Kết quả kháng sinh đồ:

Một phần của tài liệu Tình hình gây bệnh tiêu chảy cấp và tính đề kháng kháng sinh do vi khuẩn Salmonella tại bệnh viện nhi đồng 2 (Trang 35 - 40)

PHẦN III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.6.Kết quả kháng sinh đồ:

Từ 54 chủng vi khuẩn Salmonella phân lập được, chúng tôi tiến hành thực hiện kháng sinh đồ theo hướng biện luận của NCCLS.

Bảng 3.6: Tỷ lệ kháng thuốc của nhóm Salmonella OMA KHÁNG SINH KÝ HIỆU S I R n % n % n % Ampicillin AM 15 53,57 1 3,57 12 42,86 Cefuroxime CXM 23 82,14 0 0 5 17,86 Ceftriazone CRO 24 85,71 0 0 4 14,29 Imipenem IPM 28 100 0 0 0 0 Nalidixic acid NA 21 75 2 7,14 5 17,86 Ciprofloxacin CIP 28 100 0 0 0 0 Chloramphenicol C 21 75 0 0 7 25 Trimethoprime- Sulfamethoxazone (Bactrime) SXT 22 78,57 0 0 6 21,43

Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ kháng thuốc của nhóm Salmonella OMA

Từ kết quả thu được ở bảng 3.6 và biểu đồ 3.6 chúng tôi nhận thấy vi khuẩn

Salmonella thuộc nhóm OMA có tỷ lệ đề kháng cao với ba loại kháng sinh phổ biến

như Ampicillin (42,86%), Chloramphenicol (25%), Trimethoprime-Sulfamethoxazone (Bactrime) (21,43%).

Đối với kháng sinh Nalidixic acid thì nhóm OMA có tỷ lệ trung gian khá cao là (7,14%). Tiếp theo là Ampicillin có tỷ lệ trung gian là (3,57%).

Vi khuẩn Salmonella OMA có tỷ lệ kháng thuốc thấp với 3 loại kháng sinh như Ceftriazone (14,29%), Nalidixic acid (17,86%), Cefuroxime (17,86%).

Salmonella nhóm OMA vẫn nhạy với tỷ lệ cao như Imipenem (100%),

Ciprofloxacin (100%). Ngoài ra ta cũng thấy 2 kháng sinh Cefuroxime và Ceftriazone có tỷ lệ nhạy khá cao lần lượt là 82,14% và 82,14%.

3.1.6.2. Tỷ lệ kháng thuốc của nhóm Salmonella OMB:

Bảng 3.7: Tỷ lệ kháng thuốc của nhóm Salmonella OMB

KHÁNG SINH KÝ HIỆU S I R n % n % n % Ampicillin AM 9 36 0 0 16 64 Cefuroxime CXM 22 88 0 0 3 12 Ceftriazone CRO 22 88 0 0 3 12 Imipenem IPM 25 100 0 0 0 0 Nalidixic acid NA 21 84 0 0 4 16 Ciprofloxacin CIP 25 100 0 0 0 0 Chloramphenicol C 18 72 0 0 7 28 Trimethoprime- Sulfamethoxazon e (Bactrime) SXT 19 76 0 0 6 24

Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ kháng thuốc của nhóm Salmonella OMB

Dựa vào kết quả ở bảng 3.7 và biểu đồ 3.7 cho ta thấy vi khuẩn Salmonella thuộc nhóm OMB có tỷ lệ đề kháng cao với các loại kháng sinh như Ampicillin (64%), Chloramphenicol (28%), Trimethoprime-Sulfamethoxazone (Bactrime) (24%). Không có tỷ lệ trung gian nào cho các loại kháng sinh.

Còn đối với 2 kháng sinh Cefuroxime Ceftriazone thì có cùng tỷ lệ đề kháng thấp là (12%).

Vi khuẩn Salmonella nhóm OMB vẫn còn nhạy với tỷ lệ khá cao đặc biệt là kháng sinh Ciprofloxacin nhạy cảm 100%.

3.2. THẢO LUẬN:

Vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy dương tính với 7,76% (96/1237 mẫu phân) trên tổng số 1237 mẫu trên bệnh nhi ở Bệnh viện Nhi Đồng 2, kết quả này cao hơn Nguyễn Thanh Bảo (1991) (4%) và thấp hơn Nguyễn Thị Ngọc Ngân (2008) (17,86%). Kết quả này cho thấy tỷ lệ gây bệnh tiêu chảy là không đồng đều theo các năm, so với năm 1991 thì sự chênh lệch này là không đáng kể, nhưng so với năm 2008 của Nguyễn Thị

Ngọc Ngân thì sự chênh lệch này là khá lớn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này, có thể là do thời gian khảo sát khác nhau, số lượng mẫu khảo sát khác nhau…

Tác nhân gây tiêu chảy do Salmonella trên bệnh nhi đạt tỷ lệ 4,37%. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella cao hơn so với kết quả nghiên cứu trước đây của Nguyễn Thị Ngọc Ngân (2008) chiếm 4,36%, chỉ chênh lệch nhau khoảng 0,01%, sự chênh lệch này có thể là do số lượng mẫu khảo sát khác nhau, thời gian khảo sát còn ngắn, địa điểm khảo sát khác nhau.

Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella ở trẻ nam (55,56%) nhiều hơn trẻ nữ (44,44%). Điều này cho thấy sự phân bố về giới tính ở trẻ nhiễm bệnh và sự chênh lệch giữa nam và nữ thì tương đối phù hợp và không có sự chênh lệch nhiều. Sự khác biệt này có thể do sinh học và xã hội như tỷ lệ trẻ nam được sinh ra nhiều hơn trẻ nữ, sức đề kháng của trẻ nam… cũng gây ra sự chênh lệch này.

Về độ tuổi thì ta thấy độ tuổi 0-6 tháng có tỷ lệ nhiễm Salmonella nhiều nhất

(42,59%), tỷ lệ nhiễm Salmonella thấp nhất la độ tuổi 19 – 24 tháng (3,70%). Kết quả cho thấy tác nhân gây tiêu chảy do Salmonella giảm dần theo độ tuổi, kết quả tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Hậu (2007) (lần lượt là 33,1% và 3,4%), nguyên nhân có thể là do tuổi càng nhỏ sức đề kháng còn yếu nên dễ bị nhiễm vi khuẩn.

Kết quả định danh vi khuẩn cho thấy vi khuẩn Salmonella thuộc nhóm OMA chiếm tỷ lệ cao nhất 51,85% (28/54 mẫu phân). Salmonella OMC nhóm gây bệnh thấp nhất 1,85 (1/54 mẫu phân).

Kết quả kháng sinh đồ trong bài báo cáo này cho thấy vi khuẩn Salmonella OMA đề kháng cao với kháng sinh phổ biến trong điều trị như Ampicillin (42,86%). Trong đó có tỷ lệ cao với Imipenem (100%), Ciprofloxacin (100%). Đối với kháng sinh Nalidixic acid thì nhóm OMA có tỷ lệ trung gian khá cao là (7,14%). Tiếp theo là Ampicillin có tỷ lệ trung gian là (3,57%). Nên trong tương lai các loại kháng sinh này sẽ bị đề kháng là khá cao.

Vi khuẩn Salmonella thuộc nhóm OMB có tỷ lệ đề kháng cao với các loại kháng sinh như Ampicillin (64%). Không có tỷ lệ trung gian nào cho các loại kháng sinh. Vẫn còn nhạy với tỷ lệ khá cao đặc biệt là kháng sinh Ciprofloxacin nhạy cảm 100%.

Đối với vi khuẩn Salmonella thuộc nhóm OMC do có số lượng mẫu quá ít không đủ độ tin cậy nên không thống kê tỷ lệ đề kháng kháng sinh thuộc nhóm này.

Kháng sinh điều trị tốt hiện nay trong bệnh tiêu chảy là Imipenem và Ciprofloxacin cùng có tỷ lệ nhạy là (100%).

Một phần của tài liệu Tình hình gây bệnh tiêu chảy cấp và tính đề kháng kháng sinh do vi khuẩn Salmonella tại bệnh viện nhi đồng 2 (Trang 35 - 40)