Các không gian du lịch

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 .doc (Trang 101 - 105)

- (*) Số liệu hiện trạng của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Dương

6. Định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ

6.1. Các không gian du lịch

Căn cứ vào phân tích các yếu tố có liên quan đến mức độ thuận lợi đối với phát triển du lịch, các không gian du lịch (không gian thuận lợi cho phát triển du lịch) sẽ bao gồm 2 không gian du lịch chính là: TP. Hải Dương và phụ cận với TP. Hải

Dương là trung tâm và Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn với thị xã Chí Linh. Đây là những không gian tập trung nhất những giá trị tài nguyên du lịch có khả năng xây dựng phát triển thành những sản phẩm du lịch đặc thù; có vị trí địa lý thuận lợi và các điều kiện về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật có khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.

Bên cạnh 2 không gian du lịch trên còn có 02 không gian thuận lợi cho phát triển du lịch là khu vực An Phụ - Kính Chủ thuộc huyện Kinh Môn và khu vực cực Nam tỉnh trên địa bàn huyện Ninh Giang nơi có một số điểm du lịch khá hấp dẫn như đảo Cò Chi Lăng Nam, phường rối nước Hồng Phong, làng bánh gai Ninh Giang, v.v.

6.1.1. Không gian du lịch TP. Hải Dương và phụ cận

Đây là không gian du lịch trung tâm của Hải Dương, chi phối các hoạt động đầu tư phát triển, quản lí nhà nước cũng như điều phối luồng khách du lịch chính của tỉnh. Không gian này bao gồm TP. Hải Dương, một phần không gian các huyện phụ cận : Nam Sách, Thanh Hà, Gia Lộc, Bình Giang và Cẩm Giàng

Trục phát triển, liên kết quan trọng của không gian du lịch là QL5 và trong tương lai là đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Ngoài ra, tuyến đường sắt Hà Nội -Hải Phòng qua không gian này cũng tạo sự liên kết quan trọng đối với phát triển du lịch Hải Dương nói chung và không gian du lịch này nói riêng.

Thành phố Hải Dương đóng vai trò trung tâm của không gian du lịch này đồng thời là trung tâm của du lịch Hải Dương.

Các luồng khách du lịch (thị trường nguồn ) có khả năng đến với không gian này bao gồm:

 Khách du lịch theo tour đến từ Hà Nội (bao gồm các tour nối dài) và trực tiếp từ các địa phương khu vực phía Bắc

 Khách du lịch quá cảnh trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

 Cư dân thành phố Hải Dương và các huyện trong tỉnh

 Người lao động tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn phụ cận TP. Hải Dương

Những điểm tài nguyên du lịch quan trọng của không gian du lịch này bao gồm:

 Hệ thống các đình, chùa, nhà hát chèo, v.v. thuộc TP. Hải Dương

 Văn Miếu Mao Điền, chùa Giám, đình Kim Quan, làng chạm khắc gỗ Đông Giao (Lương Điền -Cẩm Giàng)

 Nhà thờ Kẻ Sặt, đình Nhân Kiệt, đình Châu Khê, làng Tiến sỹ Mộ Trạch, di tích Phạm Đình Hổ, làng gốm Cậy (Bình Giang)

 Làng gốm Chu Đậu, đình Vạn Niên, Nhân Lí (Nam Sách)

 Phường rối nước Thanh Hải, chùa Minh Khánh, vườn vải (Thanh Hà)

Các loại hình/sản phẩm du lịch chủ yếu có thể phát triển được ở không gian du lịch này là:

 Tham quan tìm hiểu các giá trị văn hóa, lịch sử

 Tham quan tìm hiểu về các danh nhân (danh nhân dân tộc, địa phương)  Du lịch lễ hội

 Tham quan làng nghề (gốm, rối nước, chạm khắc gỗ, v.v.)  Du lịch nghỉ dưỡng vùng làng quê

 Du lịch hội nghị - hội thảo (MICE)

 Du lịch cuối tuần, du lịch - vui chơi giải trí gắn với đô thị  Du lịch quá cảnh trên quốc lộ 5

 Tham quan cảnh quan sông nước (sông Hương, sông Thái Bình)  Tham quan vùng cây đặc sản Hải Dương (vườn vải Thanh Hà)

6.1.2. Không gian du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn với thị xã Chí Linh

Đây là không gian du lịch quan trọng của tỉnh Hải Dương mà hạt nhân là khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn với thị xã Chí Linh và nằm trọn vẹn trên địa bàn thị xã Chí Linh.

Các trục giao thông quan trọng tạo thành trục phát triển và liên kết của không gian này là các tuyến QL18, QL37 và tuyến đường sắt với Quảng Ninh. Không gian này còn kết nối thuận tiện với các không gian khác của tỉnh qua sông Kinh Thầy.

Đây là không gian có địa hình đa dạng vì vậy cảnh quan tự nhiên là một trong những lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch của không gian du lịch này bên cạnh những tài nguyên nổi trội đặc biệt quan trọng là quần thể di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc, khu di tích danh thắng núi Phượng Hoàng với đền thờ Chu Văn An, đến thờ Trần Nguyên Đán, v.v.

Các luồng khách du lịch (thị trường nguồn ) có khả năng đến với không gian này bao gồm:

 Khách du lịch theo tour đến từ Hà Nội (bao gồm các tour nối dài) và trực tiếp từ các địa phương khu vực phía Bắc đến Côn Sơn - Kiếp Bạc

 Khách đến chơi Golf (chủ yếu từ Hà Nội)

 Khách du lịch quá cảnh trên tuyến Hà Nội - Quảng Ninh theo QL18  Cư dân thành phố Hải Dương và các huyện trong tỉnh

 Người lao động tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn phụ cận TP. Hải Dương

Những điểm tài nguyên du lịch quan trọng của không gian du lịch này bao gồm:

 Quần thể di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc  Quần thể di tích danh thắng Phượng Hoàng  Chùa Thanh Mai và cảnh quan hồ Bến Tắm  Sân golf Chí Linh

Các loại hình/sản phẩm du lịch chủ yếu có thể phát triển được ở không gian du lịch này là:

 Du lịch văn hóa - lễ hội

 Tham quan cảnh quan và tìm hiểu danh nhân

 Du lịch nghỉ dưỡng - dưỡng sinh vùng núi  Du lịch dã ngoại, leo núi, cắm trại

 Du lịch cuối tuần, thể thao (golf ) và vui chơi giải trí  Du lịch quá cảnh trên QL18

6.1.3. Không gian du lịch phụ

Bên cạnh 2 không gian du lịch chính là không gian du lịch trung tâm và không gian du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc, ở Hải Dương còn 2 không gian du lịch có điều kiện phát triển du lịch là không gian du lịch An Phụ - Kính Chủ (Kinh Môn) và không gian du lịch đồng bằng phía Nam (Ninh Giang, Thanh Miện).

- Không gian An Phụ - Kính Chủ (Kinh Môn) : đây là nơi duy nhất ở Hải Dương có địa hình karst. Đây cũng là nơi có nhiều điểm tài nguyên du lịch có giá trị bao gồm :

 Cảnh quan tự nhiên (núi rừng và sông Kinh Thầy)

 Hệ thống hang động, tiêu biểu là Động Kính Chủ, hang Chùa Mộ, động Hàm Long

 Đền Cao An Phụ và tượng đài Trần Hưng Đạo

 Làng chạm khắc đá Kính Chủ

 Di tích khảo cổ Nhẫm Dương

Tuy nhiên do tác động ngày càng lớn của phát triển công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng ở khu vực này ảnh hưởng khá mạnh đến cảnh quan, môi trường khu vực cùng hoạt động xâm lấn di tích Kính Chủ, không gian du lịch này đã và đang bị mất đi vai trò của mình trong phát triển du lịch Hải Dương.

Các loại hình/sản phẩm du lịch chủ yếu có thể phát triển được ở không gian du lịch này là du lịch tham quan, lễ hội.

- Không gian du lịch đồng bằng phía Nam (Thanh Miện và Ninh Giang) : là nơi tập trung nhiều điểm tài nguyên du lịch bao gồm :

 Đảo Cò Chi Lăng Nam (Thanh Miện)

 Đình Cúc Bồ, đền Thờ Khúc Thừa Dụ, đình Bồ Dương, múa rối nước Ninh Giang (Ninh Giang)

 Làng nghề (mộc, bánh gai - Ninh Giang)

 Cảnh quan bờ sông và cảnh quan làng mạc, đồng quê Bắc Bộ

Trong tương lai, khi tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hoàn thành sẽ là điều kiện thuận lợi để khách du lịch từ Hà Nội và Hải Phòng tiếp cận trực tiếp khu vực này.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 .doc (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w