mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020
Điều kiện để thực hiện quy hoạch
Đề án đã chỉ ra những điều kiện cần thiết về đất đai, đội ngũ giảng viên cũng như nguồn vốn cần thiết để thực hiện quy hoạch nhưng cần có sự cụ thể hơn về việc cần bao nhiêu giảng viên, ở trình độ nào và cơ cấu nguồn vốn được sử dụng như thế nào
Nhóm các giải pháp về đầu tư, huy động vốn
Việc sử dụng ngân sách theo hướng tập trung hỗ trợ cho vùng khó khăn là 1 chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước ta tuy nhiên cần có sự xem xét kỹ lưỡng hơn vì ngân sách hỗ trợ vùng khó khăn sẽ giúp chúng ta đạt được sự công bằng xã hội nhưng lại không đạt được hiệu quả và sử dụng nguồn vốn từ đó có thể gây nên sự lãng phí
Ngân sách còn được ưu tiên sử dụng để đào tạo các ngành nghề khoa học cơ bản, ngành nghề mới, công nghệ cao. Đây đều là những ngành nghề mà các trường đại học của chúng ta còn yếu và chưa được chú trọng tuy nhiên để có thể phát triển những ngành nghề này cần 1 sự phát triển có hệ thống theo chiều dọc. Vì vậy nên cần đầu tư vào cả chuỗi ngành nghề đó theo 1 tỷ lệ hợp lý chứ không nên chỉ tập trung vào 1 số khâu trong hệ thống.
Đề án còn nêu ra 2 nhóm ngành nghề khác cũng được ưu tiên vốn để phát triển đó là các ngành/nghề liên quan đến văn hóa dân tộc và ngành/nghề có chi phí đào tạo cao nhưng nhu cầu xã hội thấp tuy nhiên cần có sự định nghĩa hay thống kê cụ thể những ngành/nghề này là gì vì nó gây nên sự khó hiểu đối với các cấp thi hành
Việc xây dựng khuôn khổ pháp lý và quy định cụ thể nhằm thu hút sự tham gia và tăng nhanh vai trò của cộng đồng các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế là 1 chủ trương đúng đắn nhưng cũng cần xây dựng thêm các chính sách để các doanh nghiệp có đóng góp cho sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học này thu được những lợi ích xứng đáng với những gì họ đã bỏ ra
Việc xây dựng chính sách học phí đáp ứng nhu cầu đào tạo đảm bảo chất lượng và phù hợp với khả năng của người học là điều rất được mọi người mong đợi tuy nhiên sử dụng học phí như 1 công cụ điều tiết quy mô, vùng miền và cơ cấu ngành nghề đào tạo thì lại là 1 chính sách sai lầm vì nó
không đảm bảo sự công bằng xã hội, dẫn đến sự phân biệt đối xử với người học. Hơn thế nữa với tình hình kinh tế - xã hội nước ta hiện nay không dễ để xác định thu nhập của các nhóm đối tượng cũng như phòng ngừa các hiện tượng tiêu cực nảy sinh khi thực hiện chính sách này
Nhóm các giải pháp về phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đại học
Việc gửi cán bộ giảng dạy đại học đi đào tạo và thực tập nâng cao trình độ bằng ngân sách nhà nước và ưu tiên đào tạo cán bộ khoa học là rất cần thiết vì đội ngũ giảng viên của chúng ta vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng. Nhưng nếu việc này được tiến hành thông qua chương trình xử lý nợ nước ngoài thì cần phải có sự xem xét lại. Các trường đại học lớn trên thế giới là những trường đại học được nhà nước trao cho quyền tự chủ rất lớn, không chỉ về giảng dạy và nghiên cứu mà cả trong việc tuyển chọn học viên. Vì thế nếu dựa vào uy tín quốc gia để gửi các giảng viên của nước ta vào học tại đó và giảng viên đó lại không theo được chương trình thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín đất nước.
Nhóm các giải pháp tăng cường cơ sở vật chất
Đổi mới nội dung chương trình và hiện đại hóa chương trình và phương pháp giáo dục đại học là việc làm mà chúng ta đã được khuyến cáo bởi các chuyên gia hàng đầu về giáo dục cả ở trong nước và quốc tế tuy nhiên việc biên soạn chương trình và viết giáo trình theo nội dung các chương trình tiên tiến thì cũng giống như việc quốc tế hóa các chương trình đào tạo, sự sao chép này cần được cân nhắc lại để tránh việc pha trộn quá nhiều thứ trong hệ thống giáo dục nước ta chứ không phải 1 chương trình hay giáo trình thật sự phù hợp với nền kinh tế xã hội của nước ta
Mạng thông tin toàn cầu đã được rất nhiều trường đại học trên thế giới sử dụng như 1 công cụ hữu hiệu để tiếp thu kiến thức, tinh hoa của thế giới
nhưng các trường đại học ở nước ta vẫn chưa sử dụng hiệu quả cũng như chưa có sự kết nối với các trường đại học trên thế giới. Nguyên nhân chính cần phải nêu ra ở đây là sự hạn chế trong việc biết và sử dụng ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh)
Nhóm các giải pháp về quản lý
Chủ trương thực hiện đa ngành hóa, đa lĩnh vực hóa đối với các trường đại học và cao đẳng còn đào tạo đơn ngành là 1 chủ trương chưa đúng. Mặc dù bộ máy quản lý sẽ không phải chịu thêm nhiều gánh nặng nhưng việc đào tạo này sẽ dẫn đến sự dàn trải, đào tạo và nghiên cứu sẽ không có chiều sâu
Chính phủ cũng có nhiều chính sách ưu tiên để tư nhân có điều kiện mở trường tư như ưu tiên cho thuê đất, vay vốn ưu đãi, hỗ trợ đào tạo đội ngũ giảng viên… nhưng chính sách khuyến khích giáo viên các trường công lập chuyển sang tư thục thì không nên. Trong thời buổi kinh tế thị trường, mỗi giảng viên là tài sản quý của các trường đại học vì thế nên sự cạnh tranh giành lấy các giảng viên giỏi diễn ra thường xuyên giữa các trường với nhau. Chúng ta chỉ nên tạo cơ chế để sự cạnh tranh này được bình đẳng và đúng luật chứ không nên có sự khuyến khích theo phía này hay phía khác
Chương III: Đề xuất hoàn thiện đề án Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020