Mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại họ c

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của một sinh viên tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế (Trang 32 - 35)

4. Phạm vi và thời gian nghiên cứ u

1.2.5. Mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại họ c

Mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại học là mối quan hệ biện chứng giữa người cung ứng dịch vụ và người sử dụng sản phẩm của dịch vụ. Trường đại học là nơi đào tạo nhân lực, chuẩn bị nguồn nhân lực cả về cơ cấu, số lượng và chất lượng để phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Các đơn vị sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại học là nơi sử dụng các sản phẩm của các trường đại học - những nhân lực đã qua đào tạo. Sản xuất không phát triển thì các trường đại học sẽ không còn tồn tại và ngược lại, các trường đại học không phát triển thì các ngành nghề trong xã hội cũng bị đình trệ. Một trong những bí quyết tạo dựng nên những thành tựu to lớn về kinh tế ở các nước công nghiệp phát triển là có sự hợp tác chặt chẽ của các trường đại học với các đơn vị sử dụng lao động. Mối quan hệ hai chiều giữa trường đại học và các đơn vị sử dụng lao động còn thể hiện ở chỗ trường đại học là kênh thông tin quan trọng để quảng bá cho thương hiệu của doanh nghiệp, ngược lại, sự phát triển của doanh nghiệp khẳng định vị thế cho một trường đại học trên thị trường lao động.

Xét về mặt lợi ích, mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại học được thiết lập tốt sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên. Cụ thể là:

Quan hệ giữa đào tạo và sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại học góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo. 1/ Tăng cường hiệu quả trong, nhờ nắm bắt được nhu cầu đào tạo và đơn đặt hàng của các doanh nghiệp mà cơ sở đào tạo có kế

hoạch chỉ đạo việc mua sắm trang thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành cho phù hợp với mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo, góp phần đạt hiệu quả trong đầu tư kinh phí. Người học có địa chỉ làm việc sau khi tốt nghiệp, định hình được nội dung công việc của mình sau khi tốt nghiệp sẽ có động cơ kích thích trong học tập, yên tâm và cố gắng học tập tốt; 2/ Tăng cường hiệu quả ngoài của đào tạo: Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sẽ được tăng lên, các kỹ năng và kiến thức trang bị cho sinh viên gần với thực tế hơn và sinh viên có khả năng thích ứng cao hơn. Nhờđó, thời gian tìm việc và thích ứng với công việc rút ngắn đi.

Quan hệ giữa đào tạo và sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại học giúp tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, thông qua sự tham gia của các đơn vị sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại học vào việc xây dựng mục tiêu và nội dung chương trình học tham gia vào công tác giảng dạy, hỗ trợ hoặc chia sẻ cơ sở vật chất và tài chính, cải tiến tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng đầu ra, đồng thời, nhờ mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị sử dụng lao động, các trường đại học cũng có những đổi mới về quản lý. Các đơn vị đào tạo nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của cơ sở sử dụng lao động trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, đối với sự tồn tại và phát triển của cơ sở đào tạo. Ngược lại, vì được tham gia vào các quá trình tạo ra sản phẩm của các cơ sở đào tạo nên các đơn vị sử dụng lao động sẽ chủ động được nguồn nhân lực tương lai cho mình, đồng thời có được những lao động phù hợp hơn cả với nhu cầu sử dụng, đáp ứng tốt hơn với thực tế công việc.

Xã hội càng phát triển, mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng lao động tốt nghiệp đại học càng chặt chẽ và rõ ràng. Trong khoảng gần 20 năm trở lại đây, việc tuyển dụng nhân viên của hầu hết các cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài,... đều được thực hiện công khai và phổ biến rộng rãi. Hàng năm, có hàng ngàn người tốt nghiệp đại học ở các trình độ đào tạo

tham gia vào "đội quân" tìm việc và cũng có đến hàng trăm doanh nghiệp cần tuyển người. Tuy nhiên, thực tế là rất nhiều người chưa có việc làm hoặc làm các công việc không đúng chuyên môn đào tạo, trong khi nhiều doanh nghiệp lại khó khăn trong việc tuyển dụng người phù hợp với yêu cầu. Tình trạng này gây ra hiện tượng thừa thiếu cục bộ về nguồn nhân lực, gây lãng phí không chỉ về nguồn lực nhà nước, tiền bạc của dân mà còn lãng phí thời gian và cơ hội của người học. Thực tế này cho thấy mối liên hệ giữa trường đại học - nơi đào tạo và doanh nghiệp - nơi tiếp nhận sản phẩm của đào tạo đang rất lỏng lẻo. Cải thiện mối quan hệ này là giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo và nâng cao khả năng đáp ứng với công việc của người tốt nghiệp, tăng hiệu quả sử dụng của đơn vị sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại học.

Chương 2: TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của một sinh viên tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)