Tổ chức cho mỗi cá thể-trò tìm tòi, phát hiện hệ thống lôgic lập

Một phần của tài liệu Những biện pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh trung học phổ thông trong giờ học sử (Trang 54 - 57)

II. NHỮNG BIỆN PHÁP TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

3. Tổ chức cho mỗi cá thể-trò tìm tòi, phát hiện hệ thống lôgic lập

lập luận

Bài VHS tác gia cung cấp cho HS kiến thức về qui luật của lịch sử văn học, về các đƣờng sáng tác, về hình thành tác gia . Phân tích và đánh giá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 50

những đóng góp về sáng tác và lý luận VH của tác gia đối với nền VH dân tộc nhất là đối với giai đoạn VH mà nhà văn đó sống và sáng tạo. Những kiến thức về tác gia luôn đƣợc xây dựng trên một hệ thống luận điểm, luận chứng. Hệ thống luận điểm, luận chứng đó không phải lúc nào cũng dễ thấy, dễ nắm bắt vì thế đòi hỏi HS phải động não, tƣ duy, tìm kiếm và phải huy động năng lực bản thân để phát hiện thâu tóm lập luận. Vì vậy khi học kiểu bài này, GV phải tổ chức cho các em tìm tòi, phát hiện hệ thống lôgic lập luận.

“Lập luận đƣợc quan niệm là cách thức đƣa ra vấn đề, trình bày vấn đề sao cho có tính thuyết phục và luôn đảm bảo đƣợc sự nhất quán trong bài viết” (Nguyễn Quang Ninh). Nhƣ vậy lập luận có thể coi nhƣ mạch ngầm để nối kết văn bản VHS, để đảm bảo tính hệ thống, lôgic, chặt chẽ.

Lập luận chính là sự xâu chuỗi các luận chứng. luận cứ sao cho hợp lý nhất, có tính thuyết phục nhất, giúp cho ngƣời đọc nhận ra luận điểm, tin ở luận điểm...

Đối với bài VHS tác gia, nhƣ ở phần trên đã nói là khi học kiểu bài này, HS phải có kĩ năng tìm tòi và phát hiện luận điểm. Khi đã xác định đƣợc luận điểm rồi thì luận cứ, luận chứng đƣa ra sẽ cùng hƣớng, phù hợp với luận điểm đó. HS phải xác định đƣợc luận cứ, luận chứng phục vụ cho luận điểm, có nghĩa là phải xác định đƣợc cách lập luận của tác giả SGK. Để xác định đƣợc hệ thống lập luận của bài VHS tác gia, thì các em cần nắm đƣợc một số thủ pháp kết cấu của lập luận nhƣ: liệt kê, phân chia, móc xích, hỏi đáp, lập luận ba đoạn, song hành, tƣơng phản.

VD: Khi dạy bài VHS tác gia Nguyễn Tuân, HS căn cứ vào SGK, xác định các mốc sống và hoạt động của Nguyễn Tuân, về các ảnh hƣởng tƣ tƣởng và tình cảm từ bên ngoài đến đời và văn Nguyễn Tuân nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 51

+ Quê ông ở làng Mọc, nay thuộc phƣờng Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

+ Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.

- Trƣớc cách mạng tháng Tám 1945: Ông đi học, đi du ngoạn, từng bị chính quyền thực dân phong kiến thời Pháp thuộc bắt vì tham gia bãi khoá, vì đi qua biên giới Thái Lan không có giấy phép, vì giao du với những ngƣời hoạt động chính trị.

Nguyễn Tuân cầm bút từ những năm ba mƣơi của thế kỷ XX và nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm: Một chuyến đi, Vang bóng một thời.

- Sau cách mạng tháng Tám 1945: Ông nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới; đã từng giữ chức Tổng thƣ kí Hội Văn nghệ Việt Nam (1948-1958); đƣợc nhà nƣớc tặng Giải thƣởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996. Ông là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn lớn.

Qua các sự kiện chính của cuộc đời Nguyễn Tuân mà SGK trình bày HS phải nắm đƣợc ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp liệt kê. Các sự kiện đƣợc đƣa ra liên tục, nối tiếp nhau nhằm mục đích cung cấp đầy đủ về mặt số lƣợng của các thông tin. Mục đích của cách lập luận này là việc lý giải những yếu tố trong cuộc đời Nguyễn Tuân giúp cho sự hình thành phong cách và tài năng thơ văn của ông.

Nhƣ vậy, khi học bài VHS tác gia, HS cần phải nắm đƣợc cách lập luận của tác giả SGK. HS luôn phải tự suy nghĩ: Cách lập luận nhƣ vậy nhằm mục đích gi, muốn nói lên điều gi?... Nếu không phát hiện đƣợc hệ thống lôgic lập luận của bài viết thì kiến thức mà các em thu nhận đƣợc sẽ hời hợt, nông cạn.

Ở bài VHS tác gia, giữa các phần, các mục, các luận điểm luôn có quan hệ với nhau. Tìm hiểu cuộc đời nhà văn cũng chính là tạo cơ sở cho việc tìm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 52

kiếm sự nghiệp văn học, bởi từ đó ta dễ dàng nhận thấy thế giới quan, nhân sinh quan và phong cách nghệ thuật của tác gia văn học.

Một thiếu sót phổ biến lâu nay trong quá trình giảng dạy VHS tác gia là bài dạy thƣờng thiếu hệ thống. GV cũng có đề cập đến tên tuổi, chân dung, số phận nhà văn song nội dung trình bày, hƣớng dẫn học sinh vẫn không tránh khỏi rời rạc, thiếu lôgic, nguyên nhân một phần là do GV chƣa tổ chức cho HS tim tòi, phát hiện hệ thống lập luận của bài VHS tác gia.

Một phần của tài liệu Những biện pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh trung học phổ thông trong giờ học sử (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)