4. Phạm vi và thời gian nghiên cứ u
3.3. Mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế
Tóm lại, kết quả khảo sát tình hình tuyển dụng và vị trí việc làm của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế trong các doanh nghiệp trên địa bàn Hà nội cho thấy: từ năm 2000 trở lại đây, các doanh nghiệp tuyển dụng được không nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế và họ không thực sự hài lòng với kết quả tuyển dụng. Sau khi được tuyển dụng, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế có được vị trị làm việc với chức danh độc lập là rất cao. Tuy nhiên, thời gian tập sự của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế khá dài, chủ yếu là trên 6 tháng mới có thể thích ứng được với công việc tại doanh nghiệp.
3.3. Mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế tế
Ở trên chúng ta đã biết rằng các doanh nghiệp không thực sự hài lòng với kết quả tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế bởi họ không tuyển được nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế và thời gian tập sự của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế là khá dài. Trong phần này, chúng ta sẽ phân tích sâu hơn mức độ đáp ứng với công việc của những sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế khi họ đã trở thành lao động của doanh nghiệp.
3.3.1. Vấn đềđào tạo lại lao động trước khi sử dụng
Điều đầu tiên nghiên cứu này muốn quan tâm là liệu các doanh nghiệp có thể sử dụng được ngay những lao động đã tuyển dụng hay không. Kết quả là phần lớn các doanh nghiệp phải tổ chức các khoá đào tạo cho lao động mới tuyển dụng (chiếm tới 62,7% doanh nghiệp) và chỉ có 37,3% doanh nghiệp không phải tổ chức các khoá đào tạo. Kết quả khảo sát đối với người
lao động cũng khẳng định kết quả trên khi có trên 60% người lao động trả lời rằng họ có tham gia các khoá đào tạo lại tại doanh nghiệp sau khi được tuyển dụng. Thông tin này thực sự đáng để các trường đại học đào tạo ngành kinh tế quan tâm bởi như vậy, rõ ràng sản phẩm đào tạo của họđã không thể lưu hành ngay trong xã hội.
Bảng 3.7: Số lượng lao động cần phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng
Tần suất % % giá trị % cộng dồn Từ 25 đến 50% 23 15,3 24,5 24,5 Từ 51 đến75% 49 32,7 52,1 76,6 Trên 75% 22 14,7 23,4 100,0 Tổng 94 62,7 100,0 Không đào tạo 56 37,3 Tổng cộng 150 100,0
Bảng 3.7 trình bày số lượng lao động cần phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng. Theo đó, ngoài 37,3% doanh nghiệp không tổ chức các khoá đào tạo dành cho lao động mới tuyển dụng thì hơn một nửa doanh nghiệp còn lại phải đào tạo từ 51-75% số lao động vừa tuyển dụng (chiếm 52,1% doanh nghiệp được hỏi), 24,5% doanh nghiệp phải đào tạo lại từ 25% đến 50% số lao động vừa tuyển dụng và 23,4% doanh nghiệp phải đào tạo lại trên 75% số lượng lao động vừa tuyển dụng.
”... sau khi tuyển dụng chúng tôi thường tổ chức các khoá đào tạo, ngắn thì 5 ngày, dài hơn thì 2 tuần, dài hơn nữa là 1 tháng cho các lao động vừa tuyển dụng, rồi sau đó mới bắt đầu thời gian tập sự dưới sự kèm cặp của nhân viên cũ...” (trích phỏng vấn sâu quản lý doanh nghiệp, nam, 50 tuổi)
“… các khoá đào tạo lại là bắt buộc đối với những lao động mới tuyển vào công ty bởi họ không biết nhiều về lĩnh vực hoạt động của công ty, thậm chí là họ không phân biệt được đối tác và đối thủ của công ty…” (trích phỏng vấn sâu quản lý doanh nghiệp, nữ, 55 tuổi) “… chúng tôi thích tuyển người đã có kinh nghiệm để khỏi phải đào tạo lại hoặc thời gian đào tạo ngắn, sinh viên mới ra trường ngoài tấm bằng đại học, dường như họ chẳng biết
gì về thực tế doanh nghiệp cả…” ((trích phỏng vấn sâu quản lý doanh nghiệp, nam, 43 tuổi)
“… vốn kiến thức xã hội và pháp luật rất kém đó là lý do khiến chúng tôi phải có các khoá đào tạo lại, đồng thời, có người kèm cặp trong suốt thời gian thử việc…” (trích phỏng vấn sâu quản lý doanh nghiệp, nam, 57 tuổi)
Trên đây là đoạn trích phỏng sâu người sử dụng lao động nhằm tìm ra lý do vì sao các doanh nghiệp phải tổ chức các khoá đào tạo lại đối với những lao động đã tuyển dụng. Kết hợp kết quả khảo sát bằng bảng hỏi với các cuộc phỏng vấn sâu người sử dụng lao động cho ra bốn lý do cơ bản:
- Không biết về môi trường hoạt động của doanh nghiệp - Thiếu kỹ năng thực tế
- Giao tiếp rất kém
- Thiếu kiến thức chuyên môn liên quan đến lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp
Bảng 3.8: Tương quan giữa loại hình doanh nghiệp và số lượng lao động phải đào tạo lại Số lượng lao động phải đào tạo lại
Loại hình doanh nghiệp Từ 25-50% Từ 51-70% Trên 75% Tổng
Nhà nước SL 1 6 7 14 % 7,1% 42,9% 50,0% 100,0% Tập thể SL 1 3 0 4 % 25,0% 75,0% ,0% 100,0% TNHH SL 12 12 3 27 % 44,4% 44,4% 11,1% 100,0% Cổ phần SL 8 16 4 28 % 28,6% 57,1% 14,3% 100,0% Liên doanh SL 0 7 4 11 % ,0% 63,6% 36,4% 100,0% 100% vốn nước ngoài SL 1 5 4 10 % 10,0% 50,0% 40,0% 100,0%
Số lượng lao động phải đào tạo lại
Loại hình doanh nghiệp Từ 25-50% Từ 51-70% Trên 75% Tổng
Tổng cộng SL 23 49 22 94
% 24,5% 52,1% 23,4% 100,0%
Chi-Square Tests
Value df Asymp. Sig. (2-sided)
Pearson Chi-Square 21.094(a) 10 .020
Likelihood Ratio 23.939 10 .008
Linear-by-Linear Association .066 1 .797
N of Valid Cases 94
a 9 cells (50.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .94.
Bảng 3.8 trình bày mối tương quan giữa loại hình doanh nghiệp và số lượng lao động cần đào tạo lại sau khi tuyển dụng. Thống kê kiểm định Chi- Square được sử dụng để kiểm định mối quan hệ giữa hai biến này. Ta đặt ra giả thuyết H0 là không có mối quan hệ nào giữa hai biến, tức là số lượng lao động cần đào tạo lại không bịảnh hưởng bởi loại hình doanh nghiệp. Kết quả kiểm định được trình bày ở cuối bảng 8 – Chi-Square Test. Theo đó, giá trị Pearson Chi-Square = 0.020 < 0.05, có nghĩa là kiểm định có ý nghĩa với độ tin cậy 95%, tức là giả thuyết H0 có thể bị bác bỏ với độ tin cậy 95%. Như vậy là ta có đủ bằng chứng để nói rằng loại hình doanh nghiệp có mối quan hệ với số lượng lao động phải đào tạo lại. Tuy nhiên, ta chú ý đến dòng ghi chú cuối cùng của bảng 8. Thông tin đưa ra là có 9 ô (tức 50% số ô) trong bảng tương quan chéo có tần số <5 nên giá trị X2 nói chung không còn tin cậy. Giải pháp trong trường hợp này là ta gom các biến (loại hình doanh nghiệp) lại để tăng số quan sát trong mỗi nhóm. Tuy nhiên, số lượng mẫu 150 doanh nghiệp là nhỏ để đánh giá kiểm định này nên thực chất ta khó có thể kết luận ngay rằng loại hình doanh nghiệp có mối tương quan với số lượng lao động
cần phải đào tạo lại. Ta chỉ có thể cho rằng nó có xu hướng có mối quan hệ với nhau mà thôi.
Tương tự như vậy, hệ số thống kê kiểm định Chi-Square được sử dụng để kiểm định mối quan hệ giữa ngành nghề kinh doanh và qui mô doanh nghiệp với việc đào tạo lại lao động sau khi tuyển dụng. Kết quả là ngành nghề kinh doanh và qui mô doanh nghiệp có mối quan hệ với việc có hay không tổ chức đào tạo lại lao động nhưng không có mối quan hệ với số lượng lao động cần phải đào tạo lại. Tuy nhiên, số quan sát là khá nhỏ để có thể kết luận chắc chắn về điều này. 60 55.3 52.7 35.3 9.3 9.3 7.3 0 10 20 30 40 50 60 Các kỹ năng nghiệp vụ thực tế Hiểu biết xã hội và môi trường hoạt động của doanh nghiệp Kiến thức chuyên môn liên quan đến doanh nghiệp Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng sử dụng máy tính Ngoại ngữ Kiến thức chuyên môn cơ bản
Hình 3.1: Nội dung đào tạo lại lao động
Hình 3.1 trình bày ý kiến của người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp về các nội dung đào tạo lại. Theo đó, các kỹ năng nghiệp vụ thực tế là nội dung khiến doanh nghiệp phải đào tạo lại nhiều hơn cả (chiếm tới 60% ý kiến trả lời), tiếp đến là nội dung hiểu biết xã hội và môi trường hoạt động của doanh nghiệp (chiếm 55,3% ý kiến trả lời) và kiến thức chuyên môn liên quan đến doanh nghiệp (chiếm 52,7% ý kiến trả lời). Kiến thức chuyên môn cơ bản là nội dung ít phải đào tạo lại nhất (chỉ chiếm 7.3% ý kiến trả lời). Đây
là những thông tin rất quan trọng đối với trường đại học khi thiết kế chương trình đào tạo của mình.
3.3.2. Mức độ đáp ứng với công việc đo lường thông qua một số thành tố
của năng lực
Các thành tố của năng lực được chi tiết hoá trong bảng hỏi thành 21 tiêu chí và được đo lường ở 5 mức từ rất kém đến rất tốt. Người sử dụng lao động của doanh nghiệp được đề nghị ghi rõ % sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế hiện đang làm việc tại doanh nghiệp đáp ứng ở từng mức. Kết quả tổng hợp bảng hỏi như sau:
Bảng 3.9: % số lao động trong doanh nghiệp đáp ứng ở từng mức đánh giá Mức độđáp ứng Tiêu chí Rất yếu Yếu Bình thường Tốt Rất tốt Tổng Khả năng giải quyết tình huống công việc thực tế 0.0 10,2 39,6 44,8 5,5 100,0
Khả năng tự triển khai được yêu cầu
công việc từ cấp trên 0.0 2,7 51,8 37,2 8,3 100,0 Khả năng thực hành chuyên môn nghiệp
vụ 1,8 9,0 47,7 38,4 3,2 100,0
Hiểu biết về môi trường hoạt động của
doanh nghiệp 1,9 15,5 47,2 32,7 2,6 100,0
Hiểu biết về xã hội và pháp luật 0.0 7,5 48 39,3 5,2 100,0 Khả năng tự học, tự đào tạo nâng cao
trình độchuyên môn 0.0 3,4 34,8 51,5 10,3 100,0
Khả năng tìm kiếm và sử dụng thông tin 0.0 3,6 46,0 43,3 7,1 100,0 Khả năng tự kiểm tra và đánh giá công
việc của mình 2,5 6,4 49,9 36,4 4,8 100,0
Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công
Mức độđáp ứng Tiêu chí Rất yếu Yếu Bình thường Tốt Rất tốt Tổng Khả năng tiếp thu, lắng nghe các góp ý 1,6 4,7 47,0 44,3 2,4 100,0 Khả năng bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân 1,1 11,0 47,1 31,8 9,0 100,0 Khả năng sáng tạo 0,6 9,2 45,7 35,4 9,2 100,0 Khả năng tham gia các hoạt động xã hội 0,1 7,6 48,9 35,7 7,6 100,0 Khả năng thích nghi và điều chỉnh 0 2,7 44,1 42,4 10,8 100,0 Khả năng chịu áp lực công việc 0 7,9 53,4 29,0 9,6 100,0 Nhiệt tình trong công việc 0 6,7 46,1 40,4 6,5 100,0 Thái độ tích cực đóng góp cho doanh
nghiệp 0 1,3 32,3 54,2 12,2 100,0
Tuân thủ kỷ luật lao động 0 0 59,8 33,8 6,4 100,0
Trung bình 0,7 6,14 46,4 40,2 6,6 100
Bảng 3.9 trình bày % sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đáp ứng từng mức được chia cụ thể theo từng tiêu chí một. Nhìn vào dòng cuối cùng – giá trị trung bình ta thấy, 46,43% sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đang làm việc tại các doanh nghiệp đáp ứng ở mức trung bình các yêu cầu công việc. 40,19% sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đang đáp ứng tốt các yêu cầu của công việc và chỉ có 6% sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đáp ứng rất yếu
hoặc rất tốt các yêu cầu của công việc.
Bản thân người lao động cũng đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của mình ở mức độ trung bình, thể hiện ở giá trị trung bình là 3,5 trong thang điểm từ 1 đến 5 mà người lao động tự đánh giá mình.
Kết quả đánh giá về mức độ đáp ứng với công việc trong nghiên cứu này gần với kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân khảo sát về cựu sinh viên của trường được thực hiện năm 2005 (đã được đề cập đến
trong phần tổng quan). Trong cuộc khảo sát trên, trường Đại học Kinh tế Quốc dân có khảo sát chủ doanh nghiệp về chất lượng lao động được đào tạo từ khối trường kinh tế. Kết quả là 44,82% người lao động được đào tạo từ khối kinh tế đáp ứng ở mức trung bình các yêu cầu của công việc; 37,43% đáp ứng tốt, 5,55% đáp ứng rất tốt và 8,73% đáp ứng rất yếu các yêu cầu của công việc tại doanh nghiệp. Điều khác duy nhất là trong cuộc khảo sát này, trường Đại học Kinh tế Quốc dân chỉ đánh giá dựa trên 9 tiêu chí, chứ không phải 21 tiêu chí như luận văn vừa thực hiện. So sánh với mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp các ngành kỹ thuật và khoa học xã hội, mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế có vẻ tốt hơn. Chẳng hạn, ở khối trường kỹ thuật, chủ doanh nghiệp cho rằng chỉ có 42,6% sinh viên đáp ứng yêu cầu của công việc ở mức bình thường (thấp hơn so với con số 44,6 của khối trường kinh tế) và 32,46% sinh viên đáp ứng tốt với yêu cầu của công việc (thấp hơn so với con số 37,43% của khối trường kinh tế).
Kết quả khảo sát đối với người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp đã trả lời được câu hỏi nghiên cứu đầu tiên của luận văn về mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế và khẳng định được giả thuyết đầu tiên của luận văn - Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế đáp ứng được các yêu cầu cơ bản trong quá trình lao động ở mức độ vừa phải. Đây là kết quả lớn nhất mà cuộc khảo sát đã đạt được.
Các tiêu chí sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đáp ứng tốt nhất được xác định bằng cách gộp % lao động đáp ứng tốt và rất tốt các yêu cầu của công việc và xếp theo thứ tự tăng dần như trong bảng 3.10 dưới đây. Các tiêu chí đáp ứng kém nhất sẽ là những tiêu chí mà có tỉ lệ người lao động đáp ứng tốt tiêu chí đó là thấp nhất.
Bảng 3.10: Mức độđáp ứng tốt với công việc qua ý kiến người sử dụng lao động
Tiêu chí % lao động đáp ứng tốt
1. Thái độ tích cực đóng góp cho doanh nghiệp 66,4
2. Khả năng tự học, tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn 61,8
3. Khả năng thích nghi và điều chỉnh 53,2
4. Khả năng tìm kiếm và sử dụng thông tin 50,4
5. Khả năng giải quyết tình huống công việc thực tế 50,4
6. Nhiệt tình trong công việc 46,9
7. Khả năng tiếp thu, lắng nghe các góp ý 46,7 8. Khả năng tự triển khai được yêu cầu công việc từ cấp trên 45,5
9. Khả năng sáng tạo 44,5
10. Hiểu biết về xã hội và pháp luật 44,5
11. Khả năng tham gia các hoạt động xã hội 43,3
12. Khả năng thực hành chuyên môn nghiệp vụ 41,6
13. Khả năng tự kiểm tra và đánh giá công việc của mình 41,2
14.Khả năng bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân 40,7
15.Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc 40,4 16.Hiểu biết về môi trường hoạt động của doanh nghiệp 40,3
17.Tuân thủ kỷ luật lao động 40,2
18.Khả năng chịu áp lực công việc 38,7
Theo số liệu tổng hợp trong bảng 3.10, người sử dụng lao động cho rằng thái độ tích cực đóng góp cho đơn vị là tiêu chí mà sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đáp ứng tốt nhất (66,4% lao động của doanh nghiệp đáp ứng tốt tiêu chí này). Tiếp theo là khả năng tự học, tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn (61,8% lao động của doanh nghiệp đáp ứng tốt tiêu chí này). Tuy nhiên, hai khả năng rất quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công trong công việc của người lao động trong bối cảnh kinh tế hội nhập và cạnh tranh hiện nay là khả năng chịu áp lực công việc và tuân thủ kỷ luật lao động lại được
đánh giá là rất kém (chỉ có 38,67% và 40,23% lao động của doanh nghiệp