Lưng trên và lồng ngực đau: Nguyên nhân bệnh:

Một phần của tài liệu IỂM HUYỆT LIỆU PHÁP ppt (Trang 53 - 55)

Nguyên nhân bệnh:

Phần lớn do bị phong, thấp, hàn bên ngoàI dẫn đến, nhưng cũng có do 6 kinh ở chân thuộc về tạng phủ có bệnh biến mãn tính phản ứng ở kinh lạc sở thuộc vùng đùi, gối đau đớn. Phong thấp thì có quan hệ thời khí biến hoá các tạ phủ nào đó ( của kinh ở chân ) sinh ra bệnh biến mãn tính cũng cõ hoặc thường, hoặc ít có phản ứng kiểu đau đớn.

Cách chữa:

Lấy các huyệt Túc tam lý, Dương lăng tuyền, Phong thị, Âm thị, Âm lăng tuyền,Tam âm giao làm chủ, và phối hợp với Tất nhãn, chỗ khớp nối đầu gối. Hoặc là dùng phép “ bệnh dưới lấy huyệt trên”, lấy các huyệt Phong trì, Kiên tỉnh, Đại trữ. Phong thấp thì ra phép dựa theo kinh lạc. Bệnh thuộc tạng phủ thì phối hợp huyệt theo quan hệ kinh lạc biểu lý, âm dương.

Ví dụ như: Tiêu hoá không tốt gây ra đau đầu gối phải lấy huyệt Túc tam lý, Giải khê, trên kinh túc dương minh vị, huyệt Tam âm giao trên kinh túc thái âm tỳ. Các bệnh thuộc các tạ phủ khác dẫn đến đau đầu gối có thể dựa theo phương pháp trên theo đường kinh lấy huyệt. Nhất loạt dương kinh thường làm thuốc bổ, âm kinh thường dùng phép tả. Mỗi huyệt đều dùng các thủ pháp nắn day ngang bằng, nhấn nhả, mỗi loại làm 100 lần. Nếu có sợ lạnh hoặc chứng hư, mỗi huyệt đều thêm phép chấm gõ da 100 lần. Làm phép dựa theo đường kinh lạc chừng 6 lần và làm phép rung rẩy khớp ( theo phương pháp rung rẩy huyệt vị hoặc rung rẩy chỗ đau đớn ).

Điểm huyệt thứ tự: Giống như trên

Hiệu quả chữa: Chữa 1 –2 lần có thể giảm nhẹ chứng, dựa theo bệnh tình nặng hay nhẹ mà quyết định kỳ hạn chữa.

22. Lưng trên và lồng ngực đau:Nguyên nhân bệnh: Nguyên nhân bệnh:

Nhất loạt là phong hàn gây ra bệnh, cũng có thể do bệnh phổi gây ra, cũng có khi do vị tổn thương ảnh hưởng đến vùng ở ngực và vùng lưng trên đau đớn, cũng có do va chạm dẫn đến đau đơn.

- Thuộc về phong hàn, thường có quan hệ biến hoá khí hậu.

- Thuộc về bệnh phổi gây ra đau đớn khi ho, thở hít sẽ thấy đau đớn. - Thuộc về bệnh dạ dày gây ra đau đớn thường có quan hệ với cơn

đau tăng giảm của bệnh dạ dày.

- Va chạm gây đau đớn thì đau liên tục.

Cách chữa:

- Do phong thấp, lấy thư kinh hoạt lạc làm chủ.

+ Ngực đau lấy huyệt Nội quan, Khúc trạch, 2 lần chữa đầu dùng tả pháp, sau khi thấy bệnh nhẹ bớt thì dùng phép bổ.

+ Vùng lưng đau đớn, bổ huyệt Uỷ trung, tả Thừa sơn, đó là dùng phép bệnh ở trên lấy huyệt ở dưới, một bổ một tả để đạt đến tác dụng thư cân hoạt huyết, và phối hợp thêm A thị huyệt.

- Bệnh phổi gây ra đau đớn, bổ Thái uyên, tả Thiên lịch, bổ huyệt Trung phủ để điều lý cái gốc của bệnh ở phổi ( trị bản ), ngoàI ra lấy thêm A thị huyệt để trị bản ( trị tiêu ).

- Bệnh dạ dày gây ra đau đớn, bổ Túc tam lý, tả Trung quản, bổ huyệt Thiên khu, đểu điều lý cái gốc của bệnh ở dạ dày, ngoàI ra lấy thêm huyệt cục bộ để chữa ngọn ( trị tiêu).

Mỗi huyệt làm thủ pháp nắn day ngang bằng và nhấn nhả đều 100 lần. Khi cần thiết có thể theo thủ pháp dựa theo đường kinh lạc. Va chạm gây ra đau đớn, ngoàI việc lấy huyệt theo chứng phong thấp là lấy huyệt đường xa ra, còn phải làm thêm thủ pháp ấn giữ kéo chia ở trên, dưới, phải, trái của cục bộ nơi đau.

Thứ tư điểm huyệt: Giống như trên

Hiệu quả chữa: Chữa từ 2 –4 lần là thấy hiệu quả, nhẹ bớt. Nhất loạt trên dưới 10 chữa thì khỏi.

23. Mất tiếng:

Nguyên nhân bệnh:

Ngực lép hẹp, đột nhiên gặp phải kính động mà tối tăm té ngã, sau khi tỉnh thấy chi thể vận động bình thường nhưng lại mất tiếng.

Chứng trạng:

Tự nhiên rất nhanh chóng tối tăm té ngã bất tỉnh nhân sự, hàm răng cắn chặt tứ chi cứng đơ. Sau khi được cứu chữa kịp thời đã tỉnh, mất đi năng lực nói tiếng, miệng há không được ta lắm nhưng ăn uống không gặp khó khăn, đầu lưỡi không thể lè ra ngoàI môi. Thính giác không trở ngại, rõ ràng câm mà không điếc.

Cách chữa:

Trước hết cắt huyệt ở các huyệt 12 Tỉnh huyệt, Nhân trung, để thông khí huyết toàn thân, làm cho chỗ bế tắc của kinh lạc được giãn mở. Thứ đến là cắt các huyệt Á môn, Phong phủ, Bách hội, để tỉnh não, Tả các huyệt Hợp cốc, Liệt khuyết, Phong trì để thanh nhiệt trừ phong, Cắt Quan xung, tả huyệt Thông lý để giải nhiệt ở Thượng tiêu và trong tim. Tả các huyệt Kỳ môn, Thái xung, để thư cái uất kết của kinh can, Bổ huyệt Túc tam lý để gián khí trừ đờm. Đơmd nhiều gia bổ Chiên chung, tả Trung quản, bổ Khí hải. Thần trí tỉnh táo thì không dùng Bách hội, Liệt khuyết, Nhân trung và 12 huyệt Tỉnh, mà thêm tả Thần môn, Phong môn, Á môn, bổ Phong trì, tả huyệt Giáp xa. ăn uống như thường thì có thể không dùng huyệt Túc tam lý. Mỗi huyệt đều dùng thủ pháp nắn day ngang bằng và nhấn nhả 100 lần. Thủ pháp bổ trợ có thể tả theo thứ tự của kinh thủ dương minh, cắt ở huyệt Thủ tam lý và Quan xung, làm cho nâng cao hiệu quả chữa ( bảo người bệnh lè lưỡi ra lại thụt lưỡi vào làm cho lưỡi vận động co duỗi ). Sau đó, cắt cắt ( bấm bấm móng tay ở các huyệt Giáp xa, Ế phong, Liêm tuyền, lại dậy cho người bệnh tập nói (từng tiếng một, tiến tới nói hai tiếng một và dần tăng thêm ). Nếu có thêm kèm các chứng khác tuỳ chứng mà thêm huyệt chữa.

Thứ tự điểm huyệt: Giống như trên

Hiệu quả chưã: Mất tiếng đơn thuần, hiệu quả chữa nhanh, điểm huyệt mấy lần có thể khỏi.

Một phần của tài liệu IỂM HUYỆT LIỆU PHÁP ppt (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w