Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ôtô là việc lâu dài

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển ngành công nghiệp ô tô việt nam (Trang 66 - 68)

IV. Cơ hội và thách thức đối với việc phát triển ngành Công nghiệp ôtô Việt Nam

2.3.1.Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ôtô là việc lâu dài

2. Định hướng và Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam

2.3.1.Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ôtô là việc lâu dài

1 Trích lời Ông Nguyễn Xuân Chuẩn - Chủ tịch hội kỹ sư ô tô Việt Nam phát biểu tại cuộc hội thảo các nhà sản xuất ô tô lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam tháng 3-2003

Để xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ô tô, các nước Tây Âu phải mất hơn 100 năm, Nhật Bản hơn 50 năm, Hàn Quốc hơn 30 năm. Vì thế, căn cứ trên bối cảnh thực tế, Chính phủ ta đã khẳng định Việt Nam khó có thể làm nhanh hơn và chưa thể có ngành công nghiệp ô tô lớn mạnh ngay được. Thực tếđó là:

Thứ nhất, thị trường nội địa rất nhỏ, mức sống thấp, sức mua rất hạn hẹp. GDP bình quân đầu người hiện nay chỉ ở mức 350 - 400 USD/năm thì chưa thể

sớm có nền công nghiệp ô tô phát triển được. Theo nghiên cứu tháng 7/1998 của Timothy J. Sturgeon - Giảng viên Trường Đại học Masachusetts Hoa Kỳ - về

triển vọng của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã kết luận một cách dứt khoát một nguyên tắc cơ bản là: "một nước phải đạt được GDP bình quân đầu người khoảng 1000 USD/năm để tạo thị trường đủ lớn đảm bảo cho công nghiệp ô tô có lợi nhuận và mức tối thiểu 4000 USD/năm để đảm bảo cho nền công nghiệp ô tô phát triển nhanh." Từ kết luận đó ta thấy rằng, nếu muốn phát triển công nghiệp ô tô theo mô hình của các nước Tây Âu thì phải mất 25 đến 30 năm nữa Việt Nam mới hội đủđiều kiện để phát triển ngành công nghiệp ô tô.

Thứ hai, thị trường thế giới đã bão hoà. Trên thế giới, sản xuất ô tô đã dư

thừa năng lực, cung lớn hơn cầu. Sự phá sản, sụp đổ và sáp nhập của các tập

đoàn lớn về ô tô trên thế giới là minh chứng rõ nhất cho thực tế cung lớn hơn cầu và sự cạnh tranh khốc liệt trong sản xuất ô tô trên thế giới. ở Việt Nam cũng như

trên thế giới sẽ chỉ còn lại các tập đoàn ô tô cực lớn trụ lại được trong tương lai.

Thứ ba, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam còn rất kém không thể khắc phục được trong một sớm một chiều, đường xá chậm phát triển, đô thị và nhà ở

chật hẹp không có chỗ đỗ xe, để xe.

Nhưng dù với tất cả những khó khăn kể trên cũng không có nghĩa là Việt Nam ngay từ bây giờ không nên và không thể xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ô tô. Do ý nghĩa và vị trí đặc biệt quan trọng của ngành công nghiệp ô tô,

để công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, góp phần hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Việt Nam không thể không xây dựng ngành công nghiệp ô tô cho riêng mình.

Con đường phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam là: không thể theo cách đi của Tây Âu, Mỹ, Nhật Bản bởi không có ai đầu tư vào Việt Nam để rồi ta lại đi cạnh

nước ASEAN vì thời điểm lịch sử đã hoàn toàn đổi khác. Cơ hội cho các nước ASEAN cách đây 30-35 năm sẽ không còn nữa đối với Việt Nam.

Chính vì thế trong "Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt nam" Chính phủ đã xác định quan điểm trong xây dựng và phát triển ngành là cần phải kiên trì, không thể nóng vội bê nguyên mô hình của một quốc gia nào mà phải bám sát thực tế hoàn cảnh và thời thế của đất nước mình để quyết tâm xây dựng và phát triển một ngành công nghiệp ô tô phù hợp trong một tương lai không xa.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển ngành công nghiệp ô tô việt nam (Trang 66 - 68)