Xây dựng mô hình giáo án theo hƣớng tích cực hoá hoạt động của

Một phần của tài liệu Những biện pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh trung học phổ thông trong giờ học sử (Trang 48 - 51)

I. NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG TỔ CHỨC CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT

5. Xây dựng mô hình giáo án theo hƣớng tích cực hoá hoạt động của

của ngƣời học

Tính chủ động, sáng tạo của học sinh sẽ đƣợc hình thành và phát huy triệt để khi bài soạn của GV có định hƣớng tích cực hoá hoạt động của học sinh. Đổi mới phƣơng pháp dạy học văn nói chung, dạy học VHS tác gia nói riêng là sự đổi mới toàn diện, sự đổi mới mang tính hệ thống, nguyên lí, từ mục đích, nội dung, con đƣờng, cách thức, hiệu quả. Vì vậy bài soạn của GV cũng cần thay đổi lại.

5.1 Bài soạn cũ

Trƣớc đây, bài soạn là đề cƣơng nội dung kiến thức cần truyền thụ, đƣợc soạn logic, chặt chẽ theo logic trình bày của trò chứ không phải logic tiếp nhận của trò. Thực tế khảo sát mô hình bài soạn VHS tác gia ở nhà trƣờng THPT vẫn là mẫu bài soạn theo sách giáo viên của NXB giáo dục ban hành.

Ví dụ: Hƣớng dẫn giảng dạy bài VHS tác gia Nguyễn Trãi. A. Mục tiêu bài học

Giúp HS:

- Thấy đƣợc Nguyễn Trãi là vị anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hoá, nhà tƣơng tƣởng, nhà văn, nhà thơ lớn.

- Hiểu đƣợc những đóng góp to lớn, nhiều mặt của Nguyễn Trãi đối với văn học dân tộc, cụ thể là văn chính luận và thơ chữ Hán, chữ Nôm.

B. Tiến trình tổ chức dạy học 1. ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ. 3. Vào bài mới.

4. Nội dung và phƣơng pháp lên lớp: 4.1 Cuộc đời Nguyễn Trãi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 44

4.2 Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi. 5. Củng cố.

Mục đích của bài soạn này là làm sao truyền thụ đƣợc nội dung thông tin định sẵn theo ý muốn chủ quan của GV. Để đáp ứng đƣợc mục đích đó, điều Gv quan tâm là sắp xếp một kết cấu lôgic kết cấu bài soạn sao cho thích hợp với nội dung cần truyền đạt. Nhƣ vậy lôgic của bài soạn chỉ dựa vào lôgic của văn bản SGK và lôgic lập luận của ngƣời trình bày mà không tính đến lôgic tiếp nhận của chủ thể HS vốn là nhân vật trung tâm của giờ học.

Các đề mục nhƣ: Tiểu sử, quê quán, thân thế, sự nghiệp văn học...đều nhằm mô tả lịch sử phát sinh của tác gia. Các đề mục ấy chƣa đề cập đến lịch sử tiếp nhận, lịch sử chức năng của mỗi bạn đọc HS. Trong phần cuộc đời tác gia nhiều GV sa vào trình bày sự kiện một cách khô khan, GV chỉ quan tâm đến việc cụ thể hoá một cách chi tiết tiểu sử tác gia mà quên đi việc lí giải, nêu bật ý nghĩa tƣ tƣởng đạo đức, thẩm mỹ ẩn tàng trong các sự kiện tiểu sử. Bài soạn của GV chỉ làm công việc thống kê mà quên đi rằng nghiên cứu tiểu sử để giúp các em nghe thấy giọng nói của nhà văn, hiểu đƣợc nét đặc thù của nhân cách, các đặc điểm của tính cách, và số phận độc đáo cảu tác gia, lí giải về mặt thẩm mỹ và và mặt lịch sử các quan điểm của ngƣời nghệ sĩ, thấy đƣợc mối liên hệ giữa tiểu sử và hoạt động văn học của tác gia.

Nhƣ vậy bài soạn cũ lâu nay mới chỉ quan tâm đến hoạt động của thầy mà chƣa quan tâm đến hoạt động của trò.

5.2 Xây dựng mô hình giáo án theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học

Thiết kế bài soạn mới là một bản thiết kế gồm 2 phần: Một bên là nội dung kiến thức cần truyền đạt, một bên là hệ thống các thao tác làm việc giúp HS tự hiếm lĩnh đƣợc dung lƣợng kiến thức thông tin cần thiết.

Chúng ta đều biết rằng bài VHS là bài có những đặc trƣng riêng khác với tác phẩm văn học, chứa đựng tƣ liệu và các nhận định mang tính trìu tƣợng cao, lại có cấu trúc bề mặt và cấu trúc chiều sâu. Vì vậy, bản thiết kế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 45

bài giảng không đơn thuần chỉ là một đề cƣơng của nội dung cần truyền thụ qua lời giảng của GV nhƣ trƣớc nay vẫn quen làm. Thời gian cho mỗi bài chỉ hạn chế trong một tiết dạy, vì vậy việc thiết kế giờ học không phải là một đề cƣơng của nội dung cần truyền thụ qua lời diễn giải của GV. Bản thiết kế ấy phải nêu đƣợc những tình huống đặt ra từ nội dung của bài học phù hợp với trình độ và đặc điểm tiếp nhận của trò. Song song với đó là hệ thống thao tác đƣợc GV sắp xếp hợp lí, nhằm hƣớng dẫn học sinh từng bƣớc sử lí để tiếp cận và chiếm lĩnh nội dung bài học một cách sáng tạo.

Muốn vậy, GV phải quan tâm đến việc hƣớng dẫn khơi gợi để HS phát hiện, nêu bật đƣợc những nhận định tổng quát soi sáng cho việc nghiên cứu và học tập những chi tiết khác. Bài VHS tác gia quan trọng ở hệ thống những luận điểm cơ bản, do vậy cần thiết lập trong thiết kế bài soạn một hệ thống câu hỏi định hƣớng có tính chất nêu vấn đề để HS phải tự động não tƣ duy, tìm tòi, phát hiện những luận điểm, những nhận định xƣơng sống trong bài. Chính những nhận định đó soi sáng toàn bộ cho việc đánh giá con ngƣời và sự nghiệp văn học của tác gia. Những nhận định thƣờng nằm ngay trong văn bản SGK, GV cần tổ chức các hoạt động và hƣớng dẫn để HS xác định đƣợc, nhấn mạnh những nhận định bao trùm. Từ đó GV có thể hệ thống hoá, phát triển giải thích thêm để HS hiểu rõ, nắm chắc hơn những vấn đề đó. Mỗi tác gia VH có hoàn cảnh riêng, sống trong những thời kỳ lịch sử khác nhau, phong cách nghệ thuật, quan điểm sáng tác cũng khác nhau vì vậy không thể có một kiểu bài soạn cho mọi tác gia. Có những tác gia cuộc đời trải qua hai thời kì lịch sử, sự nghiệp văn học phản ánh và phát huy tác dụng đối với hai hoàn cảnh xã hội khác nhau. Có những tác gia chỉ thuộc một thời kỳ lịch sử và sự nghiệp văn học cũng chỉ phán ánh một hoàn cảnh xã hội. Vậy làm thế nào để HS say mê và hứng thú khi học bài VHS tác gia? Làm thế nào để HS

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 46

tự giải quyết đƣợc các vấn đề mà các tác gia đặt ra? Đó chính là mấu chốt của tích cực hoá hoạt động của HS trong giờ VHS tác gia

Bài soạn VHS tác của GV có định hƣớng tích cực hoá hoạt động của HS không có nghĩa là GV tự tiện thay đổi nội dung kiến thức cần truyền thụ. Kiểu bài này có những yêu cầu chính về nội dung mà ngƣời GV cần nắm đƣợc và tuân thủ. Phần cuộc đời tác gia bao giờ cũng đƣợc trình bày trƣớc sự nghiệp VH của nhà văn. Song sự khéo léo của GV thể hiện ở chỗ kết hợp hài hoà giữa nội dung bài giảng và phƣơng pháp dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động của HS, nâng cao hiệu quả giáo dục.

Nhƣ vậy, kết cấu giờ học là kết cấu của những tình huống học tập và hệ thống thao tác tƣơng ứng chứ không phải là việc sắp xếp những việc làm của GV trên lớp để truyền thụ từ một phía cho HS.

Một phần của tài liệu Những biện pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh trung học phổ thông trong giờ học sử (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)