- Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tực hiện sản xuất và được chứng nhận VietGAP.
DOANH NGHIỆPBÁN SỈ
vựa/doanh nghiệp về giá cả, sản lượng và chất lượng quả theo từng thời điểm khác nhau.
2.2.2.2 Thu hoạch
Hầu hết sản lượng thanh long Bình Thuận do thương lái đảm trách khâu thu hoạch (90%). Do hạn chế cơ sở vật chất, vốn và trình độ kỹ thuật nên thương lái chỉ thuê công lao động thu hái thanh long, tập kết và phân loại sơ qua dựa vào hình dáng kích thước bên ngoài: loại 1 là những trái trên 300g không bị xù xì, không bị sâu; loại 2 là những trái dưới 300g bán lại cho những vựa phân phối tiêu thụ trong nước.
Gần đây qua sự hình thành của một số HTX sản xuất và tiêu thụ thanh long, ban chủ nhiệm HTX cũng mua thanh long từ nông dân, là thành viên trong HTX, để bán lại cho chủ vựa địa phương, chủ vựa phân phối. Trong thời điểm hiện tại, các HTX hoạt động giống như người thu gom hơn là vựa đóng gói do thiếu vốn và cơ sở vật chất.
2.2.2.3 Vận chuyển và hao hụt
Thương lái chủ yếu chỉ kinh doanh thu mua và bán thanh long trong ngày, không có hình thức bảo quản tồn trữ, không quan tâm đến đóng gói dán nhãn, họ cho rằng đó là việc của vựa đóng gói/doanh nghiệp. Vựa thu mua/doanh nghiệp đảm trách khâu vận chuyển sau khi thương lái thu gom.
Với những đặc điểm của trái thanh long và đặc điểm buôn bán trái tươi trong ngày hao hụt mà thương lái phải chịu không cao, theo điều tra thương lái ước tính hao hụt cũng chỉ khoảng 1%.
2.2.2.4 Hợp đồng
Nhìn chung giữa thương lái và người bán sỉ hay với nông dân hợp đồng chỉ là thỏa thuận miệng. Có hai yếu tố cần thiết được đề cập trong thỏa thuận là giá cả và chất lượng quả (bề ngoài, màu sắc, tai, kích cỡ..).
- Với nông dân: Khi thương lái thu mua trực tiếp từ nông dân, giữa họ chỉ có thỏa thuận miệng. Thanh toán cho nông dân chủ yếu bằng tiền mặt. Nếu có quan hệ tốt với nông dân, thương lái có thể trả sau 3 - 4 ngày hoặc 1-2 tuần.
Người thu mua lấy hàng trực tiếp từ nông dân. Theo cách đơn giản nhất, người thu mua đến gặp nông dân để mua thanh long. Người thu mua giỏi có thể ước tính
“bằng mắt” một vườn có thể thu được bao nhiêu. Cách thứ hai là hệ thống đặt cọc, trong đó người thu mua trả trước cho nông dân vài tuần hoặc 1 tháng trước khi thu hoạch. Người thu mua làm theo cách này đối với những hộ nông dân trồng với diện tích lớn, sản lượng và chất lượng ổn định. Điều tiên quyết là mối quan hệ lâu năm giữa người thu mua và nông dân.
- Với vựa thu mua/doanh nghiệp: Thông thường chủ vựa/doanh nghiệp liên lạc với thương lái để thông báo về giá cả thị trường hoặc thương lái liên lạc với họ để báo giá. Sau đó thương lái thông báo cho nông dân giá mà họ có thể mua. Giá bán của thương lái phụ thuộc nhiều vào thị trường. Thông thường giá bán nội địa từ thương lái đến chủ vựa cao hơn khoảng 10 -15 % so với giá mua gốc từ nông dân. Tuy nhiên vì giá cả lên xuống thất thường và theo mùa nên con số này không tính được chính xác (Nguồn: Tổng hợp điều tra).
2.2.2.5 Lợi nhuận
Sản lượng của thương lái thay đổi hàng ngày, tùy thuộc vào lượng đặt hàng, dao động từ 3 – 20 tấn. Lợi nhuận cũng thay đổi tùy theo sản lượng kinh doanh.
Nếu người thu mua không chịu trách nhiệm thu hái và vận chuyển thì hưởng hoa hồng khoảng 3 – 5% (tùy theo thời điểm) giá nông dân bán cho chủ vựa/doanh nghiệp. Nếu họ chịu trách nhiệm thu hái thì lợi nhuận (sau khi trừ hết chi phí) đạt khoảng 300 – 500 VND/kg.