Màu sắc phải phù hợp với thói quen, tâm lý của người tiêu dùng trong việc lựa chọn màu sắc thực phẩm. Ví dụ: ngày nay người Việt Nam thương không còn ưa chuộng những sản phẩm thực phẩm có màu sắc quá sặc sỡ.
Dạng vật lý của màu cần phù hợp với một số tính chất đặc trưng của thực phẩm như: màu dạng lỏng hay sệt, dạng bột hòa tan hay không hòa tan,...
Chọn và phối màu hợp lý với đặc tính cảm quan của thực phẩm
Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến màu sắc của các yếu tố trong quy trình chế biến: nhiệt độ, thời gian chế biến, oxi không khí,... Nhiệt độ càng cao và kéo dài, khả năng biến màu sắc càng cao.
Khả năng bảo vệ của bao bì, kỹ thuật đóng gói từ các tác nhân nhiệt độ, oxi, ánh sáng, ... cũng như các điều kiện môi trường trong quá trình lưu thông phân phối.
Yêu cầu về thời gian bảo quản của sản phẩm: sản phẩm có hạn sử dụng càng dài khả năng biến mất màu càng cao.
Nhà sản xuất cần lưu ý về danh mục các chất tạo màu được cho phép sử dụng trong từng loại sản phẩm khác nhau, cũng như liều lượng phù hợp không gây độc hại ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Cần có sự vào cuộc của các nhà lãnh đạo chính quyền, thẳng tay đối với nhưng cơ sở cố tình sử dụng quá mức quy định liều lượng cũng như chất cấm trong quá trình sản xuất.
KẾT LUẬN
Màu thực phẩm là một hợp chất được sử dụng rất phổ biến trên thị trường bởi sự tiện lợi, đa dạng, những công dụng và lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều nhà sản xuất đã lợi dụng điều này để thu lợi cho cá nhân và gây hại cho người sử dụng.
Bài báo cáo của nhóm tuy chưa hoàn chỉnh nhưng hy vọng đã giúp các bạn có một cái nhìn tổng quát về từng nhóm màu thực phẩm, đặc điểm, ưu nhược điểm và ứng dụng của mỗi loại trong công nghiệp sản xuất và trong đời sống. Qua đó mong rằng mọi người sẽ có những kiến thức cơ bản và cần thiết để bảo vệ cho sức khoẻ của bản thân và gia đình.