Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên trong một số trạng thái thảm thực vật thứ sinh tại vùng đầu nguồn hồ thác bà, tỉnh yên bái .pdf (Trang 91)

3. Giới hạn nghiên cứu

4.5.4. Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang

Một đặc điểm khá đặc trưng của tái sinh tự nhiên là phân bố cây tái sinh không đều trên mặt đất, tạo ra các khoảng trống thiếu tái sinh, đặc điểm này được thể hiện qua kết quả nghiên cứu phân bố số cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang. Nghiên cứu phân bố cây tái sinh trên mặt phẳng nằm ngang có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình lợi dụng khả năng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng. Sự phân bố cây trên bề mặt đất phụ thuộc vào đặc tính sinh vật học của loài cây và không gian dinh dưỡng, nguồn gieo giống tự nhiên.

Thực tế cho thấy, có những lâm phần có mật độ cây tái sinh cao, chất lượng và tổ thành cây tái sinh đảm bảo cho quá trình tái sinh, nhưng vẫn phải tiến hành xúc tiến tái sinh do phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất rừng chưa hợp lý. Do đó,

nghiên cứu hình thái phân bố của cây tái sinh là cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm thúc đẩy tái sinh theo hướng có lợi cho qúa trình phục hồi rừng. Để nghiên cứu hình thái phân bố cây tái sinh, chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn U của tác giả Clark và Evans.

Kết quả kiểm tra phân bố được tổng hợp ở bảng 4.20

Bảng 4.20. Phân bố cây theo mặt phẳng nằm ngang ở hai TTV TTV N/ha Số k/c đo  r U Kiểu phân bố

Sau NR 7625 30 0,376 0,96 1,858 Ngẫu nhiên

Sau KTK 7268 30 0,344 0,90 0,666 Ngẫu nhiên

Kết quả kiểm tra mạng hình phân bố cây theo mặt phẳng nằm ngang bằng tiêu chuẩn U cho thấy, phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất rừng ở hai trạng thái TTV là phân bố ngẫu nhiên phân tán liên tục. Quy luật phân bố cụm và ngẫu nhiên của cây tái sinh đã dẫn đến mặt đất rừng còn nhiều khoảng trống không có cây tái sinh. Điều này cho thấy sự xuất hiện của nhóm loài cây định cư cùng với sự thay đổi mật độ cây tái sinh và tiểu hoàn cảnh làm cho mạng hình phân bố của cây trên bề mặt đất cũng thay đổi theo hướng tiến dần đến phân bố đều. Vì vậy, các giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động cần phải điều tiết phân bố cây tái sinh tiệm cận dần với phân bố cách đều, bằng cách chặt tỉa cây ở những nơi có mật độ dày, trồng bổ sung các loài cây mục đích vào chỗ trống và mật độ còn thưa để điều chỉnh phân bố cây cho đồng đều hơn.

4.5.5. Nguồn gốc và chất lƣợng cây tái sinh

* Nguồn gốc cây tái sinh

Trạng thái TTV tái sinh sau nương rẫy có nguồn gốc từ hạt chiếm 85,49%, từ chồi 14,51%. Trong đó tỷ lệ chất lượng cây tốt đạt 55,12%, trung bình 26,87%, xấu 18,01%.

Trạng thái TTV tái sinh sau khai thác kiệt có nguồn gốc từ hạt chiếm 82,35%, từ chồi 17,65%. Tỷ lệ cây tái sinh sinh trưởng tốt 56,15%, trung bình 32,91% và cây xấu là 10,94%.

Như vậy, nguồn gốc cây tái sinh chủ yếu ở hai trạng thái TTV là tái sinh hạt, chỉ một phần nhỏ có nguồn gốc từ chồi. Đặc điểm này thuận lợi cho việc hình thành

tầng rừng chính trong tương lai. Vì trong cùng một loài, cây mọc từ hạt có đời sống dài hơn cây chồi, khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh tốt hơn cây tái sinh chồi.

* Chất lượng cây tái sinh

Chất lượng cây tái sinh là kết quả tổng hợp những tác động qua lại giữa cây rừng với nhau và giữa cây rừng với điều kiện hoàn cảnh. Năng lực tái sinh được đánh giá theo các chỉ tiêu về mật độ, phẩm chất, nguồn gốc và số cây con có triển vọng. Năng lực tái sinh phản ánh mức độ thuận lợi của điều kiện hoàn cảnh đối với quá trình phát tán, nẩy mầm hạt giống và quá trình sinh trưởng của cây mạ, cây con. Điều kiện hoàn cảnh rừng có tác động rất lớn ở giai đoạn này.

Vì vậy, căn cứ vào các kết quả nghiên cứu thực trạng về khả năng tái sinh của hai trạng thái TTV phục hồi tự nhiên tại khu vực nghiên cứu, từ đó đề xuất được các giải pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm tác động vào TTV để thúc đẩy quá trình tái sinh phục hồi rừng. Kết quả điều tra chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh được tổng hợp ở bảng 4.21

Bảng 4.21. Chất lƣợng và nguồn gốc cây tái sinh ở hai TTV Trạng thái TTV N/ha Nguồn gốc Tỷ lệ chất lƣợng (%) Hạt % Chồi % Tốt TB Xấu Sau NR 7625 6320 85,49 1190 14,51 55,12 26,87 18,01 Sau KTK 7268 5845 82,35 1155 17,65 56,15 32,91 10,94

* Phẩm chất cây tái sinh:

Theo số liệu ở bảng 4.19 cho thấy phần lớn cây tái sinh có chất lượng tốt và trung bình, đó là điều kiện thuận lợi cho quá trình lợi dụng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng. Biện pháp kỹ thuật áp dụng ở đây là xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung các loài có giá trị kinh tế, nuôi dưỡng cây tái sinh mục đích phù hợp với mỗi kiểu thảm nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi nâng cao chất lượng rừng, phù hợp mục tiêu quản lý rừng.

Theo Nguyễn Ngọc Lung (1991, 1993) [27, 28] ánh sáng là yếu tố quan trọng quyết định khả năng tái sinh của thực vật. Nhìn chung, tất cả các điểm nghiên cứu trên đều có chế độ ánh sáng tương đối tốt, đây là điểm thuận lợi cho sự tái sinh của cây mạ và cây con. Nếu giữa các trạng thái có sự khác nhau về mật độ, phẩm chất, nguồn giống thì chứng tỏ quá trình tái sinh còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác nữa như: độ che phủ, mức độ thoái hoá của đất, phương thức tác động của con người và tổ thành loài trong tầng cây cao.

Như vậy, khi thời gian phục hồi tăng thì số lượng cây có chất lượng tốt tăng lên, số lượng cây có chất lượng trung bình và xấu giảm dần. Vì vậy, biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng lúc này là xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp điều chỉnh mật độ cây tái sinh mục đích, trồng dặm trải đều trên bề mặt đất rừng, đồng thời nuôi dưỡng để chúng sinh trưởng, phát triển tốt, có tỷ lệ cây tốt chiếm tỷ lệ cao trong tổ thành cây tái sinh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. KẾT LUẬN

1. Trong khu vực đầu nguồn Hồ Thác Bà hệ thực vật rất phong phú, bước đầu đã thống kê được 1223 loài thuộc 730 chi, 183 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch (Thông đất, Cỏ tháp bút, Dương xỉ và Mộc lan).

Theo khung phân loại của UNESCO (1973) khu vực này có 4 kiểu thảm là: Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp; Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp; Thảm cây bụi thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp và Thảm cỏ.

2. Số lượng loài cây tham gia vào các quần xã thực vật rừng trong khu vực nghiên cứu – xã Xuân Long, biến động từ 45 - 61 loài, có từ 4 - 6 loài tham gia vào công thức tổ thành. TTV sau NR còn xuất hiện một số loài ưa sáng, mọc nhanh, tầm vóc nhỏ trong công thức tổ thành nhưng hệ số thấp như: Thẩu tấu, Bồ đề… Trong TTV sau KTK đã thấy xuất hiện một số loài cây chịu bóng dưới tán rừng như: Trám chim, Trám trắng, Nanh chuột, Thị lông, Bứa, Kháo vàng,...

Mật độ tầng cây cao biến động từ 125 cây/ha - 250 cây/ha, mật độ tầng cây nhỡ biến động từ 80 - 416 cây/ha.

3. TTV thứ sinh sau NR ở tầng cây nhỡ có chỉ số đa dạng sinh học cao nhất (3,68) so với tầng cây cao (3,31) và tầng cây nhỡ (3,51) ở trạng thái TTV sau KTK. Đây là biểu hiện của điều kiện môi trường đang dần được cải thiện tạo điều kiện cho những loài mới di cư, xâm nhập và phát triển.

4. Áp dụng thang phân loại dạng sống của Raunkiaer (1934), khu vực nghiên cứu có 5 kiểu dạng sống. TTV sau NR có phổ dạng sống là: SB = 77,46Ph + 6,03Ch + 6,67He + 1,90Cr + 7,94Th; Phổ dạng sống TTV sau KTK là: SB = 75,85Ph + 7,95Ch + 7,1He + 3,12Cr + 5,96Th

5. Trong cả hai trạng thái TTV số loài phân bố không đồng đều ở các nhóm tần số khác nhau trong cả tầng cây cao và tầng cây nhỡ.

Sự phân bố số loài theo cấp đường kính cả hai trạng thái trong khu vực nghiên cứu tuân theo quy luật giảm dần. Đồ thị phân bố có một đỉnh lệch trái.

6. Cả hai trạng thái TTV có số cây tập trung cao nhất (457- 673 cây) ở nhóm đường kính II (5-10 cm) và giảm dần ở các cấp III, IV,V, VI… đồ thị phân bố có dạng một đỉnh lệch trái và giảm dần xuống nhóm đường kính lớn.

7.Lớp cây tái sinh của TTV sau KTK có chỉ số đa dạng loài là 3,36 thấp hơn so với chỉ số đa dạng của TTV sau NR là 3,54. Chỉ số này đã phản ánh đúng thực trạng tái sinh ở khu vực nghiên cứu.

Số loài cây tái sinh ở các giai đoạn phục hồi rừng ở hai trạng thái biến động từ 39 - 55 loài, trong đó số loài cây tái sinh tham gia vào công thức tổ thành là 7 loài. Số loài cây tái sinh có đời sống ngắn, tầm vóc nhỏ không còn xuất hiện, điều đó chứng tỏ khả năng phục hồi rừng tốt hơn.

Những loài cây chiếm tỷ lệ cao trong công thức tổ thành có các loài Vàng anh, Máu chó, Kháo vàng, Chòi mòi, Chò nâu, Chẹo trắng....

Mật độ cây tái sinh ở cả hai TTV trong khu vực đều chủ yếu tập trung nhiều (2135-2985 cây/ha) ở cấp chiều cao I (0-20cm) và giảm dần ở các cấp chiều cao cao hơn. Mật độ cây tái sinh thấp nhất (612-875 cây/ha) ở cấp chiều cao V(101 - 130 cm).

Trạng thái TTV sau NR cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm 85,49%, chồi 14,51 %. Trong đó tỷ lệ chất lượng cây tốt đạt 55,12%, trung bình 26,87%, xấu 18,01%.

Trạng thái TTV tái sinh sau KTK có nguồn gốc từ hạt chiếm 82,35%, chồi 17,65%. Tỷ lệ cây tái sinh tốt đạt 56,15%, trung bình 32,91% và xấu 10,94%.

8. Phân bố số cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang ở cả hai TTV trong khu vực nghiên cứu tuân theo quy luật phân bố ngẫu nhiên.

9. Để bảo tồn và phát triển hệ thực vật và các thảm thực vật đặc biệt là các loài thực vật quý hiếm, những loài thực vật quan trọng, có ý nghĩa về mặt sinh thái (có chỉ số IVI > 5%), cần có một hệ thống về chính sách, về quản lý và phục hồi thảm thực vật, kể cả các biện pháp về kĩ thuật.

10. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật xúc tiến tái sinh phục hồi rừng:

- Áp dụng kỹ thuật khoanh nuôi bảo vệ, kết hợp phát luỗng dây leo, giảm bớt cây bụi cạnh tranh và chèn ép cây gỗ để xúc tiến nhanh quá trình phục hồi rừng. Trồng bổ sung các loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao, trong quá trình cải tạo rừng cần giữ lại các loài cây gỗ tầng cao cũng như các loài cây tái sinh có giá trị.

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh: áp dụng các biện pháp khoanh nuôi bảo vệ, có thể kết hợp trồng bổ sung một số loài cây đặc sản dưới tán rừng. Nếu là rừng sản xuất thì điều tiết tổ thành tầng cây cao để giảm bớt sự cạnh tranh, giảm bớt mật độ cây kém giá trị kinh tế, tạo điều kiện cho các loài cây có giá trị sinh trưởng và tái sinh, trồng bổ sung cây mục đích.

- Điều tiết tổ thành tầng cây cao theo hướng tăng sản lượng cây gỗ có giá trị kinh tế, tỉa thưa và khai thác những loài cây không đáp ứng nhu cầu kinh tế, phòng hộ, tận dụng sản phẩm gỗ xây dựng, nguyên liệu giấy sợi, gỗ ván dăm (Bồ đề, Chẹo tía, Thôi ba, Ba soi,..) và chất đốt phục vụ cho sinh hoạt đời sống của ngời dân. Làm giàu rừng bằng những loài cây có giá trị kinh tế như: Trám, Hồi, Quế, Lát hoa...

B. KIẾN NGHỊ

- Cần tiếp tục nghiên cứu một số mô hình khoanh nuôi phục hồi rừng trong khu vực nghiên cứu.

- Tiếp tục nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, tái sinh rừng phục hồi tự nhiên dưới những trạng thái rừng bị tác động khác nhau, từ đó nhằm đề xuất giải pháp nuôi dưỡng phục hồi rừng hợp lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1]. Phạm Hồng Ban (2000), Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái sau nương rẫy ở vùng Tây nam Nghệ An, Luận án Tiến sỹ sinh học, Đại học sư phạm Vinh, Nghệ An.

[2]. Baur G.N. (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vương Tấn Nhị dịch, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

[3]. Âu Văn Bẩy (2005), Nghiên cứu đặc điểm vùng bán ngập của một số hồ trọng điểm ở miền bắc Việt Nam, luận văn thạc sĩ sinh học, Thái Nguyên.

[4]. Catinot R. (1965), Lâm sinh học trong rừng rậm Châu Phi, Vương Tấn Nhị dịch, Tài liệu KHLN, Viện KHLN Việt Nam.

[5]. Trần Văn Con (1991), Khả năng ứng dụng mô phỏng toán để nghiên cứu cấu trúc và động thái của hệ sinh thái rừng khộp ở cao nguyên DakNong, Daklak, Luận văn PTS KHNN, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

[6]. Lâm Phúc Cố (1994), “Vấn đề phục hồi rừng đầu nguồn sông Đà tại Mù Cang Chải”, Tạp chí Lâm nghiệp, 94(5), tr. 14 - 15.

[7]. Lâm Phúc Cố (1996), Nghiên cứu một số biện pháp xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà tại Lâm trường Púng Luông, Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, Luận án PTS Nông nghiệp, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

[9]. Lê Ngọc Công (2004), Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên. Luận án Tiến sĩ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

[10]. Bùi Văn Chúc (1996), Bước đầu tìm hiểu đặc điểm cấu trúc rừng phòng hộ đầu nguồn làm cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý tại Lâm trường Sông đà - Hoà Bình, Luận văn thạc sĩ KHLN, Trường Đại học Lâm Nghiệp.

[11]. Nguyễn Duy Chuyên (1988), Cấu trúc tăng trưởng sản lượng và tái sinh tự nhiên rừng thường xanh lá rộng hỗn loài thuộc ba vùng kinh tế lâm nghiệp ở Việt Nam, Tóm tắt luận án tiến sĩ khoa học tại Hungary, bản tiếng Việt tại Thư viện Quốc gia, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

[12]. Nguyễn Duy Chuyên (1995), “Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loại vùng Quỳ Châu Nghệ An”, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp 1991-1995. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 1995, tr. 53-56

[13]. Nguyễn Anh Dũng (2000), Nghiên cứu một sô đặc điểm tái sinh tự nhiên và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng tự nhiên ở Lâm trường Sông Đà - Hoà Bình, Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.

[14]. Bùi Thế Đồi (2001), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên quần xã thực vật rừng trên núi đã vôi tại ba địa phương ở miền Bắc Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm Nghiệp, Trường Đại Học Lâm nghiệp.

[15]. Đồng Sỹ Hiền (1974), Lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho rừng Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

[16]. Vũ Tiến Hinh (1991), “Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên”, Tạp chí Lâm nghiệp, 2/91, tr. 3-4.

[17]. Đào Công Khanh (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của rừng lá rộng thường xanh ở Hương Sơn, Hà Tĩnh làm cơ sở đề xuất các biện pháp lâm sinh phục vụ khai thác và nuôi dưỡng rừng, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Hà Nội.

[18]. Nguyễn Đức Khiển (2005), Tài nguyên và môi trường tiềm năng và thách thức, NXB Nông nghiệp

[19]. Phùng Ngọc Lan (1984), “Bảo đảm tái sinh trong khai thác rừng”, Tạp chí Lâm nghiệp, (9).

[20]. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học, tập 1, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [21]. Nguyễn Ngọc Lung, Phó Đức Chỉnh, Đào Công Khanh, Trịnh Khắc Mười.

Quy luật tái sinh phục hồi sau nương rẫy trong phát triển kinh tế môi trường bền vững vùng núi cao. Tài liệu hội thảo Khoa học Mô hình phát triển Kinh tế - Môi trường, Hà Nội 1993.

[22]. Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư, Lê Đồng Tấn. Khả năng tái sinh tự nhiên thảm thực vật vùng núi cao Sa Pa. Tạp chí Lâm Nghiệp, 2/1995, 12-13.

[23]. Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư, Lê Đồng Tấn. Diễn thế thảm thực vật sau cháy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên trong một số trạng thái thảm thực vật thứ sinh tại vùng đầu nguồn hồ thác bà, tỉnh yên bái .pdf (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)