Thảm thực vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên trong một số trạng thái thảm thực vật thứ sinh tại vùng đầu nguồn hồ thác bà, tỉnh yên bái .pdf (Trang 51)

3. Giới hạn nghiên cứu

4.1.2. Thảm thực vật

Từ kết quả điều tra ngoài thực địa cho thấy rừng nguyên sinh trong khu vực nghiên cứu đã bị khai thác cạn kiệt trong một thời gian dài trước đây. Thay thế vào đó là các trạng thái thảm thực vật thứ sinh chiếm diện tích lớn, được phân bố ở nhiều vị trí khác nhau trong khu vực như: rừng trồng, rừng phục hồi tự nhiên, thảm cây bụi và thảm cỏ.

4.1.2.1. Rừng trồng

Thuộc địa phận vùng đầu nguồn hồ Thác Bà nên rừng trồng chủ yếu trong khu vực là rừng phòng hộ, trên các vùng khác là rừng kinh doanh được trồng theo các chương trình khuyến nông, khuyến lâm như chương trình 135, 327 và gần đây là do các hộ tự đầu tư trồng nhà nước hỗ trợ giống và kỹ thuật theo các chương trình giao đất giao rừng. Kết quả điều tra cho thấy cây trồng chủ yếu là cây nhập nội như: Bạch đàn (Eucaliptus), Keo tai tượng (Acasia mangium), Keo lá tràm (A. auriculiformis), Thông nhựa (Pinus merkusii).

Rừng thuần loại gồm có rừng Bạch đàn, Keo tai tượng, Keo lá tràm, Thông nhựa). Rừng hỗn loài có rừng Bạch đàn - Keo tai tượng, Bạch đàn - Keo lá tràm, Thông - Keo lá tràm, Thông - Keo tai tượng.

Như vậy, rừng trồng trong vùng chủ yếu là cây nhập nội với phương thức trồng thuần loài hay hỗn giao đơn giản. Hơn nữa do mới trồng rừng chưa khép tán nên khả năng chống xói mòn, bảo vệ đất bị hạn chế. Một số khu vực rừng trồng đã khai thác, thậm chí có nơi đã khai thác đến chu kỳ 2 nhưng không được chăm sóc tốt nên chất lượng rừng rất thấp. Trên những diện tích này, để phục hồi lại thảm thực vật cần có những nghiên cứu để đề xuất những giải pháp lâm sinh hợp lý nhằm cho phù hợp với điều kiện hiện trạng thực tế trong khu vực nhằm đạt được hiệu quả cao.

4.1.2.2. Thảm thực vật tự nhiên

Theo khung phân loại thảm thực vật theo đặc điểm ngoại mạo của UNESCO (1973) [75], tại khu vực đầu nguồn Hồ Thác Bà có các kiểu thảm với những đặc điểm chính như sau:

I.A.1.1. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp

+ Cây gỗ lá rộng: Là một dạng thoái hoá do khai thác kiệt. Hiện nay được bảo vệ nghiêm ngặt ít bị tác động, có cấu trúc đặc trưng của rừng nhiệt đới mưa mùa. Thành phần loài thực vật rất đa dạng, bao gồm cả các loài cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh, cây định vị và cây rừng nguyên sinh. Có nhiều loài cây gỗ lớn, chiều cao từ 8-15m, đường kính dao động từ 10-35cm, như: Trám trắng (Canarium album), Trám chim (Canarium tonkinense), Máu chó (Knema globularia), Chò nâu (Dipterocarpus tonkinensis), Vàng anh (Saraca dives)…cá biệt có một vài cá thể Gội (Agalia sp.) thuộc họ Xoan (Meliaceae) cao tới 25m và đường kính 50cm, Nang trứng (Hydrocarpus sp.) cao 20m, đường kính 40cm. Các cây gỗ tạo ra độ tàn che lớn 90%. Tầng cây bụi chủ yếu là cây tái sinh tự nhiên còn non, phân bố rải rác. Thảm tươi có thành phần loài nghèo nàn gồm các loài thuộc họ Cỏ (Poaceae), Dương xỉ (Polypodiaceae). Hệ thống dây leo ít.

+ Rừng nứa xen cây gỗ: Là trạng thái do kết quả của việc khai thác gỗ củi quá mức hình thành nên, phân bố chủ yếu trên độ cao 200-500m. Trong kiểu này, cây gỗ có

mật độ thưa với thành phần chính là: Lá nến (Macaranga denticulata), Bồ đề (Styrax tonkinensis), Ràng ràng (Ormosia balansae), Hu đay (Trema orientalis), Dẻ gai (Castanopsis indica), Ngát (Gironniera subaequalis), Re (Cinnamomumsp), Kháo (Machilussp), Bứa (Garcinia boni), Tai chua (Garcinia cowa), Sau sau (Liquidambar formosana)...

II.A.1.1. Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp

+ Cây gỗ là rộng: Là rừng phục hồi sau khai thác kiệt, đất nương rẫy bỏ hoang. Phân bố ở sườn núi trên độ cao từ 200 m trở lên. Tổ thành chủ yếu là: Bồ đề (Styrax tonkinensis), Ràng ràng (Ormosia balansae), Hu đay (Trema orientalis), Re (Cinnamomumsp.), Sau sau (Liquidambar formosana), Lá nến (Macaranga denticulata), Sơn rừng (Toxicodendron succcedanea), Trâm (Syzygiumsp), Côm (Elaeocarpussp.), Trôm (Sterculiasp.), Bời lời (Litseasp.).

+ Rừng nứa xen cây gỗ: Rừng nứa (Neohouzeana dullosa) được hình thành do khai thác quá mức và sau nương rẫy. Tương tự như ở rừng thưa cây lá rộng, ở loại hình này thành phần cây gỗ cũng chủ yếu là các loài cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh như: Bồ đề (Styrax tonkinensis), Lá nến (Macaranga denticulata), Hu chanh (Alangium kurzii), Thôi ba (Alangium chinensis), Bời lời (Litseasp.), Sau sau (Liquidambar formosana); các loài có đời sống dài như: Dẻ gai (Castanopsissp.), Trâm (Syzygiumsp.), Côm (Elaeocarpussp.), Re (Cinnamomumsp.), Trám (Canarium allbum), Bứa (Garcinia boni)...

+ Rừng giang, vầu: Thường tạo thành từng khoảnh nhỏ phân bố rải rác trong vùng gồm các loài cây gỗ thưa thớt với thành phần khá đơn giản. Những loài thường gặp như: Bồ đề (Styrax tonkinensis), Dẻ gai (Castanopsisindica), Vàng anh (Saraca dives), Nhội (Bischofia javanica), các loài thuộc chi Ficus...

III. A.1.1. Thảm cây bụi thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp

Phân bố ở độ cao dưới 100 m so với mực nước biển. Các thảm cây bụi này bao gồm các quần xã có hay không có cây gỗ với nhiều trạng thái khác nhau: Thảm cây bụi thấp sau nương rẫy, thảm cây bụi cao sau nương rẫy, thảm cây bụi cao sau trồng rừng không thành, thảm cây bụi cao sau khai thác kiệt. Mỗi một trạng thái có thời

gian phục hồi khác nhau, tổ thành thực vật khác nhau chủ yếu thuộc 3 họ: họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cỏ (Poaceae) và họ Cà phê (Rubiaceae). Cây gỗ chủ yếu là các loài tiên phong, ưa sáng: Ba soi (Macaranga denticulata), Bời lời vòng (Litsea verticillata), Kháo (Machilus sp.), Hu đen (Commersonia bartramia), Thầu tấu (Aporoza dioica), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa) Hoắc quang (Wendlandia paniculata), Vỏ dụt (Hymenodictyon oriense). Ngoài ra còn gặp một số họ khác như: Họ Na (Annonaceae), họ Trôm (Sterculiaceae), họ Nhài (Oleaceae), họ Cam (Rutaceae). Cây bụi chủ yếu là các loài thuộc họ Mua (Melastomataceae), họ Sim (Myrtaceae).

IV.A.1.1. Thảm cỏ

Gồm thảm cỏ dạng lúa trung bình với các ưu hợp Lách (Saccharum spontaneum), Cỏ tranh (Imperata cylindrrica), Chít (Thysanolaena maxima) và trảng cỏ không dạng lúa có ưu hợp Guột (Dicranopteris linearis).

*Hai trạng thái thảm thực vật đặc trưng ở xã Xuân Long

Căn cứ vào điều kiện thực tế, chúng tôi đã chọn 2 kiểu thảm thực vật đặc trưng cho trạng thái thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên để nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc, tái sinh, tính đa dạng loài và xu hướng phục hồi của các thảm thực vật trong khu vực nghiên cứu. Đó là thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên sau nương rẫy và thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt.

Để thuận tiện cho việc trình bày, chúng tôi sử dụng cách viết ngắn gọn cho từng trạng thái như sau:

Tên đầy đủ của từng điểm nghiên cứu Tên viết gọn

1. Thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên sau nương rẫy

1. TTV thứ sinh phục hồi TN sau NR

2. Thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt

2. TTV thứ sinh phục hồi TN sau KTK

** Trạng thái TTV thứ sinh phục hồi TN sau NR

Địa điểm chúng tôi khảo sát và tiến hành nghiên cứu tại khu vực có độ cao từ 100 - 300 m, độ dốc từ 200 – 250, không có hiện tượng xói mòn, đất có mức độ thoái hoá trung bình và không có đá lộ đầu. Toàn bộ diện tích này trước kia là rừng nguyên sinh nhưng do bị khai thác chọn, bị chặt trắng làm nương rẫy canh tác nông nghiệp trong thời gian dài rồi được bỏ hoang hoá, thời gian phục hồi được xác định khoảng 10 - 15 năm, thành phần thực vật trong kiểu trạng thái này phong phú và đa dạng được thể hiện ở hình 4.1.

Theo quan điểm của Cain và Oliveira (4) đã đề xuất, khi tăng diện tích ô tiêu chuẩn lên 10% mà số loài tăng ít hơn 10 % thì có thể dừng lại, diện tích đại diện tối thiểu được coi là đã đạt được và tổng số loài trong tất cả các ô điều tra đã bao quát được tổ thành loài của quần hợp cây gỗ rừng đại diện cho trạng thái nghiên cứu. Kết quả thể hiện trên hình 4.1 cho thấy điều kiện này đã được thoả mãn trong kết quả thu thập số liệu thực địa của đề tài.

0 10 20 30 40 50 60 70 400 1200 2000 2800 3600 4400 5200 6000

DiÖn tÝch « tiªu chuÈn (m2)

S è l o µ i c © y

Hình4.1– Đồ thị đường tổng góp loài trên diện tích của TTV sau NR

Thống kê cho thấy, tầng cây cao có 61 loài thuộc 39 chi và 26 họ. Ở tầng này có những loài cây tiên phong ưu sáng mọc nhanh, đời sống ngắnnhư: Lá nến

(Macaranga denticulata), Ba bét (Mallotus metcalfianus), Thầu tấu (Aporosa

(Cratoxylum cochinchinense),... Ngoài ra, còn bắt gặp một số loài cây ưa sáng đời sống dài, có giá trị với sức sinh trưởng mạnh đạt kích thước cây gỗ lớn. Đây là những loài tiên phong định cư thường có mặt ở tầng cây gỗ như: Máu chó lá nhỏ

(Knema globularia), Dẻ gai (Castanopsis indica), Sau sau (Liquidambar formosana),Trám chim (Canarium parvum), Vàng anh (Saraca dives), Kháo lá lớn

(Machilus macrophylla), Lọ nghẹ (Olea dioica), Re (Cinnamomum sp.), Bời lời nhớt (Litsea glutinosa), Cứt ngựa (Archidendron balansae), Chè vằng (Jasminum subtriplinerve), Trám trắng (Canarium album), Chẹo trắng (Engelhardtia roxburghiana), Côm tầng (Elaeocarpus griffithii), Sảng (Sterculia lanceolata), Xoan nhừ (Cherospondias axillaris), Sồi (Lithocarpus thabdostachyus), Nang trứng

(Hydrocarpus sp.)….Chẹo (Engelhardtia roxburghiana), Ràng ràng mít (Ormosia balansae)

Hình4.2 - Ảnh TTV sau NR đã phục hồi tự nhiên được 20 năm

Các loài ưu thế ở tầng cây cao bao gồm: Máu chó lá nhỏ + Dẻ gai + Sau sau + Trám trắng + Thầu tấu + Bồ đề

Tầng cây nhỡ có tổng góp là 68 loài, ngoài những loài có mặt ở tầng cây cao chúng tôi còn bắt gặp một số loài mới chỉ xuất hiện ở tầng này như: Nhọc sần

(Polyalthia consanguinea), Trâm lá chụm ba (Syzygium formosum), Súm lông

(Eurya ciliata), Sẻn hôi (Zanthoxylum rhetsa), Bồ hòn (Sapindus saponaria),… Tuy nhiên số lượng của chúng không nhiều, mọc phân tán trong khu vực nghiên cứu.

Các loài ưu thế ở tầng cây nhỡ bao gồm: Kháo lá lớn + Trám chim +Re + Sau sau.

Thành phần cây bụi ít về số loài, phân bố rải rác trong khu vực nghiên cứu. Có tới 3 loài Mua (họ Melastomataceae) xuất hiện ở đây: Mua thường (Melastoma normale), Mua bà (M. sanguineum), Mua tép (Osbeckia chinensis). Họ Cà phê (Rubiaceae) có 2 loài Lấu: Lấu balansae (Psychotria balansae), Lấu rừng

(Psychotria silvestris). Các họ khác có đại diện ở tầng cây bụi là họ Trôm (Sterculiaceae), họ Na (Annonaceae), họ Sổ (Dilleniaceae), họ Trúc đào Apocynaceae, họ Trường sơn (Hydrangeaceae), họ Cam quýt (Rutaceae), họ Nhài (Oleaceae),...

Thảm tươi có độ dày rậm Cop3 với thành phần cây thân thảo đa dạng chủ yếu thuộc về các họ sau: họ Hoà thảo (Poaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Thài lài (Commelinaceae), họ Rau răm (Polygonaceae). Những đại diện chiếm ưu thế gồm: Cỏ chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ róc

(Microstegium ciliatum), Cỏ tre (Oplismenus compositus), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Cỏ nghể (Polygonum hydropiper),... Bên cạnh đó còn phải kể đến các loài dây leo trong họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Khúc khắc (Smilacaceae), họ Dây khế (Connaraceae), họ Lá lốt (Piperaceae), như: Bàm bàm (Merremia hederacea), Dây mật (Derris elliptica), Bàm bàm dây (Entada phaseoloides), Kim cang (Smilax corbularia), Dây khế

(Rourea minor), Lá lốt rừng (Piper lolot)...

** Trạng thái TTV thứ sinh phục hồi TN sau KTK

Đây là trạng thái được phân bố ở độ cao trên 300 m so với mặt nước biển, độ dốc từ 300

kiệt, sau đó được phục hồi tự nhiên trong khoảng thời gian 15 năm,độ tàn che của tán rừng từ 90 - 95 %, kết quả được thể hiện ở hình 4.2.

Từ hình 4.2 chúng tôi nhận thấy, số loài cây gỗ tăng lên khi tăng số lượng ô tiêu chuẩn, nhưng sự tăng về số loài ở đây không giống như trạng thái TTV thứ sinh phục hồi TN sau nương rẫy.

Hình 4.3.Đồ thị đường tổng góp loài trên diện tích của TTV sau KTK

Trong tầng cây cao có 58 loài thuộc 36 chi và 27 họ. Các loài chiếm phần lớn về số lượng cây gỗ chủ yếu thuộc các họ: Họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Đào lộn hột (Anacardiaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Máu chó (Myristicaceae). Những loài cây ưa sáng mọc nhanh, đời sống ngắn, chất lượng gỗ kém đã không còn tham gia vào cấu trúc tầng cây cao mà thay vào đó là các loài cây có đời sống dài và tầm vóc lớn như: Chò chỉ (Parashorea chinensis), Chò nâu (Dipterocapus tonkinensis), Săng lẻ (Lagerstroemia tomentosa), Dẻ (Castanopsis indica), Chẹo

(Engelhardtia roxburghiana), Sau sau (Liquidambar formosana), Vàng anh (Saraca dives), Thừng mực lông (Wrightia tomentosa), Máu chó lá nhỏ (Knema globularia), Trâm lá chụm ba (Syzygium formosum), Lọ nồi (Hydnocarpus kurzii), Thị ba ngòi

(Diospyros bangoiensis), Dung (Symplocos laurina), Trám chim

(Canariumtonkinense), Đỏm lông (Bridelia monoica), Sụ lưỡi mác (Phoebe lanceolata),Mạy tèo (Streblus macrophyllus), Lát xoan (Choerospondias axillaris),

0 10 20 30 40 50 60 400 800 1200 1600 2000

DiÖn tÝch « tiªu chuÈn (m2)

S

è l

oµi

c

Sấu (Dracontomelon duperreanum), Cà lồ (Caryodaphnopsis tonkinensis), Đinh

(Mackhamia stipulata), Táu muối (Vatica fleuryana), Ngát (Gironniera subaequalis),…được phân bố vào tầng tán chính của rừng.

Hình 4.4 - Ảnh TTV sau KTK đã phục hồi tự nhiên được 20 năm

Các loài ưu thế ở tầng cây cao bao gồm: Chò nâu + Máu chó + Vàng anh + Thị ba ngòi + Ngát.

Tầng cây nhỡ có tổng góp là 45 loàitập chung vào một số loài cây chủ yếu, trong tương lai một số loài trong số chúng sẽ tham gia vào tầng tán chính của rừng.

Các loài ưu thế ở tầng cây nhỡ bao gồm: Vàng anh + Trâm rừng + Nang trứng +Táu muối+ Ngát + Dung.

Thành phần cây bụi không còn các loài ưa sáng, chủ yếu là: Sừng dê (Strophanthus divaricatus), Lấu rừng (Psychotria silvestris), Trà (Camellia sinensis), Đơn nem (Maesa perlarius),...

Thảm tươi có độ dày rậm Soc, thành phần chủ yếu là một số loài cỏ như: Cỏ chỉ (Eriachne chinensis), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ chè vè (Miscanthus

floridulus), Cói lông (Cyperus pilosus),Ngọc nữ (Clerodendrum tonkinensis), Thóc lép (Desmodium gangeticum),Guột (Dicranopteris linearis),... mọc thành cụm hoặc rải rác một vài chỗ.

Dây leo, bụi trườn chủ yếu gồm các loài: Mâm sôi lá xẻ (Rubus alcaefolius), Kim cang (Smilax corbularia), Dây mật (Derris elliptica), Dây sống rắn (Acacia harmandiana), Móng bò (Bauhinia cardinalis), Tiết dê (Cissampelos pareira), Củ nâu (Dioscorea cirrhosa),... có số lượng ít.

* Nhận xét chung về hai trạng thái TTV thứ sinh phục hồi tự nhiên

Các điểm nghiên cứu trên có thành phần loài phong phú và đa dạng, thông tin về thành phần thực vật trong mỗi kiểu thảm thực vật đã nói lên hiện trạng và giai đoạn đang phục hồi của nó. Điểm chung cho cả 2 trạng thái TTV nghiên cứu hiện nay là:

+ Trong thành phần loài cây gỗ, ngoài những loài cây ưa sáng mọc nhanh xuất hiện một số loài nửa chịu bóng tuổi thọ cao, nguồn gốc có thể từ nguồn hạt giống tại chỗ hoặc từ nơi khác mang đến. Vai trò của các loài ưa sáng định cư là tạo điều kiện sinh thái cho các loài nửa chịu bóng của rừng nguyên sinh phục hồi trở lại.

+ Có thể thấy rằng khi thời gian phục hồi rừng tăng lên, độ tàn che của rừng tăng thì một số loài cây ưa sáng mọc nhanh nếu không vượt khỏi tầng rừng chính sẽ bị đào thải ra khỏi quần xã để nhường chỗ cho các loài cây chịu bóng hoặc nửa chịu bóng dưới tán rừng tái sinh phát triển, thành phần loài cây có đời sống dài xuất hiện, tạo lập một hoàn cảnh rừng mới tiến đến sự ổn định tương đối.

+ Đường kính thân cây (D1.3) và chiều cao vút ngọn (Hvn) trung bình của rừng còn nhỏ, số lượng loài cây có giá trị chiếm tỷ lệ tổ thành không cao, nhưng cá biệt có một số cá thể D1,3 > 35 cm và Hvn > 15 m. Như vậy, rừng phục hồi giai đoạn này vẫn thuộc rừng non, trữ lượng còn thấp, có tác dụng phòng hộ tốt hơn kinh tế. Điều đó cho thấy để vừa phát huy tác dụng phòng hộ, vừa nâng cao được tính đa dạng trong hệ sinh thái thì cần xúc tiến tái sinh tự nhiên và quản lý bảo vệ nghiêm ngặt.

Điểm khác biệt: Cùng với thời gian, nếu xét theo xu hướng phục hồi tự nhiên theo hướng diễn thế đi lên của mỗi một trạng thái thì có sự khác biệt rõ ràng giữa TTV thứ sinh phục hồi TN sau NR và TTV thứ sinh phục hồi TN sau KTK.

+ Đối với trạng thái TTV thứ sinh phục hồi TN sau NR có đặc điểm đặc trưng của rừng một tầng đều tuổi được hình thành trên đất bị thoái hoá không còn mang tính chất đất rừng, quần hệ này có sự hỗn hợp giữa cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh, đời sống ngắn chất lượng gỗ kém cùng với một số loài cây tiên phong định cư có giá trị đời sống dài, nguồn giống được mang đến nhờ các loài chim thú hoặc những hạt giống còn sót lại trong đất

+ Đối với TTV thứ sinh phục hồi tự nhiên sau KTK, trạng thái này có xuất phát điểm khác hẳn so với trạng thái TTV thứ sinh phục hồi tự nhiên sau nương rẫy vì trong TTV này vẫn còn một số cây có đường kính lớn do không đủ kích thước hoặc không đủ phẩm chất vào thời gian khai thác lúc đó nên không được khai thác và còn sót lại cho đến nay, đất vẫn còn tính chất đất rừng, thành phần cây bụi dây leo vẫn còn đặc biệt nguồn hạt giống vì rừng còn sót lại một số cây mẹ cộng thêm nguồn hạt giống đã có ở trong đất từ trước đó hoặc có khi là chồi mọc từ gốc chặt trước kia nên thành phần loài ít đa dạng, phong phú nhưng lại tập chung vào một số họ, loài chủ yếu với số lượng cá thể lớn có ảnh hưởng nhất định đến khả năng khôi phục lại hoàn cảnh rừng nhanh chóng.

Ngoài ra, mọi thành phần thực vật từ địa y, dương xỉ, cây bụi, thảm tươi cho đến cây gỗ, cây tái sinh đều có vai trò và tác dụng riêng biệt thúc đẩy quá trình phục

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên trong một số trạng thái thảm thực vật thứ sinh tại vùng đầu nguồn hồ thác bà, tỉnh yên bái .pdf (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)