Giải pháp về vốn, kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh tới năng suất, hàm lượng no3 của rau cải bắp và hóa tính đất trồng rau tại thị xã hà giang .pdf (Trang 117 - 119)

III. ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BÓN PHÂN HỮU CƠ VI SINH HÀ GIANG (HCVSHG) TRÊN CÁC NỀN PHÂN KHOÁNG KHÁC NHAU TỚ

3. Giải pháp về vốn, kỹ thuật

Lý do cần có giải pháp: Để tổ chức sản xuất đƣợc rau an toàn cần phải có sự đầu tƣ ban đầu về vật tƣ, kỹ thuật tiến bộ. Thực trạng trong sản xuất không ít số hộ thiếu vốn đầu tƣ cho sản xuất theo qui mô rau hàng hóa.

Mục tiêu: Giải quyết đƣợc nhu cầu về vốn đầu tƣ sản xuất vùng rau an toàn, đảm bảo yêu cầu sản phẩm, nâng cao khả năng thu hồi và tái đầu tƣ.

Nội dung giải pháp:

- Dùng các nguồn vốn hỗ trợ, ƣu đãi, các hình thức liên doanh, thầu bao tiêu và các nguồn tín dụng để đầu tƣ.

- Hỗ trợ áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, tăng năng suất, chất lƣợng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa.

- Sử dụng phân bón HCVSHG cho vùng sản xuất rau.

Tổ chức thực hiện giải pháp:

- Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát sử dụng có hiệu quả nguồn vốn: Chính quyền, các tổ chức đoàn thể tuyên truyền các chính sách ƣu đãi; Các đơn vị chức năng kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay đúng mục tiêu.

- Nguồn vốn có thể sử dụng: vốn xóa đói giảm nghèo, vốn hỗ trợ phát triển kinh tế hộ của các hội: phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh; Vốn liên doanh với các doanh nghiệp; Vốn khoa học hỗ trợ nhân rộng kết quả các đề tài, dự án: Năm 2006, bằng hình thức phối hợp lồng ghép các dự án, Sở KH&CN Hà giang đã đồng ý cho Phòng kinh tế thị xã triển khai 3 ha rau cải

bắp áp dụng mở rộng kết quả thí nghiệm 1 của đề tài vào nội dung dự án mở rộng 15 ha mô hình rau sạch của địa bàn thị xã Hà Giang năm 2006- 2007.

Kết quả hiện nay mô hình sử dụng phân bón HCVSHG trong sản xuất rau đang đƣợc ngƣời dân duy trì và tiếp tục nhân rộng.

- Sử dụng phân HCVS Hà Giang cho sản xuất rau an toàn: Khuyến khích bón theo 3 công thức:

1) 800 kg HCVSHG + 180 kg N +100 kg P2O5 + 60 K2O 2) 800 kg HCVSHG + 135 kg N +75 kg P2O5 + 45 K2O 3) 800 kg HCVSHG + 90 kg N +50 kg P2O5 + 30 K2O Tùy theo đặc điểm đất đai và khả năng đầu tƣ của từng hộ.

Kết hợp với tăng cƣờng bón các loại phân hữu cơ khác nhƣ phân hữu cơ vi sinh đa chủng từ phế thải nông nghiệp [44]

- Liên doanh tạo cầu nối vùng sản xuất với nơi sản xuất vật tƣ và thị trƣờng: Liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ nhằm thu hút nguồn vốn đầu tƣ và tạo thị trƣờng ổn định. Trong đó việc liên doanh giữa vùng sản xuất rau với công ty Dịch vụ môi trƣờng công cộng là vấn đề quan trọng cho hình thành hệ thống sản xuất rau an toàn. Công ty có thể ứng trƣớc một phần vốn sản xuất ban đầu bằng phân bón HCVSHG và thu hồi khi bán rau thƣơng phẩm để tiếp tục tái đầu tƣ mở rộng sản xuất; cũng nhƣ sản xuất các loại phân bón có tính chuyên dùng cho mỗi loại rau theo đặt hàng từ vùng sản xuất rau.

- Tăng cƣờng đào tạo: Phối hợp với các dự án trên địa bàn tổ chức đào tạo khuyến nông thôn, bản, tập huấn cho các hộ nông dân về kỹ thuật thâm canh, sản xuất rau an toàn, công tác lập kế hoạch sản xuất và đầu tƣ có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh tới năng suất, hàm lượng no3 của rau cải bắp và hóa tính đất trồng rau tại thị xã hà giang .pdf (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)