Thước đo chất lượng giáo dục đại học của H.Rollinson

Một phần của tài liệu Hoàn thiện đề án Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng trong cả nước giai đoạn 2006 – 2020 .doc (Trang 60 - 63)

I. Căn cứ hoàn thiện đề án

7 thước đo chất lượng giáo dục đại học của H.Rollinson

1. Hiệu quả: nhà trường đạt được các mục tiêu đề ra phù hợp với sứ mạng của mình

2. Giá trị của đồng tiền (hiệu suất): đo lường 1 khóa học rẻ ở mức độ nào vẫn mang lại hiệu quả cho người học

3. Tăng tiến các giá trị: sự khác nhau của người học vào đầu khóa học và cuối khóa học, khi mới bắt đầu vào đại học và khi họ tốt nghiệp ra trường

4. Sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng: các khóa học đáp ứng nhu cầu của sinh viên

6. Sự đáp ứng: các mục tiêu đạt được và phù hợp với các quá trình dạy và học, phù hợp với các kinh nghiệm học tập của sinh viên và việc duy trì chất lượng

7. Sự không thỏa mãn: nhiều nhu cầu của người học không được đáp ứng, chất lượng không được chấp nhận

QAA(1998) đã đưa 1 mô hình đánh giá chất lượng với 6 lĩnh vực sau:

Thiết kế, tổ chức và xác định nội dung của các chương trình đào tạo: các mức độ và các cách tiếp cận trong chương trình học, tính toàn diện và kế tục, độ sâu và rộng của chương trình

Dạy và học và đánh giá: xác định rõ ràng các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của các chương trình, các cơ chế đánh giá phù hợp, và có đủ điều kiện của các đầu vào

Sự tiến bộ và thành tích học tập của sinh viên: bằng chứng về việc sinh viên đạt được các kiến thức, kĩ năng; bằng chứng về sự tiến bộ hay không tiến bộ qua các giai đoạn thực hiện chương trình; điểm số và xu hướng tiến bộ của sinh viên

Hỗ trợ và hướng dẫn sinh viên: có chiến lược hướng dẫn và hỗ trợ sinh viên; có bằng chứng về sự thỏa mãn của sinh viên

Các nguồn lực phục vụ việc học tập: có đủ thư viện và các phương tiện học tập, có khoảng không dành cho việc học tập…

Quản lý và nâng cao chất lượng: chương trình có mục tiêu rõ ràng, có cơ chế kiểm soát bên trong và tuyên truyền các điển hình dạy tốt học tốt

Định hướng mô hình trường đại học trong tương lai:

a. Chuyển từ tổ chức dạy học sang tổ chức học tập b. Chuyển từ học tập thụ động sang tích cực

c. Từ tập trung vào người dạy sang tập trung vào người học d. Từ học tập đơn lẻ sang học tập tích cực, hợp tác

e. Từ học tập trong nhà trường sang học tập trong cộng đồng f. Từ kinh nghiệm học tập truyền thống sang kinh nghiệm học

tập kết nối siêu hình

g. Từ giờ tín chỉ và ngồi học theo giờ sang học tập đánh giá h. Từ giờ học theo đúng thời gian, lớp học sang học theo nhu

cầu của bản thân i. Học tập suốt đời

j. Từ học trong trường đến học khắp mọi lúc, mọi nơi

Nội dung học của thế kỷ 21:

Nhận thức về toàn cầu hóa

• Sử dụng kĩ năng của thế kỷ 21 để nhận thức các vấn đề của thế kỷ 21

• Học từ việc làm việc hợp tác với các cá nhân có các nền văn hóa, tôn giáo và các phong cách sống khác nhau sự tôn trọng cởi mở trong các hoàn cảnh cá nhân, nơi làm việc và trong cộng đồng

• Khuyến khích việc học ngoại ngữ để hiểu văn hóa của các dân tộc khác Xóa mù về kinh tế, tài chính và kinh doanh

• Biết cách làm thế nào để đưa ra các lựa chọn kinh tế cho bản thân 1 cách phù hợp

• Hiểu vai trò của kinh tế và kinh doanh trong sự phát triển kinh tế

• Áp dụng các kĩ năng của thế kỉ 21 để cống hiến và làm tròn các chức năng đối với tổ chức

• Hội nhập bản thân vào nền kinh tế quốc gia và môi trường kinh doanh

Xóa mù trách nhiệm công dân

• Làm 1 công dân luôn có đủ thông tin để tham gia tích cực vào các hoạt động của Chính phủ

• Luyện tập các quyền và trách nhiệm của người công dân ở địa phương, bang, quốc gia và toàn cầu. Hiểu được những ảnh hưởng của các quyết định công dân với địa phương và toàn cầu

• Áp dụng các kĩ năng của thế kỷ 21 để đưa ra các lựa chọn công dân sáng suốt

Một phần của tài liệu Hoàn thiện đề án Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng trong cả nước giai đoạn 2006 – 2020 .doc (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w