Về hoạt động sử dụng vốn tài trợ các hoạt động xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ MỞ RỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NHNT HÀ NỘI(Vietcombank) (Trang 34 - 40)

3. Thực trạng hoạt động tín dung xuất nhập khẩu tại NHNTHà nội.

3.2. Về hoạt động sử dụng vốn tài trợ các hoạt động xuất nhập khẩu

Hoạt động tín dụng XNK tại Ngân hàng ngoại thương Hà Nội ngày càng diễn ra sôi nổi và đa dạng. Để đáp ứng nhu cầu vốn trong hoạt động XNK của các doanh

nghiệp, Ngân hàng đã tiến hành đa dạng hoá các hình thức tài trợ, áp dụng nhiều hình thức tài trợ mới, đồng thời không ngừng cải tiến các hình thức tài trợ mới.

Hiện nay, tại NHNT Hà Nội có áp dụng nhiều hình thức tín dụng tài trợ XNK, bao gồm:

• Cho vay phục vụ nhập khẩu, gồm có:

- Cho vay Ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị, hàng hoá, khuyến khích cho vay đối với những mặt hàng mà trong nước chưa sản xuất được.

-Cho vay bằng Đồng Việt Nam để mua Ngoại tệ phục vụ nhập khẩu. -Mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu, cho vay ký quỹ L/C.

-Bảo lãnh.

• Cho vay phục vụ xuất khẩu, gồm có:

- Cho vay vốn lưu động để thu mua, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu theo đúng L/C quy định, hợp đồng ngoại thương đã ký kết.

- Chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu.

Hiện nay tại NHNT Hà Nội chưa áp dụng các hình thức như tín dụng thuê mua, tín dụng chấp nhận hối phiếu, tín dụng bao thanh toán.

Hoạt động tài trợ xuất nhập là hoạt động sử dụng vốn chủ yếu của NHNT Hà Nội. Thực hiện phương châm mở rộng hoạt động tín dụng đồng thời bảo đảm an toàn vốn, lợi nhuận hợp lý, Chi nhánh đã nổ lực vươn lên đáp ứng yêu cầu về vốn cho các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn Thủ đô.

Dựa trên sự phân loại tín dụng tài trợ XNK theo các tiêu chí khác nhau ta đi sâu phân tích tình hình hoạt động tài trợ XNK tại NHNT Hà Nội:

* Theo thời hạn khoản tài trợ

Bảng 4: Doanh số cho vay tài trợ XNK tại NHNT Hà Nội

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002

1/Tín dụng Ngắn hạn 879426 895037 1459253

a-Đồng Việt Nam 380476 497327 739247

b-Ngoại tệ

34408 26419 46909

2/Tín dụng trung dài hạn 47273 40221 43340

a-Đồng Việt Nam 3233 19040 26272

b-Ngoại tệ 3037 1407 1112

Tổng số 926699 935260 1502593

(Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm của NHNT Hà Nội)

Cuối năm 2001, do sự biến động về tình hình chính trị thế giới, nguy cơ khủng bố tăng cao, đặc biệt là sự kiện ngày 11/9, đã làm ảnh hưởng đến hoạt động XNK của Việt Nam, do đó cũng làm ảnh hưởng đến doanh số cho vay của ngân hàng, năm 2001 doanh số cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ chỉ có 26419 nghìn USD giảm 23, 2% so với năm 2000.

Đầu năm 2002, ban giám đốc đã đặc biệt chú trọng đến công tác tín dung của Chi nhánh, đề ra nhiều biện pháp thiết thực, kết quả là doanh số cho vay đã tăng mạnh, tổng dư nợ đạt 1502593 triệu đồng, tăng 60,7% so với năm 2001. Đặc biệt tín dụng ngắn hạn đạt 1459253 triệu đồng, tăng 63% so với năm 2001, doanh số cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ tăng mạnh, đạt 46909 nghìn USD, tăng 77,6% so với năm 2001.

Tín dụng trung dài hạn cũng có sự tiến bộ đáng kể đạt 43340 triệu đồng, tăng 3119 triệu so với năm 2001.

Về cơ cấu cho vay qua biểu 1 ta thấy là tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay phục xuất nhập khâu. Năm 2002 cho vay ngắn hạn có sự tăng đột biến so với năm 2001 về doanh số cũng như cả 2 loại tiền VND, Ngoại tệ.

Biểu 2: Cơ cấu tín dụng theo theo thời hạn từ 2000 - 2002

* Xét hoạt động tài trợ XNK theo mặt hàng xuất khẩu hay nhập khẩu

Một nhiệm vụ quan trọng của Chi nhánh NHNT Hà Nội là phục vụ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá XNK. Do đó, Ngân hàng rất chú trọng đến hình thức cho vay theo mặt hàng. Các mặt hàng chủ yếu mà ngân hàng tài trợ là: - Về xuất khẩu: Chi nhánh chú trọng cho vay đối với các ngành có thế mạnh của nền kinh tế như hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ, giầy dép các loại, nông sản...

-Về nhập khẩu: Chi nhánh quan tâm chú ý đến hoạt động cho vay nhập khẩu máy móc, điện tử và linh kiện, thuốc chữa bệnh, hoá chất các loại...

Bảng 5: Cho vay tài trợ XNK theo mặt hàng tại NHNT Hà Nội

(Đơn vị: 1 triệu đồng, 1000USD)

Mặt hàng Dư nợ VND Dư nợ ngoại tệ

2000 2001 2002 2000 2001 2002

I/Hàng nhập khẩu 75502 65645 102194 28332 2471

0 37729

1. Máy móc 4552 5627 3066 5763 3016 9627

2. Sắt thép 20125 17501 25549 3250 2125 3521

3. Xe máy và linh kiện 7624 6984 5110 2115 6240 5615 4. Điện tử và linh kiện 23221 20153 34746 6410 8115 7428

5. Thuốc chữa bệnh 3294 2626 4088 584 518 921

6. Bông, sợi, vải 6427 10129 20439 1121 1237 2325

7. Hoá chất các loại 3721 1876 3066 610 2310 1015

8. Hàng khác 6538 749 6132 8479 1149 7277

II/Hàng xuất khẩu 258009 310578 520778

1. Cà phê 18515 21156 78117 2. Hàng lâm sản 125645 64520 130195 3. Hàng dệt may 84210 105273 155168 4. Hàng thủ công mỹ nghệ 24620 42520 104156 5. Hàng khác 5019 77109 53142 III/Cho vay khác 185340 187052 300519 Tổng số 518851 563275 923491 28332 2471 0 37729

(Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm của NHNT Hà nội)

NHNT Hà Nội không có sự phân biệt rõ ràng nào về nghành hàng được XNK. Tuy nhiên, do nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá nên các nhu cầu về máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến, hàng hoá vật tư là nhu cầu thiết thực. Vì vậy, theo khuyến cáo của Chính phủ, NHNT Hà Nội hạn chế tài trợ nhập các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ hoặc các mặt hàng mà các nhà sản xuất trong

nước có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa. Điều này góp phần bảo vệ nền sản xuất trong nước và thúc đẩy nền kinh tế đi lên.

Chi nhánh cho vay VNĐ đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu, mặt hàng dệt may và thủ công mỹ nghệ có tổng dư nợ cho vay nhiều nhất. Điều này rất phù hợp với cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vì đây là hai trong số 16 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất nước ta.

Dư nợ cho vay xuất khẩu trong năm 2002 tại NHNT Hà Nội đạt 520778 triệu đồng, tăng 66,7%. So với năm 2001, về nhập khẩu, do sự hồi phục của nền kinh tế nên nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị điện tử linh kiện của nền kinh tế tăng mạnh nên dư nợ cho vay bằng VND đạt 102194 triệu đồng, tăng 55,7% so với năm 2001, dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 37729 nghìn USD tăng 52,7% so với năm 2001.

Trong đó, máy móc các loại là mặt hàng có dư nợ cho vay nhiều nhất, năm 2002 cho vay ngoại tệ cho vay ngoại tệ để nhập khẩu máy móc đạt 9627 nghìn USD, tăng hơn 2 lần so với năm 2001. Đặc biệt có sự chuyển biến rõ về hình thức nhập khẩu, trong cơ cấu cho vay, cho vay phục vụ nhập khẩu máy móc chiếm vị trí hàng đầu, trong khi đó cho vay phục vụ nhập khẩu hàng tiêu dùng điện tử giảm, chỉ chiếm vị trí thứ 2.

* Về cơ cấu cho vay xuất khẩu so với nhập khẩu tại NHNT Hà Nội Bảng 6: Cơ cấu cho vay Xuất khẩu-Nhập khẩu tại NHNT Hà Nội

(Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng 1-Cho vay NK 486344 46,79 437629 52,48 681296 45,34 2-Cho vay XK 258009 31,2 310578 28,84 520778 34,66 3-Cho vay khác 185340 22 187052 19 300519 20 Tổng 92669 9 935260 1502593

Trong cơ cấu cho vay tại NHNT Hà Nội, doanh số cho vay nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất (Trung bình trên 45%). Tuy nhiên, trong 3 năm qua tỷ lệ này có xu hướng giảm dần, từ 52,48% vào năm 2000 còn 45,34% vào năm 2002.

Trong năm 2001, doanh số cho vay xuất khẩu đã tăng 120,37% so với năm 2000, còn cho vay nhập khẩu giảm 10,12%, thể hiện xu hướng nhập khẩu mạnh của các đơn vị kinh doanh.

Trong năm 2002, doanh số cho vay XNK tăng mạnh, trung bình là 160% so với năm 2001. Có được kết quả trên là do chính sách huy động vốn tích cực của Chi nhánh nhằm thu hút được một lượng vốn đáng kể để phục vụ cho hoạt động cho vay đối với nền kinh tế, chính sách khách hàng linh hoạt và đặc biệt là việc thực thi một chính sách lãi suất hấp dẫn so với các Ngân hàng khác.

Biểu 3: Cơ cấu cho vay xuất khẩu so với nhập khẩu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ MỞ RỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NHNT HÀ NỘI(Vietcombank) (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w