuất nhiều hoa như : Tây Tựu-Từ Liêm-Hà Nội: 330ha; Vĩnh Phúc 867ha; H ải Phòng : 755ha; Hoành Bồ - Quảng Ninh 10ha; Lào Cai 95,7ha; Sơn La 22ha, Hà Giang 18ha.

Các tỉnh phía Nam, Thành Phố Hồ Chí Minh là địa phương có diện tích trồng hoa cây cảnh lớn khoảng 700ha, với 1.400 hộ sản xuất trên 8 quận huyện, các loại hoa trồng chính là: hồng môn, lay ơn, đồng tiền, thiên điểu... Lâm Đồng được coi là trung tâm sản xuất hoa cắt cành lớn nhất cả nước, với diện tích trồng hoa cây cảnh năm 2005 là 2027ha. Hoa được sản xuất chủ yếu ở Thành Phố Đà Lạt, các xã Hiệp Thành, Hiệp An, sản lượng hoa khoảng 640 triệu cành. Nghề trồng hoa ở Đà Lạt đang có xu hướng phát triển mạnh, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, sử dụng giống mới, cải tiến quy trình canh tác, áp dụng các loại phân bón thế hệ mới với đặc tính phân giải chậm, sử dụng các vật liệu hỗ trợ sản xuất…. nhưng ứng dụng mang lại hiệu quả rõ rệt nhất là sản xuất hoa trong nhà màng, sử dụng các hệ thống tưới cải tiến và sử dụng giống thông qua kỹ thuật nhân cấy mô thực vật (Nguyễn Văn Tới, 2007)[19].

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của nước ta tăng trưởng ổn định trong suốt 12 năm qua; so năm 1994, diện tích hoa cây cảnh năm 2006 tăng 3,8 lần (diện tích hoa cây cảnh năm 1994: 3.500ha, năm 2006 : 13.400ha) giá trịtăng 6 lần, đạt 1.045 tỷ đồng (Đỗ Tuấn Khiêm, 2007)[9]. Hiệu quả kinh tế từ trồng hoa gấp 10 lần so với lúa và 7 lần so với cây trồng khác; nếu đầu tư 28 triệu cho 1 ha hoa thì lợi nhuận thu được 90 triệu đồng (Nguyễn Xuân Linh, 1998)[10].

Mặc dù diện tích trồng hoa cây cảnh ở nước ta tăng, nhưng việc sử dụng hoa cắt ở nước ta chưa nhiều, bình quân khoảng 1USD/người/năm, so sánh với các nước khác trên thế giới, như: Mỹ, Đức, Nhật, Hà Lan, Ytalia...(bình quân 1 người 16,6USD/năm) thì nư ớc ta sử dụng hoa cắt còn rất ít. Tiêu thụ hoa trong nước đa dạng về chủng loại, nhưng chất lượng hoa thấp, giá rẻ, hiệu

quả kinh tế không cao; hoa được tiêu thụ tập trung chủ yếu vào những ngày lễ, tết, các ngày kỷ niệm. Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu được một số loại hoa cắt cành như : hồng, phong lan, cúc, đồng tiền, cẩm chướng, Lily sang Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Australia, ả rập, nhưng số lượng chưa nhiều bình quân khoảng 10 triệu USD/năm. Sở dĩ sản phẩm hoa cây cảnh của Việt Nam khó thâm nhập thị trường thế giới là do chủng loại, chất lượng, kích cỡ không đồng đều, chưa đáp ứng được thị hiếu của khách hàng quốc tế.

1.4.2. Tình hình sn xut và nghiên cu hoa Lily Vit Nam

1.4.2.1. Tình hình nghiên cứu hoa Lily ở Việt Nam

Việt Nam có 2 loài Lilium hoang dại: L.browii F.E. Brown var. Cochesteri Wils mọc trên núi đá, các đồi cỏ ở Bắc Thái, Cao Lạng (nay là tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng và Lạng Sơn) và loài L.poilaneigag.nep

xuất hiện ở đồi cỏ Sa Pa-Hoàng Liên Sơn (nay là tỉnh Lao Cai) (Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến, 1978; Lê Quang Long và CS, 2006)[3], [11]. Tuy nhiên, các giống Lily trồng ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được nhập nội từ Hà Lan, Đài Loan hoặc Trung Quốc. Nghiên cứu về hoa Lily tập trung ở một số hướng: khảo nghiệm để lựa chọn được những giống nhập nội phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng; nghiên cứu sản xuất củ giống bằng kỹ thuật in vitro, nuôi cấy bioreator...bên cạnh đó, nghiên cứu kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa Lily cũng được quan tâm.

Nghiên cứu khảo nghiệm hoa Lily được thực hiện ở nhiều vùng phía Bắc bước đầu đã thu được kết quả khả quan (Trần Duy Quý, 2004)[15].

Kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Văn Đông từ năm 2002 đến năm 2004 đã xác đ ịnh được 3 giống Lily: Tiber, Siberia và Acapulco có khả năng trồng phù hợp ở khu vực phía Bắc; kết quả khảo nghiệm tại các tỉnh Lạng Sơn, Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên... đã kh ẳng định được 2 giống Tiber và Sorbonne sinh trưởng, phát triển tốt tại địa phương...

Nghiên cứu sản xuất giống Lily ở Việt Nam cũng đem lại một số kết quả nhất định, như: Nghiên cứu phương pháp tạo củ in vitro trên một số giống hoa Lily nhập nội (Nguyễn Thái Hà và CS, 2003)[8]. Nghiên cứu khả năng tạo củ của Lily bằng cách tạo củ sơ cấp Lily trong ống nghiệm (Hà Thị Thuý và CS, 2005)[18]. Nghiên cứu nhân giống củ Lily bằng kỹ thuật in vitro nuôi cấy trong môi trườn g cơ bản (MS) có bổ sung 12% đường sacaroza, nhiệt độ phòng 25-270C, độ ẩm 70%, cường độ chiếu sáng 3000lux do tác giả Nguyễn Thị Lý Anh Viện Sinh học Nông nghiệp-Trường Đại học Nông nghiệp I. Kết quả cho thấy các cây trồng từ củ in vitro có khối lượng trên 1g/củ và được xử lý ở nhiệt độ 50C trong 3 tháng đã sinh trư ởng, phát triển tốt và có chất lượng củ thu hoạch cao (Nguyễn Thị Lý Anh, 2005)[1].

Nghiên cứu về một số giải pháp kỹ thuật: sử dụng chất kích thích sinh trưởng, bón phân qua lá, che bóng cho cây... thực hiện ở Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn...đã xác định được một số chất kích thích sinh trưởng: GA3 có tác dụng làm tăng chất lượng hoa (Đỗ Tuấn Khiêm, 2007)[9], chế phẩm kích thích sinh trưởng Atonik có tác dụng tốt đến sinh trưởng và chất lượng hoa (Phạm Thị Mai Chinh, 2007)[4], giống hoa lily sorbonne thể hiện tính ưu việt về chỉ tiêu sinh trưởng phát triển và chất lượng tại Ba Bể - Bắc Kạn (Nguyễn Văn Tấp, 2009)[17].

1.4.2.2. Tình hình sản xuất hoa Lily ở Việt Nam

a. Tình hình sản xuất hoa Lily trong nước

So sánh với chủng loại hoa khác thì sản xuất hoa Lily ở nước ta chiếm một tỷ lệ thấp về cả diện tích và số lượng.

Đà Lạt là nơi hiện đang có diện tích trồng hoa Lily nhiều nhất so với các địa phương khác trong cả nước, chiếm khoảng 8% trong tổng diện tích trồng hoa. Tình hình phát triển hoa Lily ở Đà Lạt khá thuận lợi, do có điều kiện ngoại cảnh phù hợp cho sự phát triển của các giống hoa. Hơn nữa Đà Lạt có kỹ thuật

trồng hoa Lily cao hơn những vùng khác, nên hoa sinh trưởng phát triển tốt, chất lượng hoa đồng đều. Lily là một trong những loại hoa đem lại hiệu quả kinh tế cao cho một số công ty hoa ở Đà Lạt. ở đây có một công ty nước ngoài đầu tư sản xuất hoa Lily từ năm 1994, diện tích trồng hoa Lily khoảng 4 ha, mỗi năm cung cấp cho thị trường 3 triệu cành.

Hiện nay, một số tỉnh miền núi phía Bắc, như: Lạng Sơn, Sơn La, Bắc Kạn, Hoà Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Thái Nguyên.... đã tiến hành sản xuất một số giống Lily thương mại: Tiber, Sorbonne, Siberia, Acapulco, Stargazer, Yelloween, Starfighter.... nhưng mới ở quy mô thử nghiệm nhỏ, chưa đưa ra sản xuất đại trà.

Nhìn chung, việc sản xuất hoa Lily của nước ta còn nhiều hạn chế về diện tích, năng suất và sản lượng, dẫn tới giá thành hoa cắt còn khá cao, trung bình 20.000-30.000 đồng/cành Lily; dịp lễ, tết có thể lên tới 50.000 đồng/cành thậm chí 80.000đồng/cành.

b. Tình hình sản xuất hoa ở Bắc Kạn

Nghề trồng hoa ở tỉnh Bắc Kạn chưa phát triển, quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Hoa được trồng ở một số phường, xã của Thị xã Bắc Kạn: phường Sông Cầu, xã Huyền Tụng và xã Dương Quang. Số lượng và chủng loại ít, chủ yếu là hoa Hồng và hoa Cúc. Hai năm gần đây (2005-2006) tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành trồng thử nghiệm một số loài hoa có giá trị kinh tế cao như: hoa Lily, Cẩm chướng, Tuy líp, Đồng tiền, Layơn... bước đầu thu được kết quả khá khả quan; xác định được một số giống hoa tương đối phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. Năm 2007, một số hộ dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã đ ầu tư trồng hoa Lily, với diện tích khoảng 0,5ha (tương đương 100.000 củ giống). Tuy nhiên, với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, nghề trồng hoa ở Bắc Kạn chưa thực sự có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

1.4.2.3. Một số đặc điểm chung của nghề trồng Lily ở Việt Nam

Ngành sản xuất hoa nói chung, sản xuất Lily nói riêng ở nước ta còn nhiều tồn tại:

- Về quy mô: các cơ sở sản xuất hoa cắt cành ở nước ta ở quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, manh mún, tản mạn, sản xuất đơn lẻ, diện tích 1.000-2.000 m2/hộ.

- Về kỹ thuật: Kỹ thuật sản xuất lạc hậu, dựa vào kinh nghiệm là chính, nhân giống bằng phương pháp cổ truyền: gieo hạt, trồng bằng củ, mầm nên giống dễ bị thoái hoá, chất lượng hoa kém. Đầu tư khoa học kỹ thuật còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới; chủ yếu là sản xuất ngoài tự nhiên; tính đến năm 2005, tỉ lệ diện tích hoa cây cảnh áp dụng biện pháp tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới chỉ đạt khoảng 35%, diện tích trồng hoa cây cảnh trong nhà có mái che chiếm 5% (Đỗ Tuấn Khiêm, 2007)[9], trong đó tập trung chính ở Lâm Đồng với 650ha diện tích trồng hoa trong nhà màng (Nguyễn Văn Tới, 2007)[19]. Chính vì vậy mà nghề sản xuất hoa dù có thu nhập cao, nhưng cũng g ặp khá nhiều rủi ro và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.

- Các giống hoa chủ yếu nhập nội từ nước ngoài, bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng chủ yếu lại bằng con đường không chính thức nên rất khó khăn cho việc quản lý chất lượng giống, bị động sản xuất, giá thành sản phẩm cao.

- Chưa có sự chỉ đạo thống nhất, sản xuất thiếu tính đồng bộ. - Diện tích ít, sản lượng thấp, chất lượng hoa chưa cao.

1.4.2.4. Triển vọng của nghề trồng Lily ởnước ta

Hoa Lily mới phát triển mấy năm gần đây ở nước ta nhưng đã đư ợc nhiều người yêu thích, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng.

Hiện nay, ở Việt Nam, Lily được xếp vào loại hoa cao cấp, thường đắt hơn 10-15 lần so với các loại hoa thông thường như: cúc, hồng, cẩm chướng, chỉ đắt sau phong lan và địa lan (Đặng Văn Đông và Đinh Thế Lộc, 2004)[7]. Với nhu cầu tiêu thụ hoa của thị trường như trên, Việt Nam có nhiều cơ hội để sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ hoa ở trong nước và trên thế giới.

1.4.3. Nhng thân lợi, khó khăn và phương hướng sn xut hoa Vit

Nam

Kết quả nghiên cứu đề tài “ Điều tra khả năng phát triển hoa ở khu vực miền Bắc Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Xuân Linh (Viện di truyền nông nghiệp Việt Nam) đã th ực hiện trong 2 năm 1996-1997. PGS.TS Nguyễn Xuân Linh đã đưa ra những đánh giá sau:

* Những điều kiện thuận lợi của sản xuất hoa ở Vịêt Nam

- Việt Nam là một nước nông nghiệp, diện tích tự nhiên lớn, 80% dân số sống bằng nghề nông, nông dân cần cù, giàu kinh nghiệm sản xuất, nghề trồng hoa có từ lâu đời.

- Thị trường tiêu thụ hoa ngày càng được mở rộng, có tiềm năng xuất khẩu hoa ra các nước khác.

- Một số loại hoa họ nhiệt đới có nguồn gốc ở Vịêt Nam thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng.

- Nhà nước đang khuyến khích phát triển hoa để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

* Những khó khăn của sản xuất hoa Việt Nam

- Khí hậu miền Bắc nóng, ẩm về mùa hè đặc biệt trong các tháng từ tháng 5 đến tháng 8, mùa đông thì có gió mùa Đông B ắc lạnh, độ chiếu sáng ngắn, yếu. Miền Nam quanh năm nóng ẩm, có mùa đông khô và mùa nóng

mưa, ẩm độ cao, điều kiện khí hậu không thuận lợi cho các cây hoa có nguồn gốc ôn đới.

- Chưa có các giống hoa chất lượng cao, thích ứng với điều kiện của vùng. Tuy một số vùng có một số giống hoa đẹp, quý như trà, lan, Anthirium nhưng ở dạng hoa dại nên không thể cạnh tranh được với các dạng hoa lai tạo có màu sắc sặc sỡ và chưa có chỗ đứng trên thị trường thế giới.

- Sản xuất hoa tản mạn, các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất bảo quản hoa chưa được áp dụng rộng rãi.

- Thiếu các phương tiện, thiết bị bảo vệ hoa trong điều kiện nắng nóng, mưa, bão... như nhà kính, nhà lưới, nhà che.

- Thị trường hoa chưa phát triển trong cả nước và xuất khẩu

- Những đội ngũ cán bộ khoa học về cây hoa chưa được đào tạo đầy đủ. - Nhà nước chưa có bản quyền về giống cây trồng nói chung và về cây hoa nói riêng. Từ đó hạn chế việc trau dồi, đầu tư giống hoa của các nước vào Việt Nam.

* Phương hướng phát triển sản xuất cây hoa ở Việt Nam

- Nhà nước cần đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển hoa ở Vịêt Nam, khai thác hợp lý, tận dụng tiềm năng, khắc phục những hạn chế, khó khăn, đem lại hiệu quả cao cho sản xuất hoa ở nước ta.

- Trước mắt tập trung nghiên cứu, cải tiến giống, đầu tư phát triển các loài hoa nhiệt đới quý, đẹp được thị trường chấp nhận, có khả năng thích ứng điều kiện tự nhiên của vùng, phát triển các giống hoa ôn đới theo mùa vụ cho các vùng có khí hậu thích hợp.

- Tăng cường đào tạo cán bộ về hoa, áp dụng các tiến bộ về sản xuất, bảo quản, chế biến hoa của thế giới vào điều kiện sản xuất hoa của vùng.

- Tạo cơ sở kỹ thuật cho sản xuất, chế biến, bảo quản hoa như nhà lưới, nhà kính, nhà che cây hoa, kho lạnh, bến bãi, bảo quản, lưu giữ phục vụ xuất khẩu hoa.

- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ hoa

- Ra đời luật bản quyền về giống cây trồng

1.5. Đặc tính sinh vật học, yêu cầu sinh thái và phương pháp nhân giống của cây hoa lily.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa lily tại ba bể - bắc kạn .pdf (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)