Tình hình lao động

Một phần của tài liệu Xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên .doc (Trang 48 - 52)

Nhân viên trong chi nhánh được tuyển dụng bởi Giám đốc chi nhánh, số lượng tuyển dụng còn phụ thuộc vào chính sách về tuyển dụng chung của toàn bộ công ty và có mức lao động cho mỗi chi nhánh tuỳ vào tình hình hoạt động kinh doanh và thị trường mà chi nhánh chọn làm mục tiêu. Mặc dù chi nhánh được thực hiện chế độ hạch toán độc lập nhưng về kê khai và cách thức

ghi sổ trong kế toán phải tuân theo sự thống nhất với trụ sở chính, có nghĩa vụ nộp lên cấp trên khoản trích nhất định theo tháng, quý hoặc năm (trong bảng Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006 mục này bị trống là do một vài năm đầu công ty để cho chi nhánh tự trang trải các khoản và cũng vì hiệu quả hoạt động những năm đầu của chi nhánh đem lại lợi nhuận không cao, …)

Hình thức tuyển dụng:

• Thông qua nhân viên giới thiệu

• Đăng báo, ví dụ qua các báo như: Báo Lao động, báo Hà Nội mới,

• Đăng trên trang web của công ty

• Tìm người đã có kinh nghiệm từ các công ty khác về công ty mình

Yêu cầu đối với ứng viên trong quá trình tuyển dụng của chi nhánh, theo như cuộc nói chuyện với anh Đỗ Xuân Ngoạn – Giám đốc chi nhánh thì bao gồm những yêu cầu sau:

• Ngoại ngữ (đối với chi nhánh tốt nhất là tiếng Anh và tiếng Trung)

• Chuyên môn

• Năng lực

• Yêu nghề

• Ngoại hình

• Ưu tiên có kinh nghiệm

Sau khi được tuyển dụng rồi ứng viên đó sẽ có thời gian thử việc, thông thường là 3 tháng làm việc tại chi nhánh.

Về trình độ, hầu hết các nhân viên trong chi nhánh là tốt nghiệp Đại Học, các trường như: Khoa học Xã hội và nhân văn, trường đại học dân lập Phương Đông, trường đại học Mở, Kinh tế quốc dân, Ngoại ngữ đại học quốc gia Hà

Nội, …Trong số đó có duy nhất một người là nam, học trường Ngoại ngữ thuộc đại học Quốc gia Hà Nội.

Khi nói đến kiến thức của một người thì rất khó đánh giá, về cả kiến thức chung và kiến thức chuyên sâu vì kiến thức một người có thể có nhiều nhưng cách vận dụng kiến thức đó trong công việc của mỗi người để đạt hiệu quả là một vấn đề không phải ai cũng làm được (ví dụ: có rất nhiều người có kiến thức chuyên môn về cơ chế hoạt động của một loại máy nhưng không phải ai cũng có thể chế tạo ra một chiếc máy, …). Khi người ta đánh giá khả năng của ai người ta nhìn vào những gì anh ta làm được chứ không nhìn vào những gì anh ta được học. Mỗi nhân viên trong chi nhánh đều là những người được đào tạo bài bản nhưng khả năng vận dụng vào công việc đến đâu thật sự không dám đưa ra lời bàn.

Về các kỹ năng, đối với nhân viên trong công ty kỹ năng bán hàng, kỹ năng nói chuyện điện thoại, kỹ năng thuyết phục là chưa thực sự tốt. Nói vậy bởi lẽ, lượng khách đến với chi nhánh rất ít là khách trực tiếp liên hệ mà thường thông qua các công ty khác (khi các công ty ấy chưa thực hiện chương trình mà khách yêu cầu, …)

Về lao động trong chi nhánh nhiều người ở độ tuổi 8X, tỷ lệ nam nữ trong chi nhánh thì tỷ lệ nữ chiếm số đông và phần đông trong số các nhân viên nữ là có con nhỏ và có gia đình, toàn chi nhánh có 5 người là nữ chưa kết hôn.

Mức lương, thưởng:

- Mức lương trung bình mà chi nhánh trả cho mỗi nhân viên là 1.500.000 đồng

Căn cứ trả lương là dựa vào năng lực và vị trí làm việc. Chính sách lương thưởng của công ty có được nhân viên nắm rõ, và có lấy đó làm động lực làm việc mặc dù hiệu quả chưa phải là cao.

Về vấn đề tăng lương, công ty làm theo quy định trong luật Lao động là 3 năm tăng lương một lần, nhưng công ty cũng có sự linh hoạt của mình trong vấn đề tăng lương, vì còn có xét đến yếu tố năng lực.

- Về thưởng, thường căn cứ vào mức lợi nhuận thu được theo từng tháng hoặc quý để có những khoản trích theo tỷ lệ nhất định đã định sẵn. Người trực tiếp làm chương trình và bán được chương trình thì còn căn cứ vào số lượng chương trình mà người đó bán được để có mức trích. Việc thưởng trước kia được xét theo tháng nhưng hiện nay chi nhánh xét thưởng, trích thưởng theo quý.

Chi nhánh có tiến hành đánh giá khả năng công tác nhưng thường vào dịp cuối năm mới thực hiện.

• Về vấn đề hướng dẫn viên, chi nhánh sử dụng hai nguồn:

- Hướng dẫn viên của công ty

- Hướng dẫn viên ngoài (thuê HDV tự do hoặc HDV thuộc một công ty chuyên cung cấp HDV)

Với những tour lớn và quan trọng, số lượng người trong đoàn lớn thì thường sử dụng HDV của công ty (hoặc do người trong chi nhánh đảm nhận hướng dẫn hoặc cho phía công ty - trụ sở chính điều HDV), còn với những đoàn nhỏ, đoàn đi thông thường hoặc nhân viên trong chi nhánh có thể đi (vì hiện tại chi nhánh không có bộ phận hướng dẫn riêng nên hoạt động dẫn là do nhân viên bộ phận thị trường đi) hoặc có thể thuê hướng dẫn ngoài.

Trong vấn đề nhân lực, việc bồi dưỡng thêm kiến thức về marketing, về các kỹ năng nói chuyện điện thoại, kỹ năng bán hàng, … có được quan tâm với một số buổi học được tổ chức ngay tại chi nhánh dưới sự giảng dạy của những người có chuyên môn về du lịch và về các kỹ năng trên.

Một điều nữa là hiện tại trong chi nhánh có duy nhất giám đốc chi nhánh là có cổ phần trong công ty, còn lại hầu hết các nhân viên trong chi nhánh là không có.

Thời gian bắt đầu công việc của buổi sáng là 8h nhưng chính xác công việc chỉ được bắt đầu từ khoảng 8h30’ – 9h, đó là thực tế tôi nhận thấy trong những buổi đi thực tập tại công ty, tôi phản ánh đúng những gì mà tôi quan sát thấy. Thứ nhất là về thời gian làm việc, thứ hai là tôi muốn nói đến vấn đề trang phục khi đến làm việc của nhân viên, đôi khi không phù hợp với môi trường cơ quan, công sở..

Ngoài ra, về vấn đề môi trường, không gian trong chi nhánh còn cần nói đến hoạt động nấu cơm và dùng bữa trưa ngay tại công ty, mặc dù điều này chỉ xảy ra ở những thời điểm mà công ty không có quá nhiều việc, khi nhiều việc nhiều chương trình ví như dịp 30/4, 1/5 thì việc này không diễn ra. Thêm nữa là hệ thống nhà vệ sinh không tốt, đôi khi làm bốc lên những mùi khó chịu.

Một phần của tài liệu Xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên .doc (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w