- Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tực hiện sản xuất và được chứng nhận VietGAP.
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Bình Thuận ở cực Nam vùng kinh tế - xã hội Duyên hải miền Trung Việt
nam, diện tích tự nhiên 7.830,5 km2 cách thành phố Hồ Chí Minh 188km. Phía bắc và
đông bắc giáp Ninh Thuận, tây bắc giáp Lâm Đồng, tây giáp Đồng Nai, đông và đông nam giáp biển, tây nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu.
BẢN ĐỒ TỈNH BÌNH THUẬN
Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, có hai mùa mưa nắng rõ rệt. Điều kiện thời tiết tại Bình Thuận hầu như nóng nhất trong cả nước. Đặc trưng của khí hậu nhiệt đới, khô nắng, nhiệt độ cao phù hợp cho việc canh tác cây thanh long.
Tỉnh Bình Thuận có nhiệt độ cao đều, trung bình năm là 26 – 27oC, nhiều nắng,
độ ẩm trung bình trong năm là 78 - 85%, do lượng mưa thấp, trung bình 800 - 2000mm/năm, phân bố theo mùa và tăng dần vào các vùng phía Nam. Lượng mưa tập trung vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 10. Những tháng này có độ ẩm cao, không còn là đặc điểm của vùng khô hạn. Ngược lại từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau gần như hoàn toàn không có mưa, thời tiết rất khô, gió nhiều, lượng nước bốc hơi cao, thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô. Mặt khác, vào tháng 5 và tháng 6, nhiệt độ cao nhất
có thể tới 28oC – 28,5oC. Số ngày nắng : 2.556 – 2.924 giờ. Trong đó tháng 7,8,9 là những tháng ít ánh nắng mặt trời nhất trong năm (Nguồn: www.binhthuan.gov.vn). Tỉnh Bình Thuận có thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các loại cây trồng nhiệt đới, là cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả, cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cây thanh long.
Bảng 1: Sự phân bố địa hình đất đai ở Bình Thuận
TT Địa hình Tỷ lệ (%) Địa phương
1 Vùng đồi cát và cồn cát ven biển 18,22 Tuy Phong , Hàm Tân.
2 Vùng đồng bằng phù sa 9,43 Lưu vực sông Lòng Sông đến Sông Dinh
3 Vùng núi thấp và trung bình 40,70 Bắc Bình, Đức Linh
4 Vùng đồi gò 31,65 Bắc Bình, Đức Linh
Bình Thuận có địa hình tương đối bằng phẳng, ít nơi cao, có nhiều con sông chuyển qua tạo nên nhiều vùng bình nguyên và vùng đất phù sa bằng phẳng phù hợp cho sự phát triển nhiều loại cây trồng nông nghiệp nói chung và cây thanh long nói riêng. Tuy nhiên, nó cũng gây trở ngại không nhỏ trong việc đầu tư khai hoang, cải tạo đồng ruộng, chi phí sản xuất và bố trí cơ sở hạ tầng.
Do điều kiện khô hạn nên phần lớn đất Bình Thuận nghèo dinh dưỡng, một số nơi bị xói mòn, rửa trôi nghiêm trọng. Vì vậy, việc khai thác nguồn tài nguyên đất đai đòi hỏi phải có sự đầu tư thỏa đáng, đặc biệt là các công trình thủy lợi. Bên cạnh đó, việc bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ là cần thiết nhằm tăng cường khả năng giữ nước và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.
Về mặt tính chất nông hóa thổ nhưỡng đất đai của tỉnh Bình Thuận: có tiềm năng rất lớn, quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp khoảng 680.087 ha, hiện nay mới sử dụng được 282.887 ha (41,59%), trong đó đất chuyên trồng thanh long khoảng 7.000 ha (chiếm 2,48%) diện tích còn lại chuyên trồng lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả và các loại rau đậu. Trong kế hoạch phát triển chung của tỉnh Bình Thuận đến năm 2010 sẽ khai thác đưa vào sử dụng thêm khoảng 100.000 ha từ đất trống lùm cây bụi, 20.000 ha đất chưa sử dụng sang sản xuất nông nghiệp (Nguồn : Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận).
Nhìn tổng quát, trên địa bàn tỉnh có sự phong phú về chủng loại đất nên quá trình khai thác sử dụng có thể cho phép đa dạng hoá các loại hình sử dụng theo hướng đa dạng sinh học với thế mạnh là các loại cây rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn trái và các cây công nghiệp ngắn ngày. Trên thực tế, đối với các nhóm đất nói trên đều có thể trồng được thanh long và có ưu thế cạnh tranh lớn với những cây trồng khác, thậm chí trên đất nghèo dinh dưỡng, không trồng được những cây trồng khác, trồng thanh long vẫn có hiệu quả kinh tế cao, miễn là phải có đủ nguồn nước tưới và thoát được nước tốt. Thuận lợi chủ yếu của Bình Thuận là số giờ nắng/ngày cao nhất nước, cường độ ánh sáng và biên độ nhiệt độ ngày đêm cao, ẩm độ trung bình thấp, rất thuận lợi cho cây thanh long phát triển và cho năng suất cao.