Về hạ tần g kinh tế

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 .doc (Trang 49 - 56)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.Đánh giá chung

2. Các nguồn lực phát triển du lịch khác

2.1 Về hạ tần g kinh tế

2.1.1 Cơ sở hạ tầng

Hải Dương có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

Hệ thống giao thông: gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt phân bố hợp lý, giao lưu rất thuận lợi tới các tỉnh.

- Đường bộ: có 5 tuyến đường quốc lộ qua tỉnh dài 99 km, đều là đường cấp I, cho 4 làn xe đi lại thuận tiện.

Quốc lộ 5: từ Hà Nội đi thành phố cảng Hải Phòng, có chiều dài chạy ngang qua tỉnh là 44 km. Đây là đường giao thông chiến lược để vận chuyển toàn bộ hàng hoá xuất nhập khẩu qua cảng Hải Phòng và nội địa.

Quốc lộ 18 : từ Nội Bài qua Bắc Ninh đến tỉnh Quảng Ninh. Đoạn chạy qua huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương dài 20 km.

Quốc lộ 37 : dài 21 km, đây là đường vành đai chiến lược quốc gia, phục vụ trực tiếp cho khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Quốc lộ 38 : dài 14 km là đường cấp III đồng bằng.

Sắp tới tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hình thành chạy ở khu vực phía Nam tỉnh sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển du lịch.

Đường tỉnh lộ: có 13 tuyến dài 258 km là đường nhựa tiêu chuẩn cấp III đồng bằng Đường cấp huyện: có 352,4 km và 1.448 km đường xã đảm bảo cho xe ô tô đến tất cả các vùng trong mọi mùa.

- Đường sắt:

Tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy song song sát với đường 5, đáp ứng vận chuyển hàng hoá, hành khách qua 7 ga trong tỉnh.

Tuyến Kép - Bãi Cháy chạy qua Thị xã Chí Linh, là tuyến đường vận chuyển hàng lâm nông thổ sản ở các tỉnh miền núi phía bắc ra nước ngoài qua cảng Cái Lân (Quảng Ninh), cũng như hàng nhập khẩu và than cho các tỉnh

- Đường thuỷ: trên địa bàn Hải Dương có 16 tuyến sông chính nối với các sông nhỏ, 10 tuyến do Trung ương quản lý dài 281 km, 6 tuyến do tỉnh quản lý dài 119 km; tầu, thuyền 500 tấn qua lại dễ dàng. Cảng Cống Câu công suất 300.000 tấn /năm và hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ.

Hệ thống giao thông trên bảo đảm cho việc giao lưu kinh tế từ Hải Dương đi cả nước và nước ngoài rất thuận lợi.

Hệ thống cung cấp điện: Trên địa bàn tỉnh có Nhà máy nhiệt điện Phả Lại công suất 1.040 Mw; hệ thống lưới điện khá hoàn chỉnh, đảm bảo cung cấp điện an toàn và chất lượng ổn định; trên địa bàn tỉnh có 5 trạm biến áp 110/35 kV tổng dung lượng 197 MVA (dự kiến xây trạm 220 KV có quy mô 2 máy) và 11 trạm 35/10 kV, các trạm phân bố đều trên địa bàn tỉnh. Lưới điện 110, 35 kV đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, phục vụ tốt nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt.

Trong năm 2009, nguồn điện dùng cho toàn tỉnh vẫn thiếu, nhiều dự án đầu tư xây dựng lưới điện, nhất là lưới điện 110 kV phải giãn tiến độ. Tuy nhiên, Công ty Điện lực Hải Dương tiếp tục nỗ lực khắc phục khó khăn, bảo đảm cung cấp điện ổn định, an toàn, đáp ứng nhu cầu về điện cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Ngành điện thỏa thuận với các tổ chức bán điện nông thôn mức sử dụng điện từng tháng không vượt quá 8 - 10% so với cùng kỳ năm 2007. Do vậy, sản lượng điện thương phẩm của công ty năm 2008 ước đạt 1 tỷ 515 triệu kwh, tăng 14,6% so với năm 2007; tỷ lệ truyền tải và phân phối điện đạt 4,75%; giá bán điện bình quân đạt 745 đồng/kwh.

Để đáp ứng nhu cầu về điện cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương, hiện nay công ty điện lực Hải Dương đang cùng các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án phát triển hệ thống lưới điện trên địa bàn với tổng mức đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Đó là các dự án trạm biến áp 110 KV như: trạm Ngọc Sơn (dự kiến đưa vào hoạt động trong quý I - 2010), trạm Tiền Trung, Thanh Miện, Phúc Điền (đưa vào hoạt động trong quý II - 2010). Phấn đấu hoàn thành việc nâng công suất trạm biến áp 110 KV Lai Khê, Nhị Chiểu và đưa vào sử dụng trong quý I - 2010. Xây dựng đường dây 110 KV từ trạm biến áp 220 KV Hải Dương I từ xã Đức Chính (Cẩm Giàng) đến Quán Gỏi (Bình Giang) dài 18 km, và Hải Dương I đến khu công nghiệp Đại An dài hơn 2 km với tổng mức đầu tư 81 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong quý I - 2010.

Hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường: thành phố Hải Dương và các thị trấn trong toàn tỉnh đều đã được đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước tập trung với tổng công suất trên 90.000 m3/ngđ.; Tỉ lệ cấp nước đạt 70-80% với tiêu chuẩn 90-110 lít/người/ ngày. Đối với các đô thị mới có khoảng 35% số thị trấn có hệ thống cấp nước tập trung với tiêu chuẩn 60-80 lít/người /ngày. Hiện đang triển khai xây dựng hệ thống cấp nước quy mô diện rộng theo vùng, theo lưu vực và dự kiến đến năm 2010 có 90% số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh và đến năm 2020 có 100% số hộ dân được sử dụng nước máy.

Hiện có 80% số cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001.

Công tác thoát nước và xử lý nước thải hiện nay còn nhiều bất cập. Hệ thống thoát nước hiện nay đều có hệ thống thoát nước chung cho cả nước mưa và nước thải, chưa có các nhà máy xử lý nước thải nên công tác quản lý, vận hành gặp không ít khó khăn Trong giai đoạn hiện nay, chỉ mới tập trung đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống cống, mương thoát nước để chống ngập úng cục bộ ở một số điểm trong thành phố mà chưa có dự án nào giải quyết một cách triệt để thu gom và xử lý nước thải.

Hiện trạng xử lý chất thải rắn cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Các bãi chôn lấp chất thải rắn do xây dựng trước đây với công nghệ thô sơ, lạc hậu nên không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật vệ sinh môi trường. Trước tình trạng môi trường ở thành phố Hải Dương ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng do nguồn nước thải gây ra, tỉnh Hải Dương đã xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố với tổng dự toán của dự án là 8,5 triệu Euro mới đáp ứng yêu cầu kỹ thuật chôn lấp chất thải rắn, tuy nhiên việc xử lý nước rác hiện nay cũng đang rất bức xúc, phần lớn các bãi chôn lấp chất thải rắn chưa có hoặc đã có hệ thống xử lý nước rác nhưng chưa đạt yêu cầu. Vấn đề xử lý chất thải nguy hại y tế, chất thải công nghiệp hiện nay cũng đang là yêu cầu đặt ra cần được giải quyết, nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và hạn chế tác động gây ô nhiễm nguồn nước.

Cùng với việc phát triển mạnh kinh tế-xã hội, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá diễn ra nhanh chóng cả về quy mô và số lượng đã gây sức ép nặng nề đối với công tác phát triển cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị, đặc biệt đối với việc phát triển du lịch của tỉnh.

Theo dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2020, phấn đấu đến năm 2020, 100% lượng rác thải sinh hoạt ở khu vực đô thị và 80% lượng rác thải ở khu vực nông thôn, làng nghề sẽ được thu gom và xử lý, 100% số khu đô thị và khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. Trên địa bàn tỉnh sẽ hình thành và phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải để tái sử dụng, phấn đấu có từ 30% đến 40% rác thải vô cơ thu gom được tái chế.

Bưu chính viễn thông: năm 2009, toàn tỉnh ước có 303.082 số thuê bao điện

thoại cố định, đưa số thuê bao điện thoại bình quân 100 dân đạt 17,8 số/100 dân; số thuê bao di động trả sau là 93.041, mật độ bình quân đạt 54,5 số/100 dân; số thuê bao

Internet ADSL là 41.901, mật độ đạt 24,5 sô/100 dân; doanh thu viễn thông năm 2007 đạt 942,432 tỷ đồng, vượt 1,1 lần so với chỉ tiêu Đề án đặt ra cho năm 2010.

Mục tiêu cụ thể về bưu chính đến năm 2010 cứ 5.300 người dân sẽ có 1 điểm phục vụ bưu điện; 100% bưu cục thực hiện đầy đủ loại dịch vụ theo quy định; tốc độ tăng trưởng bình quân dịch vụ bưu chính 12%/năm, dịch vụ chuyển phát 40%/năm, dịch vụ phát hành báo chí 20%/năm. Mục tiêu cụ thể về viễn thông, Internet đến năm 2010 đạt mật độ 21 máy cố định/100 dân; 22 thuê bao di động (cả trả trước và trả sau)/100 dân; 100% cơ quan Đảng, Nhà nước, trường học, bệnh viện được kết nối Internet tốc độ cao.

Hệ thống ngân hàng:Bao gồm các Chi nhánh Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư phát triển, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Chính sách xã hội, có quan hệ thanh toán trong nước và quốc tế nhanh chóng, thuận lợi. Ngân hàng Cổ phần nông nghiệp và 79 Quỹ tín dụng nhân dân đáp ứng việc khai thác và cung ứng vốn cho hoạt động sản xuất của nhân dân trong tỉnh.

Hệ thống thương mại khách sạn: Trên địa bàn tỉnh có 18 doanh nghiệp nhà nước, 12 Hợp tác xã thương mại, 54 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 20.298 cửa hàng kinh doanh thương mại. Có 1 trung tâm thương mại tại thành phố Hải Dương, là đầu nối giao dịch và xúc tiến thương mại, thông tin, tiếp thị dự báo thị trường tư vấn môi giới đàm phán ký kết hợp đồng. Hệ thống khách sạn, nhà hàng bao gồm quốc doanh, tư nhân và các tổ chức khác, có đầy đủ tiện nghi sang trọng, lịch sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế.

2.1.2 Tốc độ tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Năm 2009, kinh tế của tỉnh cơ bản thoát khỏi đà suy thoái, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo giá thực tế của tỉnh tăng 11,3% so với năm 2008 ; giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản theo giá thực tế đạt 10.265 tỷ đồng, tăng 8,9% so với năm 2008 ; giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng đạt 41.561 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2008 ; giá trị sản xuất dịch vụ đạt 14.391 tỷ đồng, tăng 19,8% so với năm 2 008. Các cân đối tài chính, tiền tệ được giữ ổn định. Tổng vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước do địa phương quản lý năm 2009 là 17.812 tỷ đồng. Về cơ bản, tiến độ thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư đã đáp ứng yêu cầu đề ra. Trong hai năm 2008-2009, tỉnh đã được phân bổ 311,17 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư cho đề án kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên, đề án đầu tư, cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa

huyện và bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện. Năm 2008, đầu tư cho y tế là 80 tỷ đồng, đầu tư cho giáo dục là 82,1 tỷ đồng. Năm 2009, đầu tư cho y tế là 100 tỷ đồng và đầu tư cho giáo dục là 40,07 tỷ đồng.

Về tình hình thực hiện ngân sách năm 2009, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước 3.680 tỷ đồng, đạt 103,1% dự toán năm, tăng 3,2% so với thực hiện năm 2008. Tổng chi cân đối ngân sách địa phương là 4.648 tỷ đồng, đạt 129% dự toán năm, tăng 39% so với thực hiện năm 2008. Dự kiến năm 2010, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 3.724 tỷ đồng và tổng chi cân đối ngân sách địa phương là 3.952 tỷ đồng.

Căn cứ dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV, mục tiêu phấn đấu của tỉnh Hải Dương cho giai đoạn 2011 - 2015 là : tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân 10,0%/năm, trong đó giá trị tăng thêm dịch vụ tăng bình quân 12,5%/năm . Năm 2015 GDP bình quân đầu người người đạt 34 – 35 triệu đồng (tương đương 1.700 USD) trở lên. Xây dựng hệ thống đô thị theo hướng hiện đại. Hoàn chỉnh cơ bản hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế -xã hội đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH, đặc biệt là các nút giao cắt, giao thông nông thôn. Tăng tỷ lệ đô thị hoá lên khoảng 25% năm 2010 và 40 - 45% vào năm 2020. Giảm tỷ lệ sinh hàng năm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: dưới 0,9%/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 40% năm 2010 và 85 - 90% năm 2020. Giảm tỷ lệ hộ nghèo: mỗi năm 2% trở lên, (theo tiêu chí mới). Tỷ lệ hộ đô thị sử dụng nước máy 100%, tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 90% đến 2010 và 100% năm 2020. Tăng tuổi thọ bình quân lên: 72 tuổi vào 2010 và 74 tuổi và 2020. Phấn đấu chỉ số phát triển con người (HDI) đạt 0,75 - 0,78 vào năm 2020, duy trì thứ tự xếp hạng cao trong các tỉnh thành phố có chỉ số HDI cao nhất trong cả nước. Nâng độ che phủ của rừng và diện tích cây xanh, cây ăn quả lên khoảng 30-35% diện tích tự nhiên vào 2020. Đến năm 2030, đảm bảo 100% rác thải, nước thải đô thị, công nghiệp, bệnh viện... được xử lý theo phương pháp công nghiệp.

2.1.3. Vốn đầu tư toàn xã hội

Hải Dương là một trong mười địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đến nay (giai đoạn 2005-2010), Hải Dương đã có 136 dự án có vốn FDI, với tổng vốn đăng ký 1,754 tỷ USD.

Các dự án trên hiện hoạt động chủ yếu tại 10 KCN. Các KCN Tân Trường, Phúc Điền, Nam Sách đã được lấp đầy 100% diện tích.

Các dự án đầu tư vào khu công nghiệp chủ yếu là các dự án vốn FDI đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng đầu là Nhật Bản 27 dự án với số vốn đầu tư 696,8 triệu USD; Quốc đảo Samoa 12 dự án, vốn đầu tư đăng ký 279,9 triệu; Hồng Kông 14 dự án, vốn đầu tư đăng ký 81,3 triệu USD; Hàn Quốc 10 dự án, với số vốn đầu tư 48,6 triệu USD... Năm 2010, Hải Dương phấn đấu thu hút 15-20 dự án, với số vốn 200-250 triệu USD.

Những năm qua, kinh tế Hải Dương phát triển nhanh chóng với sự đóng góp quan trọng của các dự án FDI. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt bình quân 10,8%/ năm trong giai đoạn 2001-2005; trong năm 2006-2007 đạt trên 11%. GDP bình quân đầu người năm 2009 đạt 15,35 triệu (tương đương 808 USD), dự kiến đạt 1.000 USD vào năm 2010 và 2.500 USD vào năm 2020.

Với gần 100 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp FDI hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã thu hút được một lực lượng lao động trực tiếp lên đến 42.000 người và hàng ngàn lao động gián tiếp.

Các dự án FDI chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp ô tô, điện tử, dây cáp điện, hàng may mặc, hàng nông sản thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc... Số lượng các doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính cũng như có điều kiện đầu tư công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại có xu hướng tập trung đầu tư vào Hải Dương ngày càng nhiều, điển hình như các tập đoàn Sumidenso của Nhật Bản, tập đoàn Brother, Qualcomm của Hoa Kỳ... Các doanh nghiệp FDI hoạt động có hiệu quả đã góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương. Yếu tố này cũng góp phần quan trọng tạo nguồn khách quốc tế công vụ đến tìm hiểu cơ hội và làm ăn

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 .doc (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w