Mối quan hệ giữa graph nội dung và graph hoạt động trong dạy học

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp graph trong dạy học toán ở trường thpt nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh .pdf (Trang 59 - 60)

giáo viên sẽ thoát ly khỏi giáo án, chủ động trong khâu tổ chức hoạt động học tập của học sinh theo hƣớng tích cực hoá hoạt động học tập.

Graph hoạt động dạy học có thể đƣợc sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học, để hình thành tri thức mới, hoàn thiện tri thức hoặc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

2.1.3. Mối quan hệ giữa graph nội dung và graph hoạt động trong dạy học dạy học

Graph nội dung và graph hoạt động dạy học đều đƣợc tiến hành trong một bài học, chúng thể hiện mối quan hệ lôgic giữa các thành phần tham gia, chúng là những phƣơng thức giúp đạt đƣợc những mục đích nhất định của nhà sƣ phạm trong quá trình giảng dạy.

Graph nội dung thể hiện lôgic của các thành phần nội dung kiến thức trong một bài học, có tính khách quan và về cơ bản không thay đổi, nó phù hợp với việc phải đạt “chuẩn kiến thức” của bài học đã quy định. Còn graph hoạt động dạy học là mô hình hoá hoạt động của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện mục tiêu bài học, nó có tính linh hoạt cao. Graph hoạt động là mô hình hoá tiến trình, kế hoạch bài học đƣợc dự kiến trong giáo án.

* Đối với giáo viên

Trong khâu chuẩn bị bài (viết bài soạn), dựa vào nội dung sách giáo khoa, chƣơng trình, tài liệu tham khảo… lập graph nội dung của một tổ hợp

55

kiến thức hay trong một bài học. Từ graph nội dung, giáo viên xác định các hoạt động dạy học để lập graph hoạt động.

Trên lớp, giáo viên đƣa ra các tình huống dạy học, tức là triển khai graph nội dung theo graph dạy học và chỉ đạo hoạt động lĩnh hội tri thức của học sinh theo hƣớng đã định của graph.

*Đối với học sinh

Ở trên lớp, thực hiện các hoạt động dƣới sự tổ chức của giáo viên để tự lập đƣợc graph nội dung (hệ thống hoá khái niệm), qua đó hiểu bản chất vấn đề, chiếm lĩnh tri thức nội dung học tập. Ở nhà, học sinh tự học bằng graph để ghi nhớ nội dung bài học và có thể vận dụng linh hoạt trong các trƣờng hợp cần thiết.

Nhƣ vậy: Graph nội dung và graph hoạt động có mối liên hệ hai chiều, chúng liên quan mật thiết với nhau tác động và chuyển hoá cho nhau. Trong dạy học, ngay từ khâu chuẩn bị bài giáo viên căn cứ vào graph nội dung để lập graph hoạt động dạy học, trong khâu thực hiện bài học, giáo viên dùng graph hoạt động để tổ chức học sinh thiết lập graph nội dung theo một lôgic khoa học. Với mục đích cuối cùng là học sinh có đƣợc graph nội dung trong tƣ duy.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp graph trong dạy học toán ở trường thpt nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh .pdf (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)