Nghiên cứu ảnh hưởng của cỡ củ đến năng suất chất lượng hoa lily

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa lily tại ba bể - bắc kạn .pdf (Trang 90 - 99)

Sorbonne

3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của cỡ củ đến động thái tăng trưởng chiều

cao cây của giống hoa lily Sorbonne

Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hoa và là một trong những tiêu chuẩn xuất khẩu. Chiều cao cây phụ thuộc vào chiều dài lóng, số lá trên thân và điều kiện ngoại cảnh. Mỗi một cỡ củ trồng có số lá khác nhau dẫn đến số lóng khác nhau, do đó trong cùng điều kiện ngoại cảnh nhưng trồng với các cỡ củ khác nhau thì chiều cao cây khác nhau. Theo dõi chiều cao cây của các cỡ củ khác nhau của giống hoa lily Sorbonne từ khi mọc mầm đến khi chiều cao cây ổn định chúng tôi đã thu được kết quả thể hiện qua bảng 3.15:

Bảng 3.15: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống hoa lily

Sorbonne ở các cỡ củ khác nhau Đơn vị: cm Cỡ củ Số ngày sau trồng 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Chu vi 16-18 12,4 26,6 44,9 64,2 79,4 93,3 98,4 101 104,6 108,6 Chu vi 18-20 (đ/c) 13,9 31,6 46,1 66,7 83,1 97,6 104,2 106,5 110,3 112,2 Chu vi 20+ 15,8 32,2 49,8 71,2 90,4 100,9 106,1 115,4 119,6 121,9 CV (%) 5,2

Qua kết quả thu được ở bảng 3.15 cho thấy: Sau trồng 10 ngày công thức trồng cỡ củ 20+ có chiều cao cây cao nhất (15,8cm), tiếp đến là công thức trồng cỡ củ 18-20 (13,9cm) thấp nhất là công thức trồng cỡ củ 16-18 (12,4cm). Những ngày sau các công thức thí nghiệm tăng chiều cao đồng đều và không có sự biến đổi thứ tự và đạt chiều cao tối đa sau trồng 100 ngày. Chiều cao tối đa của công thức trồng cỡ củ 20+ cao nhất đạt 121,9cm sau trồng 100 ngày, chiều cao của công thức trồng cỡ củ 18-20 đạt 112,3cm, thấp nhất là công thức trồng cỡ củ 16- 18 chiều cao cây cuối cùng đạt 108,6cm.

3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của cỡ củ đến động thái ra lá của giống hoa

lily Sorbonne

Lá là bộ phận chính của cây để quang hợp biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành những chất cần thiết cung cấp cho mọi nhu cầu của cây trồng. Vì vậy thời gian ra lá, tốc độ ra lá, số lá trên cây đều ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng cũng như chất lượng hoa của cây. Qua theo dõi động thái ra lá của giống lily sorbonne thí nghiệm từ khi trồng đến khi bộ lá ổn định chúng tôi thu được kết quả thể hiện qua bảng 3.16:

Bảng 3.16: Động thái tăng trưởng số lá của giống hoa lily Sorbonne ở các cỡ củ khác nhau Đơn vị: lá/cây Cỡ củ Số ngày sau trồng 10 20 30 40 60 70 Chu vi 16-18 3,9 20,1 29,4 38,4 45,7 47,3* Chu vi 18-20 (đ/c) 4,2 21,6 34,6 45,2 53,9 54,6- Chu vi 20+ 9,5 27,3 37,3 46,8 55,9 55,9ns CV (%) 5,1 LSD.05 6,1

Qua kết quả thu được ở bảng 3.16 cho thấy: Sau trồng 10 ngày công thức trồng cỡ củ 20+ có số lá nhiều nhất (9,5 lá/cây), tiếp đến là công thức trồng cỡ củ 18-20 (4,2 lá) thấp nhất là công thức trồng cỡ củ 16-18 (3,9 lá). Sau trồng 20 ngày số lá của các công thức thí nghiệm tăng đồng đều và đạt tối đa sau trồng 70 ngày. Cao nhất là công thức trồng cỡ củ 20+ đạt 55,9 lá, số lá của công thức trồng cỡ củ 18-20 54,6 lá, thấp nhất là công thức trồng cỡ củ 16-18 số lá đạt 47,3 lá.

Để có kết quả chính xác chúng tôi tiến hành xử lý thống kê và thu được kết quả sau: công thức trồng cỡ củ 16-18 có số lá/cây ít hơn công thức trồng cỡ củ 18- 20 chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Công thức trồng cỡ củ 18-20 và công thức trồng cỡ củ 20+ có số lá/cây tương đương nhau ở mức độ tin cậy 95%.

3.3.3. Ảnh hưởng của các cỡ củ trng đến các giai đoạn sinh trưởng và

phát triển của giống hoa lily Sorbonne

Nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng và đặc điểm của từng giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều khiển các biện pháp kỹ thuật để làm tăng năng suất chất lượng hoa. Kết quả theo dõi các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các công thức cỡ củ khác nhau chúng tôi thu được kết quả thể hiện qua bảng 3.17:

Bảng 3.17: Ảnh hưởng của các cỡ củ đến các giai đoạn sinh trưởng

và phát triển của giống hoa lily Sorbonne

Cỡ củ

Thời gian từ trồng đến ………(ngày)

Ra nụ Nụ thứ nhất có màu Nở hoa 10% 50% 80% 10% 50% 80% 10% 50% 80% Chu vi 16-18 27,3 28,7 31,3 103, 3 106, 3 108, 7 112 115 117, 7 Chu vi 18-20 26,7 28 30,3 101, 104, 107 110 112, 115

(đ/c) 3 3 3 Chu vi 20+ 25,7 27 29,3 101, 3 104, 3 106, 7 109 111, 7 114, 7

Qua kết quả thu được ở bảng 3.17 cho thấy: Thời gian từ khi trồng đến khi ra nụ 10% công thức trồng cỡ củ 16-18 có thời gian dài nhất (27,3 ngày), công thức trồng cỡ củ 18-20 có thời gian 26,7 ngày, ngắn nhất là công thức trồng cỡ củ 20+ thời gian từ trồng đến 10% số cây ra nụ là 25,7 ngày.

Thời gian từ trồng đến khi ra nụ đạt tỷ lệ 50% của công thức trồng cỡ củ 16-18 vẫn dài nhất 28,7 ngày và ngắn nhất vẫn là công thức trồng cỡ củ 20+ chỉ mất 27 ngày. Thời gian 80% số cây ra nụ của công thức trồng cỡ củ 20+ là sớm nhất chỉ sau 29,3 ngày tiếp đến là công thức trồng cỡ củ 18-20 mất 30,3 ngày, muộn nhất là công thức trồng cỡ củ 16-18 sau 31,3 ngày.

Thời gian từ khi trồng đến khi 10% nụ thứ nhất có màu của công thức trồng cỡ củ 16-18 là dài nhất (103,3 ngày), thời gian này cô ng thức trồng cỡ củ 18-20 và công thức trồng cỡ củ 20+ là tương đương nhau 101,2 ngày.

Thời gian từ trồng đến khi 50% nụ thứ nhất có màu cũng tương tự như 10% nụ thứ nhất có màu, công thức trồng cỡ củ 18-20 và công thức trồng cỡ củ 20+ là tương đương nhau là 104,3 ngày và ngắn hơn công thức trồng cỡ củ 16-18 công thức trồng cỡ củ 18-20 ngày (106,3 ngày).

Thời gian từ khi trồng đến khi nụ thứ nhất có màu đạt tỷ lệ 80% của công thức trồng cỡ củ 16-18 là dài nhất (108,7 ngày), tiếp theo là công thức trồng cỡ củ 18-20 (107 ngày), ngắn nhất là công thức trồng cỡ củ 20+ (106,7 ngày).

Thời gian từ khi trồng đến khi nở hoa của các công thức thí nghiệm cũng biến động tương tự như khi ra nụ và nụ thứ nhất có màu. Thời gian từ trồng đến khi hoa nở đạt tỷ lệ 10%, 50%, 80% của công thức trồng cỡ củ 16-18 là muộn nhất tiếp đến là công thức trồng cỡ củ 18-20 và sớm nhất là công thức trồng cỡ củ 20+. Điều này đồng nghĩa là thời gian sinh trưởng của công thức trồng cỡ củ 16-18 là dài nhất (117,7 ngày khi hoa nở đạt tỷ lệ 80%), tiếp theo

là công thức trồng cỡ củ 18-20 (115 ngày khi hoa nở đạt tỷ lệ 80%), sớm nhất là công thức trồng cỡ củ 20+ (114,7 ngày khi hoa nở đạt tỷ lệ 80%).

3.3.4. Ảnh hưởng của các cỡ củ trồng đến một số chỉ tiêu về hoa của giống

hoa lily Sorbonne

Để một giống lily có năng suất,chất lượng cao thì ngoài các biện pháp kỹ thuật và điều kiện tối ưu cho cây sinh trưởng và phát triển thì cần chọn được giống hoa phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi sản xuất. Các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng hoa phụ thuộc phần nhiều vào chất lượng củ giống đem trồng. Số nụ/cây và số hoa/cây là hai chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng suất, chất lượng hoa. Đối với sản xuất hoa lily hai chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào cỡ củ trồng do đó khi tiến hành nghiên cứu đề tài này chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu về hoa và thu được kết quả ở bảng 3.18:

Bảng 3.18: Ảnh hưởng của các cỡ củ trồng đến một số chỉ tiêu về hoa của

giống hoa lily Sorbonne

Chỉ tiêu Công thức Số nụ hoa (nụ/cây) Số hoa (hoa/cây) Hoa loại 1 (%) Hoa loại 2 (%) Hoa loại 3 (%) Chu vi 16-18 4,5 4,4* 18 69,5 12,5 Chu vi 18-20 (đ/c) 6,4 6,4- 82,4 16 1,6 Chu vi 20+ 8,0 7,9* 100 0 0 CV (%) 7,7 LSD.05 1,1

Qua bảng 3.18 cho thấy: Số nụ/cây và số hoa/cây của các công thức thí nghiệm có sự khác nhau rõ rệt. Công thức trồng cỡ củ 16-18 có số nụ/cây thấp nhất chỉ đạt 4,6 nụ/cây, công thức trồng cỡ củ 18-20 có số nụ/cây đạt 6,4 nụ/cây, cao nhất là công thức trồng cỡ củ 20+ đạt 8 nụ/cây. Khi tiến hành xử lý thống kê chỉ tiêu số hoa/cây tôi thu được kết quả sau: công thức trồng cỡ củ

16-18 có số hoa/cây nhỏ hơn công thức trồng cỡ củ 18-20 chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, đồng thời công thức trồng cỡ củ 20+ có số hoa/cây lớn hơn công thức trồng cỡ củ 18-20 chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Số hoa/cây của công thức trồng cỡ củ 16-18 là thấp nhất đồng nghĩa là tỷ lệ hoa loại 1 của công thức trồng cỡ củ 16-18 rất thấp chỉ đạt 18%, hoa loại 2 chiếm 69,5%, hoa loại 3 chiếm 12,5%. Công thức trồng cỡ củ 18-20 có tỷ lệ hoa loại 1 chiếm 82,3%, loại 2 chiếm 16%, loại 3 chiếm 1,7%. Công thức trồng cỡ củ 20+ có số hoa/cây cao nhất đồng thời cũng là công thức có tỷ lệ hoa loại 1 cao nhất đạt 100%.

3.3.5. Ảnh hưởng của các cỡ củ trồng đến các chỉ tiêu chất lượng giống

hoa lily Sorbonne

Ngày nay người ta không chỉ quan tâm đến số lượng mà chất lượng hoa cũng được đánh giá rất cao. Chất lượng hoa được hình thành dựa trên các chỉ tiêu: chiều dài thân, màu sắc, kích thước hoa…

Theo dõi ản h hưởn g của các cỡ củ đ ến chất lượn g g iốn g h o a lily Sorbonne vụ Thu Đông năm 2007 tại Ba Bể - Bắc Kạn chúng tôi thu được kết quả 3.19:

Bảng 3.19: Ảnh hưởng của các cỡ củ trồng đến các chỉ tiêu chất lượng

giống hoa lily Sorbonne

Đơn vị: cm

Công thức

Chiều cao

phân cành Kích thước lá Chu vi thân Đường kính hoa Chiều dài Chiều

rộng Chu vi 16-18 50,13 13,03 3,6 3,1 18,4* Chu vi 18-20 (đ/c) 54,1 13,34 3,92 3,6 19,6- Chu vi 20+ 58,4 14,92 4,04 3,8 20,4ns CV (%) 2,5

LSD.05 1,1

Qua bảng 3.19 cho thấy: Chiều cao phân cành của các công thức thí nghiệm có sự khác biệt rõ rệt. Chiều cao phân cành của công thức trồng cỡ củ 16-18 thấp nhất (50,13cm) tiếp đến là công thức trồng cỡ củ 18-20 (54,1cm), cao nhất là công thức trồng cỡ củ 20+ (58,4cm).

Chiều dài và chiều rộng lá của các công thức thí nghiệm biến động tỷ lệ thuận theo kích thước cỡ củ trồng. Cỡ củ trồng càng to thì kích thước lá càng lớn cả về chiều dài và chiều rộng. Công thức trồng cỡ củ 16-18 có kích thước lá nhỏ nhất (dài 13,03cm, rộng 3,6cm), công thức trồng cỡ củ 20+ có kích thước lá lớn nhất (dài 14,92cm, rộng 4,04cm).

Chu vi thân của công thức trồng cỡ củ 16-18 là nhỏ nhất (3,1cm), tiếp đến là công thức trồng cỡ củ 18-20 (3,6cm), lớn nhất là công thức trồng cỡ củ 20+ (3,8cm). Qua đây có thể thấy các chỉ tiêu chất lượng hoa của các công thức thí nghiệm đều khá cao.

Kết quả xử lý thống kê cho thấy: Đường kính hoa của công thức trồng cỡ củ 16-18 nhỏ hơn đường kính hoa của công thức trồng cỡ củ 18-20 chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, tuy nhiên đường kính hoa của công thức trồng cỡ củ 18-20 là tương đương với công thức trồng cỡ củ 20+ chắc chắn ở m ức độ tin cậy 95%.

3.3.6. Thành phần và tỷ lệ sâu bệnh hại trên các cỡ củ trồng

Bảng 3.20 : Tình hình sâu bệnh hại trên giống hoa lily Sorbonne lily thí

nghiệm

Công thức Bệnh hại (bệnh cháy lá) Sâu hại (rệp muội)

Tỷ lệ bệnh (%) Mật độ sâu (con/m2)

Chu vi 16-18 14,3 193

Chu vi 20+ 18,4 164

Qua bảng 3.20 cho thấy: Bệnh cháy lá xuất hiện ở các công thức cỡ củ. Công thức cỡ củ 16-18 bị thấp nhất (14,3%), tiếp đến là công thức trồng cỡ củ 18-20 (14,6%), cao nhất là công thức trồng cỡ củ 20+ (18,4%).

Rệp gây hại chủ yếu vào giai đoạn ra nụ và phân cành phát sinh nhanh nhưng do phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lý nên rệp không gây ảnh hưởng lớn đến năng suất hoa. Công thức trồng cỡ củ 18-20 bị hại thấp nhất (157 con/m2), tiếp đến là công thức trồng cỡ củ 20+ (164 con/m2

), cao nhất là công thức trồng cỡ củ 16-18 (193 con/m2).

3.3.7. Ảnh hưởng của các cỡ củ đến độ bền giống hoa lily Sorbonne

Lily thuộc loài hoa có độ bền hoa cao hơn rất nhiều so với các loài hoa khác. Theo dõi thời gian hoa tàn giúp chúng ta xác định thời gian bảo quản phù hợp nhằm nâng cao chất lượng hoa, mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng hoa.

Độ bền hoa được tính từ khi nụ thứ nhất có màu trở đi. Theo dõi độ bền hoa của các công thức thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả được trình bày ở bảng 3.21

Bảng 3.21: Ảnh hưởng của các cỡ củ đến độ bền hoa lily sorbonne

Đơn vị: ngày

Cỡ củ

Độ bền hoa tự nhiên Độ bền hoa cắt cắm

Bông đầu tiên nở Bông đầu tiên tàn Bông cuối cùng tàn Bông đầu tiên nở Bông đầu tiên tàn Bông cuối cùng tàn Chu vi 16-18 3,7 13,5 24,1 3,3 13,1 22,7 Chu vi 18-20 (đ/c) 4,1 13,7 26,3 3 13,6 26

Chu vi 20+ 3,4 14,3 27,8 3,4 14,3 27

Phương pháp để hoa tự nhiên (Độ bền hoa tự nhiên): Có thời gian từ khi nụ thứ nhất dưới gốc có màu đến khi nở bông đầu tiên của công thức trồng cỡ củ 20+ là 3,4 ngày, của công thức trồng cỡ củ 16-18 là 3,7 ngày đều sớm hơn công thức trồng cỡ củ 18-20 (4,1 ngày). Thời gian từ nụ thứ nhất có màu đến khi tàn bông đầu tiên của công thức trồng cỡ củ 16-18 là 13,5 ngày, công thức trồng cỡ củ 18-20 là 13,7 ngày, đều thấp hơn công thức trồng cỡ củ 20+. Thời gian từ khi nụ thứ nhất có màu đến khi tàn cả cành hoa của công thức trồng cỡ củ 16-18 và công thức trồng cỡ củ 18-20 là 24,1 ngày và 26,3 ngày đều ngắn hơn công thức trồng cỡ củ 20+.

Phương pháp cắt hoa cắm trong lọ nước sạch (độ bền hoa cắt cắm): Thời gian từ khi cắt đến khi nở bông đầu tiên của công thức trồng cỡ củ 18-20 là sớm nhất sau 3 ngày, tiếp theo là công thức trồng cỡ củ 16-18 sau 3,3ngày, công thức trồng cỡ củ 20+ sau công thức trồng cỡ củ 20+ 4 ngày. Thời gian từ khi cắt đến khi hoa tàn bông đầu tiên của công thức trồng cỡ củ 16-18 là 13,1 ngày, ngắn hơn công thức trồng cỡ củ 18-20 (13,6 ngày) và đều ngắn hơn công thức trồng cỡ củ 20+ (14,3 ngày). Thời gian tàn cả cành hoa của công thức trồng cỡ củ 16-18 ngắn nhất (22,7 ngày), tiếp theo là công thức trồng cỡ củ 18-20 (26 ngày), cuối cùng là công thức trồng cỡ củ 20+ (27 ngày).

Như vậy phương pháp để hoa tự nhiên có thời gian từ khi nụ thứ nhất có màu đến khi tàn cả cành hoa của công thức thí nghiệm biến động từ 24,1 – 27,8 ngày, dài hơn so với phương pháp cắt hoa cắm trong lọ nước sạch (22,7 – 27 ngày).

Qua thí nghiệm ta nhận thấy rằng độ bền của hoa lily tỷ lệ thuận theo kích thước củ giống đem trồng. Tuy nhiên trong quá trình theo dõi tôi nhận thấy rằng: mặc dù công thức trồng cỡ củ 20+ có số nụ nhiều nhất và độ bền

hoa lâu nhất nhưng do số nụ hoa tương đối cao, dinh dưỡng trong cành hoa thì có giới hạn nên khi cắt hoa cắm trong lọ nước sạch những nụ hoa nở sau rất bé và xấu dường như không còn giá trị sử dụng. Chính vì vậy khi tiến hành theo dõi độ bền hoa tôi nhận định rằng số lượng hoa quá cao cũng không đồng nghĩa với tăng giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của cành hoa.

Từ các kết quả theo dõi trên cho chúng ta có thể sơ bộ kết luận rằng công thức trồng cỡ củ 18 – 20 mang lại giá trị cao nhất bởi có nó có sự kết hợp hài hoà giữa thân, lá và hoa phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời đây là cỡ củ trồng có khả năng kháng sâu, bệnh t ương đối tốt. Công thức trồng cỡ củ 20+ có tỷ lệ hoa loại 1 cao nhất nhưng giá trị sử dụng không v ượt lên so

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa lily tại ba bể - bắc kạn .pdf (Trang 90 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)