Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia tam đảo khu vực thái nguyên.pdf (Trang 44 - 48)

2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1. Điều kiện tự nhiên

Đại Từ là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên. Huyện Đại Từ có diện tích tự nhiên là 57.790 ha. Huyện có 31 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm hai thị trấn Đại Từ, thị trấn Quân Chu và 29 xã. Dân số thống kê đến cuối năm 2008 là 42.307 hộ và 177.322 ngƣời. Các thành phần dân tộc đang sinh sống trên địa bàn huyện gồm: chủ yếu là ngƣời dân tộc Kinh, ngoài ra còn có các dân tộc anh em khác là Tày, Dao, Nùng, Sán Dìu, Sán Chí... cùng làm ăn sinh sống.

2.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Đại Từ có tọa độ địa lý: 21º30‟ đến 21º50‟ độ vĩ Bắc, 105º32‟ đến 105º42‟ độ kinh Đông.

 Phía Đông giáp với huyện Phú Lƣơng và TP. Thái Nguyên  Phía Tây giáp với tỉnh Tuyên Quang và Vĩnh Phúc

 Phía Bắc giáp với huyện Định Hoá  Phía Nam giáp với huyện Phổ Yên.

2.1.2. Đặc điểm địa hình

Đại Từ là huyện có địa hình tƣơng đối phức tạp thể hiện đặc trƣng của vùng trung du miền núi phía Bắc. Địa hình của huyện có thể chia làm 03 vùng khác nhau nhƣ sau:

- Vùng 1: Là vùng địa hình của dãy Tam Đảo, có cao trình từ 300 trở lên - Vùng 2: Là vùng của dãy núi thấp có cao trình từ 100m đến 300m. - Vùng 3: Là vùng thung lũng song song với dãy Tam Đảo.

Tổng diện tích của huyện đƣợc phân theo độ cao và độ dốc đƣợc thể hiện ở bảng 2.1

Bảng 2.1: Phân loại đất theo độ cao và theo độ dốc

STT Độ cao (m) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Độ dốc (o) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 > 300m 10.580 18% >15 35.947 62% 2 100 - 300 22.087 38% 8-15 6.343 11% 3 < 100m 25.123 44% < 8 15.500 27% Tổng 57.790 100% 57.790 100%

Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường Huyện Đại Từ - Thái Nguyên năm 2008

Thổ nhƣỡng: Trên địa bàn huyện đƣợc hình thành từ 4 nhóm đất chính và đƣợc trình bày dƣới bảng 2.2 sau đây:

Bảng 2.2: Các nhóm đất chính của huyện

STT Loại đất Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất xám mùn trên núi 16.400 28,37%

2 Đất Felarit phát triển trên đất đỏ biến chất 15.107 26,14% 3 Đất Felarit phát triển trên đất phù sa cổ 13.036 22,55%

4 Đất Gley phát triển trên đất phù sa cổ 13.247 22,94%

Tổng cộng 57.790 100%

Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Đại Từ - Thái Nguyên năm 2008

Qua số liệu của bảng 2.2 ta nhận thấy huyện Đại Từ có 4 loại đất chính và đƣợc phân bổ nhiều nhất là nhóm đất Felarit phát triển trên hai loại đất đó là đất đỏ biến chất và đất phù sa cổ. Đất Felarit có tổng diện tích là 28.143 ha và chiếm 48,69%. Xếp thứ hai là đất xám mùn trên núi có diện tích là 16.400 ha chiếm 28,37%. Còn lại là đất Gley phát triển trên nền đất phù sa cổ có diện tích 13.247 ha và chiếm 22,94%.

2.1.3. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Đại Từ năm 2008

Căn cứ vào mục đích sử dụng mà chúng ta có thể phân chia diện tích đất đai của huyện Đại Từ nhƣ sau:

Bảng 2.3: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Đại Từ năm 2008

STT Mục đích sử dụng Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên 57.790 100,00%

1. Đất nông - lâm nghiệp 44.832,22 77,58%

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 16.743,4 39,17%

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 8.217,72 49,08%

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 8.525,68 50,92%

1.2 Đất lâm nghiệp 27.269,72 60,83%

1.2.1 Đất rừng sản xuất 13.992,47 51,31%

1.2.2 Đất rừng phòng hộ 1.681,42 6,17%

1.2.3 Đất rừng đặc dụng 11.595,83 42,52%

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 819,1 1,83%

2. Đất phi nông nghiệp 8.725,66 15,09%

2.1 Đất ở 2.766,94 31,71%

2.2 Đất chuyên dụng 2.777,83 31,84%

2.3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 9,08 0,10%

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 159,14 1,82%

2.5 Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dung

2995,8 34,33%

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 16,87 0,19%

3. Đất chƣa sử dụng 4.232,12 7,43%

Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường Huyện Đại Từ - Thái Nguyên năm 2008

Trong tổng diện tích 57.790 ha đất tự nhiên của huyện thì có đến 77,58% là diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp của huyện Đại Từ theo thống kê đến cuối năm 2008 là 44.832,22 ha và trong đó diện tích đất trồng lúa chiếm 49,08%. Qua các thông số trên ta nhận thấy cây lúa vẫn là cây chủ đạo để phát triển kinh tế của huyện.

Đất lâm nghiệp của huyện là 27.269,72 ha đƣợc chia ra các loại: Đất rừng sản xuất là 13.992,47 ha, đất rừng phòng hộ là 1.681,42 ha và đất rừng đặc dụng là 11.595,83 ha. So với năm 2007 ta thấy chỉ có diện tích đất rừng đặc dụng là giữ nguyên đƣợc diện tích, còn lại cả hai diện tích rừng sản xuất và diện tích rừng phòng hộ là bị giảm về số lƣợng. So với năm 2007, diện tích đất rừng sản xuất giảm 244,55 ha và diện tích đất rừng phòng hộ giảm 505,71 ha. Đây là thực trạng đáng báo động để các cấp lãnh đạo huyện phải lƣu tâm.

Có thể nói thông qua hiện trạng sử dụng đất ta thấy việc phát triển kinh tế của huyện vẫn phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó diện tích đất dành cho lâm nghiệp chiếm tỷ lệ nhiều nhất là do đặc điểm địa hình của huyện tạo nên. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của huyện bởi rừng là nơi dự trữ và cung cấp phần lớn nƣớc cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp của toàn huyện và của bà con các dân tộc Tày, Sán Chí trên các khu vực có địa hình khá cao mà hệ thống thủy lợi không thể cung cấp đƣợc nƣớc cho kịp thời vụ.

2.1.4. Khí hậu, thời tiết, thuỷ văn

Khí hậu chia làm 2 mùa rất rõ rệt. Mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

 Nhiệt độ trung bình năm: 23ºC

 Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 29ºC  Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 16ºC  Lƣợng mƣa trung bình năm: 1.870mm/năm  Độ ẩm không khí trung bình: 78 - 90 (%)  Lƣợng nƣớc bốc hơi trung bình 980mm/năm

Hệ thống thủy văn: Đại Từ có điều kiện thuỷ văn rất thuận lợi: Có Sông Công chảy qua huyện với tổng chiều dài 24 km, Hồ Núi Cốc liền kề có diện tích tự nhiên 25 km2. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các con suối nằm

trên địa bàn các xã nhƣ: La Bằng, Quân Chu, Cát Nê, Phục Linh, Ký Phú, Văn Yên, Mỹ Yên, Hoàng Nông cung cấp và điều phối nƣớc tƣới, tiêu và nƣớc sinh hoạt cho ngƣời dân.

Có thể nói huyện Đại Từ có điều kiện về đất đai, khí hậu và nguồn nƣớc rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp với hai loại cây trồng chính là cây lúa và cây chè. Huyện có diện tích rừng bao phủ trên 61% vừa có chức năng điều hoà khí hậu, cung cấp nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt đồng thời mở ra tiềm năng phát triển kinh tế khi huyện đã và đang giao đất, giao rừng cho ngƣời dân địa phƣơng quản lý.

Một phần của tài liệu Tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia tam đảo khu vực thái nguyên.pdf (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)