4.1. KẾT LUẬN:
Qua khảo sát các mẫu bệnh phẩm từ tháng 1/2011 đến tháng 3/2011 được gửi vào phòng Vi sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 2, chúng tôi nhận thấy:
Trong tổng số 1237 mẫu phân cấy, vi khuẩn Salmonella dương tính với 54 mẫu đạt tỷ lệ 4,37% (54/1237 mẫu phân).
Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở trẻ nam (55,56%) nhiều hơn trẻ nữ (44,44%). Tuy nhiên yếu tố giới tính không quyết định gây tiêu chảy cho trẻ.
Vi khuẩn Salmonella nhóm OMA gây tiêu chảy với tỷ lệ cao nhất (51,85%), tỷ lệ nhiễm Salmonella nhóm OMB (46,30%) thấp nhất là Salmonella nhóm OMC (1,85%).
Xét về kết quả kháng sinh đồ thì tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn Salmonella OMA có tỷ lệ đề kháng cao với Ampicillin (42,86%). Nhạy cảm tốt với Imipenem và Ciprofloxacin cùng có tỷ lệ nhạy là (100%). Việc sử dụng 2 kháng sinh này trong điều trị cũng phải được kiểm soát chặt chẽ tránh trường hợp làm tăng đề kháng với nguồn kháng sinh thế hệ mới. Điều này tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Hậu (2007) nhạy cảm 98,7%. Hầu hết những kháng sinh dùng lâu thì dễ bị kháng kháng sinh.
Còn vi khuẩn Salmonella OMB có tỷ lệ đề kháng kháng sinh cao với kháng sinh Ampicillin (64%). Vi khuẩn này không có tỷ lệ trung gian nào cho các loại kháng sinh. Có tỷ lệ nhạy khá cao như Cefuroxime và Ceftriazone cùng tỷ lệ (88%). Đặc biệt là kháng sinh Ciprofloxacin nhạy cảm 100%.
4.2. ĐỀ NGHỊ:
Đối với các bậc cha mẹ cần phải quan tâm đến giữ gìn vệ sinh cho trẻ, lựa chọn nguồn thực phẩm và nguồn nước an toàn để sử dụng. Không nên tự ý sử dụng kháng sinh khi trẻ bị bệnh mà cần phải có sự hướng dẫn của bác sỹ hoặc là người có chuyên môn.
Do giới hạn về thời gian nghiên cứu nên không nghiên cứu về tình hình đề kháng kháng sinh ở vi khuẩn Salmonella OMC do số lượng mẫu quá ít. Nếu có điều kiện sẽ tiếp tục nghiên cứu.
Sử dụng kháng sinh từ kết quả kháng sinh đồ để điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy do vi khuẩn Salmonella spp. với thời gian ngắn nhất, ít tốn kém nhất và hạn chế mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella spp.
Cần triển khai nuôi cấy phân lập vi khuẩn trong điều kiện tuyệt đối vô trùng để tránh sự nhầm lẫn trong điều trị.
Công tác tiệt trùng và khử trùng tại các khoa phòng đặc biệt là khoa Hồi sức trung tâm phải được thực hiện nghiêm ngặt. Các dụng cụ y tế (máy móc, dịch truyền, nhân viên y tế, môi trường bệnh viện...) phải được kiểm tra vô trùng thường xuyên.
Đối với các nhà lâm sàng cần sử dụng kháng sinh đúng liều lượng và thời gian, cần chú ý khi phối hợp các kháng sinh trong điều trị.
Nên lựa chọn2 khángsinhImipenem và Ciprofloxacin cùng có tỷ lệ nhạy (100%), để điều trị cho bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Salmonella spp.
Đối với hướng nghiên cứu tính đề kháng của kháng sinh cần phải có những nghiên cứu với số lượng mẫu lớn trong thời gian dài để đánh giá mức độ nhiễm bệnh chính xác nhất. Do bản chất của vi khuẩn thay đổi theo thời gian.
Cần phải có sự phối hợp thường xuyên giữa các bệnh viện, các cơ quan quốc gia nghiên cứu về kháng thuốc, xây dựng chiến lược sử dụng kháng sinh hợp lý, tuyên truyền cho người dân ý thức sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ.