Điểm tình hình nghiên cứu về phân bón vi sinh trên rau và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh tới năng suất, hàm lượng no3 của rau cải bắp và hóa tính đất trồng rau tại thị xã hà giang .pdf (Trang 59 - 63)

III. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀ

4. Điểm tình hình nghiên cứu về phân bón vi sinh trên rau và

nghiên cứu hàm lƣợng NO3

-

trong rau.

Phân bón vi sinh có tác dụng rộng đến năng suất, chất lƣợng nhiều loại cây trồng do hoạt động hữu ích của các chủng VSV. Trong đó đối tƣợng cây rau rất đƣợc chú ý, vì rau là loại thực phẩm dùng thƣờng xuyên của con ngƣời hàng ngày và có liên quan nhiều đến sức khỏe ngƣời sử dụng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về sử dụng các chế phẩm sinh học, phân sinh học, phân hữu cơ . . . . cho thấy, bón phân vi sinh cho rau đã giảm bớt đƣợc lƣợng phân hóa học mà năng suất rau vẫn ổn định và chất lƣợng rau đảm bảo theo tiêu chuẩn an toàn cho phép.

Nghiên cứu của Hoàng Hải và cộng sự năm 2005- 2006 về: nghiên cứu hiệu lực của một số chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM đối với lúa và rau tại Thái Nguyên cho thấy chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM có hiệu lực rõ rệt đối với tăng năng suất và chất lƣợng rau xanh [18].

Kết quả: Khảo nghiệm hiệu lực phân bón hữu cơ Liquid Calcium Nitrate đối với một số cây trồng trên một số loại đất miền Bắc Việt Nam 2006

của Viện Thổ Nhƣỡng Nông Hóa năm 2006- 2007 cho thấy: bón 2 tấn phân hữu cơ Liquid/ha cho rau cải bắp và su hào trên đất bạc màu, đất phù sa sông Hồng đã tăng năng suất rau cải bắp và su hào lên 17- 24 % so với không bón hữu cơ và đối chứng của nông dân; tăng năng suất của rau 9% so với công thức bón 10 tấn phân chuồng/ha. Bón 1,5 tấn phân hữu cơ Liquid và giảm lƣợng NK có trong phân hữu cơ cho năng suất rau tƣơng đƣơng với công thức bón 10 tấn phân chuồng/ha và cao hơn 9- 15% so với công thức không bón phân hữu cơ. Bón 1,5 tấn phân hữu cơ Liquid/ha cho bắp cải và su hào làm tăng tiền lãi 21- 25% so với công thức bón theo nông dân và tăng 8- 14% so với công thức bón 10 tấn phân chuồng/ha [53].

Kết quả thử nghiệm phân super K-Humate trên rau cải bắp NS- Kross vụ thu và vụ đông 2006 của Sở KH&CN Vĩnh Phúc cho thấy: trọng lƣợng bình quân/bắp cao hơn công thức không bón và tăng năng suất 276,5 kg/sào. Các mẫu rau dùng K- Humate khi phân tích đều đạt tiêu chuẩn chất lƣợng rau an toàn. Lãi cao hơn đối chứng 10,5% [32].

Dự án Kết hợp cải cách giáo dục và Phát triển cộng đồng do trƣờng Đại học Cần Thơ hợp tác với trƣờng Đại Học Michigan State thực hiện năm 2006- 2007 ở ấp Hòa Bình huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang trong 4 công thức bón phân: 100% phân hóa học; bón100% phân hữu cơ; 50% phân hóa học + 50% phân hữu cơ; 100% phân hữu cơ + 50% phân hóa học; Kết quả cho thấy, công thức bón 100% phân hữu cơ + 50% phân hóa học cho năng suất và hiệu quả tốt nhất đối với rau [20].

Những nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Thanh Hiền về phân bón đạm vi sinh Biogro ở xóm Tâm Thái, xã Hóa Thƣợng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trong 4 vụ cho thấy: việc dùng đạm vi sinh thay thế đƣợc 50% ure và tăng năng suất cây trồng. Với lúa, năng suất tăng từ 10- 25%, công thức bón đạm vi sinh 3 kg/sào thay cho 70% đạm hóa học, tăng năng suất 25,9 kg/sào. Đối với mỗi loại rau khác nhau năng suất cũng tăng 12- 20%. Bên cạnh đó ngƣời ta nhận thấy đạm vi sinh làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh của cây trồng vì nó làm cây trồng khỏe, phát triển đều, phẩm chất hạt và quả tăng [13].

Các kết quả nghiên cứu của Viện Công nghệ sinh học về việc sử dụng các chế phẩm sinh học nhằm nâng cao độ phì của đất và chất lƣợng của sản phẩm trong năm 2004- 2005 đã cho những kết quả tốt, có khả năng triển khai trên diện rộng. Việc sử dụng chế phẩm vi sinh và phân bón tạo bởi chế phẩm vi sinh đã giúp giảm đƣợc từ 30-50% lƣợng phân bón hóa học, sản lƣợng rau tăng từ 15- 20%, hàm lƣợng nitrate trong rau giảm 10 lần, thấp hơn rất nhiều so với tiêu

chuẩn cho phép. Ngƣời nông dân vùng dự án cho biết rau trồng bằng phƣơng pháp này tƣơi ngon hơn và đƣợc ngƣời tiêu thụ ƣa chuộng. Đối với đất trồng, ngay sau lần thí điểm đầu tiên, chất lƣợng đất đã đƣợc nâng lên đáng kể [29].

Nghiên cứu của tác giả Phạm Minh Cƣơng và cộng sự năm 2001- 2004 cho thấy: Thời gian bón đạm lần cuối đến khi thu hoạch có ảnh hƣởng chặt tới dƣ lƣợng NO3

-

trong rau. Khả năng tích lũy NO3- phụ thuộc vào từng loại cây. Hầu hết các loại rau sau bón 3- 5 ngày hàm lƣợng NO3

-

cao nhất và đều vƣợt ngƣỡng cho phép, sau đó lại giảm dần. Sau khi bón đạm lần cuối 10 ngày, hàm lƣợng NO3

-

thấp nhất và đều đảm bảo độ an toàn cho phép [6] .

Nghiên cứu của Bùi Quang Xuân năm 1993- 1997 về ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và hàm lượng NO3

-

trong rau trên đất phù sa sông Hồng đã cho thấy việc bón đạm làm tăng hàm lƣợng NO3- trong đất và cả trong rau. Liều lƣợng đạm thích hợp đạt năng suất cao, hàm lƣợng NO3

-

trong giới hạn cho phép đối với su lơ là 120 kg N, hành tây: 100 kg N, cà chua: 150 kg N, cải bắp là 200 kg N/ha. Bón đạm kết hợp với kali hoặc lân với liều lƣợng thích hợp đều làm tăng năng suất và giảm hàm lƣợng NO3

-

trong rau. Các loại phân bón lá làm tăng năng suất và giảm hàm lƣợng NO3

-

trong rau từ 15- 30% [55].

Khái quát những nghiên cứu về chế phẩm, phân bón vi sinh cho rau:

Qua các công trình nghiên cứu nói trên có thể thấy các tác giả đã tập trung nhiều vào nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm vi sinh, các phân bón vi sinh khác nhau đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng rau, giảm hàm lượng NO3

-

và hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường đạt được của việc bón phân vi sinh trong việc thay thế các loại phân hóa học từ 20- 70%. Các nghiên cứu đều cho kết luận khẳng định những chế phẩm vi sinh và phân bón tạo bởi chế phẩm vi sinh là sản phẩm phân bón hướng tới nền nông nghiệp bền vững.

Tuy nhiên, hiện nay việc tạo ra rất nhiều các loại phân bón vi sinh. (Không kể có những cơ sở sản xuất chạy theo lợi nhuận, sản xuất các sản phẩm không đúng yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn ban hành) đã cho người sản xuất rau phân vân trong việc lựa chọn loại phân bón vi sinh phù hợp với đối tượng cây trồng.

Để giải quyết một phần vấn đề này và ý tưởng tìm một số phân bón HCVS cho các vùng chuyên canh của Hà Giang theo mục tiêu sản xuất hàng hóa tập trung và phát triển bền vững. Để tăng thêm cơ sở khoa học, chúng tôi đã nghiên cứu đề tài và bổ sung thêm về một số vấn đề như:

- Xác định loại phân HCVS phù hợp với sản xuất rau cải bắp ở thị xã Hà Giang.

- Xác định ảnh hưởng của các loại phân HCVS tới thời gian bảo quản sau thu hoạch.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh tới năng suất, hàm lượng no3 của rau cải bắp và hóa tính đất trồng rau tại thị xã hà giang .pdf (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)