Trong vài năm gần đây, vấn đề lạm dụng chất tạo màu trong thực phẩm hiện đang là một trong những vấn đề gây nhứt nhối trong xã hội hiện nay. Như chúng ta thường thấy màu trong thực phẩm giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Màu sắc làm cho thực phẩm bắt mắt cũng như tang giá trị cảm quan từ đó gây ảnh hưởng tích cực về phẩm chất cho món hàng. Do đó, việc sử dụng màu thực phẩm ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, ngoài những màu được phép sử dụng trong thực phẩm các nhà sản xuất còn thay thế chúng bằng những loại màu vô cùng độc hại nhằm giảm chi phí sản xuất, gia tăng lợi nhuận.
Những ngày cuối năm 2014, cơ quan chức năng phát hiện nhiều loại thực phẩm được dùng phổ biến trong ngày tết sử dụng phẩm màu công nghiệp gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng. Điều đáng lo ngại, một số thực phẩm bẩn này được phát hiện bày bán tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM.
Kết quả khảo sát do Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM thực hiện cuối năm 2014 ghi nhận muối ớt tôm (của một cơ sở ở huyện Trảng Bàng, Tây Ninh) và muối tôm (của một cơ sở ở huyện Bình Chánh, TP.HCM) chứa phẩm màu Rhodamine B với hàm lượng 151-152 mg/kg. Điều đáng quan tâm là hai sản phẩm nói trên được bày bán trong siêu thị ở TP.HCM.
Kết quả khảo sát còn ghi nhận sa tế tương dầu (của một cơ sở ở quận 6, TP.HCM) và sa tế nấu lẩu (của một cơ sở ở huyện Nhà Bè, TP.HCM) chứa hàm lượng Rhodamine B 0,27-226 mg/kg. Hai sản phẩm nói trên cũng được kinh doanh trong một siêu thị ở TP.HCM.
Tại chợ Kim Biên (quận 5, TP.HCM), phẩm màu công nghiệp được rao bán không tới 10.000 đồng/100 g, cần bao nhiêu cũng có. “Khi làm mứt cho vô ít thôi nhưng màu đẹp và bền lâu” - người bán giới thiệu. Phẩm màu được đựng trong những bịch không nhãn mác. Chúng tôi thử bốc một ít bột màu vàng xem, lát sau chùi tay hoài không hết. Trên đường Phan Văn Khỏe (quận 5, TP.HCM), ông chủ một cửa hàng hóa chất khuyên chúng tôi nên mua bột màu công nghiệp vì vừa rẻ vừa làm được nhiều mứt. “100 g bột màu công nghiệp làm được một tấn mứt”, ông chủ giới thiệu.
E102 là ký hiệu để chỉ chất nhuộm màu nhân tạo Tartrazine. Đây là chất bột màu vàng, tan trong nước được sử dụng làm chất tạo màu không chỉ trong ngành sơn, mực in, nhựa, da… mà còn xuất hiện trong mỹ phẩm, dược phẩm và đặc biệt là thực phẩm. Trên thế giới, liên tiếp có những công trình nghiên cứu khoa học với độ tin cậy cao khẳng định sự độc hại của phẩm màu vàng E102 trong thực phẩm với sức khỏe người tiêu dùng.
Phẩm màu vàng E102 có trong chế độ ăn sẽ làm tăng sự hiếu động thái quá và gây kém tập trung ở trẻ 3 tuổi và 8-9 tuổi. Tại Australia, một nghiên cứu khác đã đưa ra kết luận về sự thay đổi hành vi khó chịu, bồn chồn và rối loạn giấc ngủ của trẻ có liên quan
đến việc sử dụng E102. Không chỉ tác động tới trẻ em là những đối tượng có sức đề kháng yếu, phẩm màu vàng E102 còn có nguy cơ gây tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của nam giới.
Chất này được sử dụng nhiều trong sản xuất các loại bánh kẹo và đặc biệt trong sản phẩm vô cùng quen thuộc với chúng ta là mì ăn liền. Với số lượng hàng tỷ gói mì ăn được tiêu thụ mỗi năm ở nước ta, tình trạng lạm dụng chất tạo màu E102 là vô cùng nguy hiểm cho người sử dụng.
Tình trạng sử dụng chất tạo màu trong thực phẩm ngày nay không còn là điều xa lạ nữa. Một số cơ sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ lợi dụng những đặc tính nổi bật mà quên đi trong đó vẫn tìm ẩn nguy cơ ngộ độc rất cao, nếu không sử dụng đúng cách và liều lượng. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn cả một thế hệ tương lai.