Sử dụng các đơn vị từ vựng

Một phần của tài liệu Nhạc điệu thơ tố hữu (Trang 40 - 42)

Việc chọn lọc từ là một trong những yêu cầu quan trọng để tăng tính nhạc trong thơ.M.Gorky đã nói rằng: Ngôn ngữ văn học đòi hỏi các nhà sáng tác chọn lọc sao cho có tính nghệ thuật cao, chọn lọc với một sự chính xác nghiệt ngã nhất. Việc lựa chọn từ chính xác về ý nghĩa, sinh động, giản dị, trong sáng , giàu tính tổng hợp, giàu hình tợng, giàu sắc thái cảm xúc... bên cạnh đó còn phải chọn lọc, chú ý tới tiêu chuẩn ngữ âm của từ.

Một khi nhà thơ chọn đợc từ chính xác về mặt ý nghĩa thì cũng là đã chọn đợc những từ chính xác về âm thanh và giầu âm thanh. Những từ giàu âm thanh đ- ợc chọn lựa bởi từ là đơn vị âm thanh tạo nên nhạc điệu của thơ, vì âm thanh của từ là yếu tố tổ chức nên nhịp điệu, tiết tấu và vần thơ.

Tiếng Việt là thứ ngôn ngữ có hệ thống ngữ âm phong phú, dồi dào về mặt âm thanh. Tố Hữu là một nhà thơ đã vận dụng âm điệu và âm hởng của tiếng Việt một cách hết sức tài tình / Đặng Thai Mai, 1965, tr.98 / Tiếng nói Việt Nam luôn luôn hát lên thanh âm nhạc trong thơ Tố Hữu (Nguyễn Đình Thi 1958,tr.15).

Khảo sát 145 bài thơ trong 6 tập thơ của Tố Hữu chúng tôi thu đợc 1297 lợt từ láy xuất hiện trong các bài thơ. Nếu tính trung bình ta có mỗi bài thơ sẽ xuất hiện gần 9 lợt từ láy. Có những từ láy có tần số xuất hiện cao trong các bài thơ của Tố Hữu, chẳng hạn: mênh mông: 33 lợt; bâng khuâng: 16 lợt; xôn xao: 9 lợt; rạo rực: 8 lợt; náo nức: 8 lợt; lung linh: 7 lợt; ngân nga: 6 lợt; ngẹn ngào: 5 lợt; thánh thót: 5 lợt; phấp phới: 4 lợt...

Có thể nói, một đặc điểm khá nổi bật của thơ Tố Hữu là dùng rất nhiều từ láy. Nhà thơ dùng đủ các kiểu từ láy nh láy hoàn toàn, láy bộ phận trong đó gồm láy âm đầu và láy vần, dùng động từ láy âm, tính từ láy âm... Dờng nh dùng từ láy trong thơ là một nét phong cách của Tố Hữu. Tác giả triệt để dùng các từ láy hoàn toàn để tạo âm hởng man mác hoặc rộn rã, huyên náo cho thơ, tạo nên những âm thanh uyển chuyển, thánh thót và góp phần gợi lên hình tợng độc đáo. Các từ láy kiểu này đợc sử dụng với tần số cao nh: xinh xinh, nho nhỏ, nao nao; hiu hiu; rầm rầm; nghiêng nghiêng; chang chang, ào ào ; heo heo, nghênh nghênh, thình thình; thênh thênh; giăng giăng; len lét; thăm thẳm, dửng dng; nhè nhẹ; lồng lộng; roi rói; phơi phới; lanh lảnh... Tố Hữu đã học tập cách sử dụng từ láy của thơ ca dân gian và các nhà thơ lớn nh Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hơng, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến.. và đã sử dụng từ láy một cách tài tình làm cho câu thơ, bài thơ giàu tính nhạc. Gần nh câu thơ nào, khổ thơ nào, bài thơ nào của Tố Hữu cũng có từ láy. Có những câu thơ, từ láy xuất hiện dày đặc làm cho nhạc điệu thơ đợc xác lập một cách rõ rệt. Đây là âm hởng rộn ràng, vui tơi, nhí nhảnh nhng rất khoẻ khoắn, mạnh mẽ.

Nhạc điệu thơ Tố Hữu Khoáluận tốt nghiệp luận tốt nghiệp

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh

(Lợm)

Còn đây là giai điệu sâu lắng, man mác tình ngời, tình đời

Xóm làng phảng phất quê hơng

Nớc non man mác tình thơng mặn nồng Sống trong ma gió lạnh lùng

Tái tê chân cũng ngại ngùng bớc gieo

(Đêm giao thừa) Hay:

Thông reo bờ suối rì rào

Chim chiều chiu chít ai nào kêu ai

(Tiếng hát đi đày)

Nhờ vào các từ láy mà câu thơ Tố Hữu giàu nhạc điệu. Phép điệp âm của từ láy đã tạo nên những âm thanh khi thánh thót, du dơng, khi trầm lắng, ngân nga, khi cuồn cuộn trào dâng, khi nhẹ nhàng, man mác.

Thỉnh thoảng dừng chân giữa lối đêm Nghiêng nghiêng tai mỏng lắng im buồn

Lá bàng nhè nhẹ gieo đôi tấm Nh mảnh hồn qua đọng vách thềm

(Ngừơi lính đêm)

Tóm lại, từ láy là lớp từ giàu âm thanh (và cả ý nghĩa) trong tiếng Việt. Lớp từ này đợc Tố Hữu sử dụng khá thành công không những tạo cho thơ giàu tính nhạc mà còn gợi lên những hình tợng thơ độc đáo, có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với công chúng.

Những từ tợng thanh trong thơ Tố Hữu cũng tạo cho câu thơ những âm thanh hoặc xa vắng, man mác, sâu lắng hoặc rộn rã, tng bừng, huyên náo. Nó góp phần làm cho câu thơ thêm gợi cảm, hấp dẫn hơn, có không khí hơn. Các từ tợng thanh nh: xào xạc, sặc sụa, sùng sục, lanh lảnh, réo rắt, rầm rầm, rì rầm, rì rào,

Nhạc điệu thơ Tố Hữu Khoáluận tốt nghiệp luận tốt nghiệp

rầm rập, xình xịch, rào rào, lao xao, ào ào, ầm ầm... xuất hiện khá nhiều trong thơ Tố Hữu góp phần tăng chất nhạc cho thơ, tạo nên ân hởng cho các câu thơ.

Tôi viết cho ai bài thơ 61

Đêm đã khuya rồi, rét về tê buốt Hà Nội rì rầm.... còi thổi ngoài ga Một chuyến tàu chuyển bánh đi xa Tiếng xình xịch chạy dọc đờng nam bộ

Tố Hữu còn dùng nhiều từ có âm thanh gợi tả hình dáng, tức là từ tợng hình (phần lớn là từ láy) nh: Lả tả, lô nhô, hì hục, thoăn thoắt, nghênh nghênh, lố nhố, nghiêng nghiêng, lẩy bẩy, run rẩy, thoăn thoắt, thẫn thờ, lả lớt. Các từ này qua vỏ âm thanh gợi lên các hình ảnh của các sự vật, hiện tợng, con ngời làm chúng ta nh thấy các từ cùng với các câu thơ lớt qua nhảy múa trớc mắt chúng ta.

Cô gái thẩn thờ vê áo mỏng

Nghiêng nghiêng vành nón đứng chờ ai

Ven bờ sông phẳng con đò mộng

Lả lớt đi về trong gió mai

Nh vậy, một trong những cách để tăng tính nhạc cho thơ là việc nhà thơ chọn lọc từ. Việc chọn từ ngữ cho thơ mới đảm bảo tính chính xác về nghĩa nhng cũng mới chính xác về âm thanh và phải giàu âm thanh nhất. Những từ đợc chọn phải giàu âm thanh là vì từ là đơn vị âm thanh tạo nên nhạc điệu của thơ, vì âm thanh của từ là yếu tố tổ chức nên nhịp điệu, tiết tấu và vần thơ. Tố Hữu là nhà thơ đã khai thác khá thành công âm điệu và âm hởng của từ tiếng Việt qua hệ thống các từ láy, từ tợng thanh và từ tợng hình.

Các yếu tố từ vựng này xuất hiện dày đặc trong thơ ông tăng thêm cho cái nhạc điệu tâm hồn ngọt ngào trong thơ ông. Nhờ lớp từ vựng này, nghệ thuật thơ Tố Hữu nói chung, nhạc điệu thơ Tố Hữu nói riêng đã đợc nâng lên một mức cao, thể hiện cái hơi thở của dân tộc.

Một phần của tài liệu Nhạc điệu thơ tố hữu (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w