Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ MỞ RỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NHNT HÀ NỘI(Vietcombank) (Trang 42 - 52)

3. 1 Những mặt tích cực đạt được

3.3.2.Những tồn tại và nguyên nhân

3.3.2.1. Những tồn tại

Bên cạnh những thành công đã đạt được thì công tác tín dụng tài trợ XNK của NHNT Hà Nội vẫn còn một số tồn tại cần phải khắc phục:

* Tồn tại lớn nhất, khó khăn và lâu dài nhất cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh đó là nợ tồn đọng (bao gồm nợ khoanh, nợ chờ xử lý) rất lớn mà chưa có biện pháp giải quyết hữu hiệu. Phần lớn các khoản nợ khoanh đều bị giảm, xoá, không có nguồn hỗ trợ bù đắp, ngoài việc bán tài sản thế chấp. Quá trình hoàn thiện thủ tục

đưa tài sản thế chấp ra bán đấu giá tại trung tâm bán đấu giá thuộc sở tư pháp Hà Nội vẫn còn nhiều vướng mắc như hồ sơ thế chấp không đầy đủ hoặc giả mạo; con nợ chây ỳ cản trở Ngân hàng bán tài sản, thời hạn khởi kiện đã hết, các tranh chấp dân sự phát sinh cản trở việc phát mại tài sản để thu nợ; thủ tục bán đấu giá còn gây phiền hà cho khách hàng như mức lệ phí đấu giá, tiền đặt cọc, tình trạng buôn ép giá kiếm lời làm ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng không muốn đưa tài sản thế chấp ra bán tại các trung tâm. Bên cạnh đó, phần lớn các DNNN chưa được cấp giấy chứng từ nhận chủ truyền tài sản thuộc quản lý của doanh nghiệp. Mặt khác, việc đảm bảo bằng tài sản của các DNNN chỉ mang tính hình thức, nên khi doanh nghiệp không có khả năng hoàn trả được nợ thì việc xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng sẽ rất khó khăn, không để giải quyết nhanh chóng và thời gian kéo dài, dẫn đến ứ đọng vốn trong kinh doanh của Ngân hàng.

Bảng 7: Tình hình nợ quá hạn (Quy VND) trong hoạt động tài trợ XNK tại NHNT Hà Nội (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tổng dư nợ 357. 652 485. 652 502. 736 Nợ quá hạn 16. 702 4, 67 15. 061 3, 1 17. 356 3, 45 Nợ khoanh 28. 752 - 29. 201 - 23. 562 -

Nhìn vào bảng (Bảng 5) chúng ta thấy rằng: tỷ lệ nợ quá hạn tại NHNT Hà Nội là thấp, có xu hướng giảm trong 2 năm gần đây so với mức 4,67% vào năm 2000. Hầu hết các khoản nợ quá hạn trên đây đều là nợ ngắn hạn và tập trung vào một số doanh nghiệp nhà nước, và các khoản nợ này là từ những năm trước còn tồn đọng lại, khiến cho tình hình tài chính của Chi nhánh không được lành mạnh.

Qua các con số trên cho ta thấy rủi ro trong hoạt động của Chi nhánh là có thể xảy ra, do đó đòi hỏi Chi nhánh cần phải có biện pháp phù hợp kịp thời nhằm phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra, đồng thời phải giải quyết triệt để số lượng nợ quá hạn còn tồn đọng, tránh dẩn đến nợ khó đòi, gây tổn thất cho Chi nhánh.

Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn 3,45% vào năm 2002 là không lớn, song con số hơn 17 tỷ đồng nợ quá hạn thì không nhỏ, và nếu để chúng biến thành nợ khó đòi dẩn đến tổn thất nguồn vốn thì sẽ gây ra thiệt hại lớn cho Chi nhánh.

* Doanh số cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn nhỏ, có thể thấy trong doanh số cho vay cả ngắn hạn, trung và dài hạn thì doanh nghiệp quốc doanh chiếm tỷ lệ lớn (trung bình trên 90% tổng doanh số cho vay). Đành rằng rủi ro cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là rất cao, việc định hướng chiến lược cho vay XNK đối với DNNN là khá hợp lý vì nó đảm bảo mục tiêu an toàn và lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, số lượng DNNN có nợ quá hạn tại Ngân hàng cũng khá lớn. Bên cạnh đó, số lượng các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh rất đông đảo và không phải doanh nghiệp nào cũng có tình hình tài chính không lành mạnh. Một số doanh nghiệp làm ăn rất có hiệu quả như các doanh nghiệp liên doanh, 100% vốn nước ngoài là nhóm khách hàng mà Ngân hàng chưa có đủ tin tưởng để lôi cuốn và chiếm lĩnh được. Chính vì vậy, tiềm năng của loại khách hàng này khá lớn, Ngân hàng cần phải tìm ra nhiều giải pháp để khai thác triệt để các doanh nghiệp kinh tế ngoài quốc doanh.

* Các hình thức cho vay tài trợ XNK còn quá đơn điệu chủ yếu là tổ chức cổ điển, chưa áp dụng hình thức cho vay mới như bao thanh toán, cho thuê tài chính... làm giảm tính hấp dẫn đối với khách hàng. Hơn nữa, trong khi cho vay lại quá tập trung vào khâu lưu thông vì vậy rủi ro rất lớn.

* Chi nhánh vẫn chưa có cơ sở bảo quản hàng hoá, chưa nắm được các lô hàng thế chấp một cách chắc chắn. Do vậy, khi khách hàng cố tình không hoàn trả nợ thì Chi nhánh đành chịu.

* Công tác đào tạo cán bộ còn chưa kịp với yêu cầu và nhiệm vụ mới, các cán bộ xử lý nghiệp vụ còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm như cho vay vượt quá quyền hạn giải quyết, cho vay không thẩm định kỹ (không có tài sản thế chấp hoặc nếu có lại không tự quản lý mà để khách hàng quản lý, thậm chí mở L/C không đưa hết các điều kiện hợp đồng... ), nắm bắt thông tin chưa nhanh nhạy theo kịp biến động của thị trường dẫn đến tình trạng Chi nhánh luôn phải đối phó với sự lừa đảo khi thực hiện hợp đồng tín dụng tài trợ XNK. Đây là một trng những nguyên nhân dẫn đến những thiếu sót, những vụ việc đổ vỡ gây ảnh hưởng đến uy tín của Chi nhánh.

* Bên cạnh đó, phương thức quản lý các món vay XNK ở Ngân hàng chưa hợp lý. Quyết định và quản lý các món vay ở NHNT Hà Nội là phân công đều cho các cán bộ tín dụng. Điều này có lợi là mở rộng tầm hiểu biết cho các cán bộ tín dụng sang lĩnh vực XNK. Nhưng như thế sẽ gây cản trở lớn cho các món vay được thực hiện có hiệu quả vì để thực hiện một khoản vay tín dụng XNK đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có hiểu biết sâu về thị trường, luật pháp quốc tế của các nước về hoạt động XNK. Ngoài ra, Chi nhánh vẫn chưa hạch toán độc lập kết quả tín dụng XNK với hoạt động tín dụng khác mặc dù hoạt động tín dụng tài trợ XNK là nhiệm vụ chính của Ngân hàng. Điều này cũng ảnh hưởng phần nào đến việc đánh giá kết quả kinh doanh và vạch ra phương hướng của hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại Ngân hàng trong thời gian tới.

3.3.2.2. Nguyên nhân

* Nguyên nhân chủ quan

- Thứ nhất: Năng lực cho vay của Ngân hàng

Do NHNT Hà Nội là Chi nhánh trực thuộc NHNT Việt Nam nên phần lớn những dự án cho vay tài trợ XNK của Ngân hàng đều phải thông qua NHNT Việt Nam xem xét và quyết định. Đồng thời theo quy định, NHNT Hà Nội chỉ được cho vay đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô. Nhưng phần lớn những doanh

nghiệp này lại là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên cũng rất hạn chế quy mô cho vay của Ngân hàng.

- Thứ hai: Trình độ bất cập của cán bộ Ngân hàng

Nhận thức về bản chất tín dụng không đầy đủ dẫn đến đơn giản, sơ sài trong chấp hành quy định. Cán bộ tín dụng thiếu trình độ hiểu biết về pháp luật, thể lệ tập bán thương mại và thanh toán quốc tế, trình độ ngoại ngữ không đáp ứng được nhu cầu nghiệp vụ. Một cán bộ quản lý tín dụng XNK nếu tính theo dư nợ thì bằng hàng chục cán bộ quản lý cho vay hộ sản xuất (năm 2000, dư nợ cho vay XNK tại Chi nhánh chiếm 71% tổng dư nợ), điều đó thể hiện hiệu quả đầu tư XNK nhưng trái lại cũng thể hiện khả năng rủi ro lớn nếu như cán bộ tín dụng đó không được trang bị đầy đủ kiến thức tổng hợp và kinh nghiệm đạo đức kinh doanh. Ngân hàng chưa có đội ngũ chuyên gia giỏi về lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ mới nên lúng túng trong việc thẩm định các dự án lớn, nhất là các dự án năng suất có vốn đầu tư và nhập khẩu thiết bị nước ngoài. Thực trạng đội ngũ cán bộ tín dụng NHNT Hà Nội hiện nay là vấn đề đáng được lưu tâm, số cán bộ có thâm niên trên 10 năm thì chưa được đào tạo lại để có đủ kiến thức kinh doanh theo cơ chế thị trường, số cán bộ mới vào thì còn thiếu kinh nghiệm và tri thức thực tế trong thị trường chằng chịt những mối quan hệ phức tạp.

- Thứ ba: Chấp hành thể lệ tín dụng và quy trình nghiệp vụ

Những trường hợp rủi ro trong tín dụng có nguyên nhân quan trọng là việc chấp hành không nghiêm chỉnh thể lệ tín dụng và quy trình nghiệp vụ của cán bộ Ngân hàng. Thể hiện trong việc thẩm định và lập hồ sơ vay vốn. Có trường hợp cán bộ lập hồ sơ giải khai tăng tài sản thế chấp để rút vốn Ngân hàng và vay ké, là kết quả của hai nguyên nhân sâu xa sau đây:

+ Việc xác định giá trị tài sản thế chấp do cán bộ Ngân hàng t hực hiện mang tính chủ quan.

+ Việc lập hồ sơ cho vay và hồ sơ tài sản thế chấp không được tách độc lập với chức năng tín dụng.

Quản lý nợ vay còn thể hiện và hồ sơ tài sản thế chấp không được tách độc lập với chức năng tín dụng. Quản ý nợ vay còn thể hiện thiếu trách nhiệm, gia h ạn nợ, chuyển nợ quá hạn không đúng quy trình nghiệp vụ, đảo nợ nội tệ với ngoại tệ

(vay đồng tiền này để trả nợ đồng tiền khác), dẫn đến tình trạng nợ xấu chạy vòng quanh, nguy cơ mất vốn Ngân hàng ngày càng lớn.

- Thứ tư: Cơ sở vật chất và giờ làm việc

Chi nhánh NHNT Hà Nội xây dựng trụ sở năm 1992. Sang năm 2001, trụ sở đã trở nên chật chội. Điều này trước tiên sẽ ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng. Khách hàngđến với Ngân hàng sẽ tin cậy hơn nếu Ngân hàng có cơ sở vật chất tốt. Song ở đây phòng tín dụng không đủ diện tích để kê bàn tiếp khách. Hơn nữa, cơ sở vật chất như vậy sẽ ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của Ngân hàng.

Bên cạnh đó, giờ làm việc của Chi nhánh sẽ không cạnh tranh được với Ngân hàng nước ngoài. Vì vậy Ngân hàng đóng cửa vào lúc 16 giờ trong khi giờ đóng cửa của hàng nước ngoài là 18 giờ.

* Nguyên nhân khách quan

Hệ thống NHNT ra đời tư cơ chế quản lý kinh tế quan liêu bao cấp, cơ chế thị trường đang hình thành với nhiều thử thách và phức tạp. Hậu quả của khủng hoảng kinh tế xã hội, sự đổ vỡ của các tổ chức tín dụng năm 1989 đã để lại trong xã hội một tư tưởng nặng nề về tâm lý. Lưu thông hàng hoá tiền tệ chậm, một loạt doanh nghiệp phá sản. Các chính sách Nhà nước thiếu đồng bộ, môi trường pháp lý không đảm bảo an toàn kinh doanh. Từ sau đổi mới, bên cạnh các nhân tố tích cực, hàng loạt các yếu tố tiêu cực xuất hiện cùng với sự bung ra của sản xuất xã hội, nhiều công ty, xí nghiệp hữu danh vô thực ra đời tìm mọi thủ đoạn chiếm đoạt tài sản Ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thứ nhất: Môi trường pháp lý.

+ Môi trường pháp lý chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ nên đã gây ra những khó khăn vướng mắc cho Chi nhánh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Các NHNT hiện nay hoạt động dưới sự điều chỉnh của luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, hệ thống luật và dưới luật của chính phủ. Một số quy định trong luật còn xa rời với thực tiễn như:

+ Thể lệ tín dụng của các Ngân hàng còn nhiều vướng mắc. Thứ nhất, không cho phép doanh nghiệp có nợ quá hạn vay. Đối với các doanh nghiệp khi gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh thì vốn là vấn đề giải quyết mọi ách tắc lại

không được đáp ứng. Ngân hàng cho vay để cứu doanh nghiệp nếu thành công thì có thành tích, còn nếu rủi ro thì bị truy tội cố ý làm trái hoặc ít nhất cũng là thiếu tinh thần trách nhiệm. Thứ hai, theo quy định, nếu NHNT nào thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh mở L/C mà phát sinh nợ quá hạn thì sẽ không được thực hiện nghiệp vụ này cho đến khi giải quyết song số nợ quá hạn đó. Chính vì vậy, trong năm 1991, NHNT Hà Nội có nợ quá hạn phát sinh từ nghiệp vụ này nên đến nay Ngân hàng vẫn chưa được thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh mở L/C trả chậm do chưa thu hồi được nợ.

+ Quy chế chính sách của Nhà nước trong việc xử lý tài sản thế chấp còn nhiều bất cập như Ngân hàng không thể tự đứng ra bán tài sản thế chấp để thu nợ mà phải được sự đồng ý và có giấy uỷ quyền của tài sản. Trên thực tế, khi gặp con nợ chây ỳ không hợp tác thì Ngân hàng chỉ còn cách khởi kiện tại toà án. Việc xử lý sẽ kéo dài thậm chí đi đến chỗ bế tắc nếu con nợ liên quan đến vụ án hình sự hoặc bỏ trốn. Theo quy định thì Ngân hàng chỉ được giải chấp tài sản nếu người vay trả hết nợ hoặc có tài sản thế chấp bổ sung cho khoản nợ còn thiếu. Tuy nhiên, đại đa số khách hàng yêu cầu Ngân hàng giải chấp để họ tự bán tài sản trả nự Ngân hàng, trong khi trị giá bán tài sản trả nợ Ngân hàng, trong khi trị giá bán tài sản thế chấp thấp hơn nhiều so với nợ vay và nguồn vay không có tài sản nào khác để thế chấp cho Ngân hàng, hoặc họ đã ngừng sản xuất kinh doanh chuẩn bị phá sản.

+ Quy chế lập quỹ dự phòng rủi ro không phù hợp. Quỹ dự phòng rủi ro được hình thành từ lợi nhuận ròng, tổ chức tín dụng trong khi lợi nhuận của Ngân hàng còn thấp chưa kể một số Ngân hàng bị thua lỗ. Tỷ lệ này là 10% thì quá tháp không hể đủ bù đắp rủi ro tín dụng và sự mất mát của các tài sản có của Ngân hàng. Mặt khác, theo quy định, quỹ rủi ro chỉ được bù đắp cho các nguyên nhân khách quan, trong khicác kết hợp khoản rủi ro do nguyên nhân khách quan thì phần lớn không thu hồi đủ vốn sau khi truy cứu trách nhiệm bồi thường dẫn đến mất vốn của Ngân hàng mà thực chất là tiền gửi khách hàng và khả năng thanh toán của Ngân hàng.

+ Hoạt động tín dụng tài trợ XNK liên quan đến nhiều ban ngành trong nước như Bộ Thương mại, Tổng cục hải quan, Bộ công nghiệp Việt Nam... Vì

vậy, nó chịu sự điều chỉnh của nhiều luật mà các luật ở nước ta còn có sự đan chéo, gây nhiều khó khăn cho các quyết định của trọng tài quốc tế trong nước và vụ kiện.

+ Chính sách ngoại thương của Nhà nước chưa thực sự nhất quán. Nhiều hình thức cấp bách ban hành chưa lâu đã thay đổi, lúc thì khuyến khích nhập khẩu mặt hàng này, lúc thì cấp hạn ngạch thuế cao để hạn chế nó. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó dẫn đến những rủi ro cho hoạt động Ngân hàng như ứ đọng vốn, không thu hồi được vốn về.

Hiện nay, Đảng và Nhà nước đang có xu hướng chuyển dịch các nghiệp vụ tài trợ XNK sang các Ngân hàng nước ngoài, các Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng cổ phần thương mại. Do vậy, Chi nhánh phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt. Nhiều dự án có hiệu quả trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê, hải sản... đã rơi vào Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. Điều dó đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động tín dụng tài trợ XNK của NHNT Hà Nội.

- Thứ hai: Chính sách lãi suất và tỷ giá

Lãi suất cho vay vẫn là vấn đề bức xúc khiến hệ thống Ngân hàng ta phải tập trung giải quyết. Mặc dù đã tổ chức được nhiều cuộc thảo luận xoay quanh vấn đề này song cho đến nay lãi suất cho vay của hệ thóng Ngân hàng nước ta vẫn còn cao

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ MỞ RỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NHNT HÀ NỘI(Vietcombank) (Trang 42 - 52)