Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Vietcombank Cần Thơ (Trang 43)

4.1.1. Phân tích tình hình tài sản nợ

Bảng tổng kết tài sản hay bảng cân đối tài sản là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ảnh toàn bộ tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản đó tại một thời điểm nhất định, hay nói cách khác bảng tổng kết tài sản là một báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Đây là báo cáo quan trọng nhất. Qua đó người quản trị có thể biết được tài sản hiện có hình thái vật chất, cơ cấu tài sản, tình hình hoạt động kinh doanh và hiệu quả tài chính của ngân hàng. Thông qua bảng tổng kết tài sản các nhà phân tích có thể nghiên cứu, đánh giá trình độ quản lý, chất lượng kinh doanh cũng như những dự đoán triển vọng của ngân hàng trong tương lai. Sau đây ta sẽ xem xét tình hình tài sản nợ của ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2005-2007.

Tiền gửi và các khoản vay: ngân hàng Ngoại Thương không có các khoản vay từ các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác mà chỉ nhận vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên nên khỏan mục này chỉ bao gồm tiền gửi. Nhìn chung qua 3 năm tiền gửi có xu hướng giảm nhưng về tỷ trọng của nó trong tài sản nợ thì lại tăng. Cụ thể năm 2006 đạt 746.919 triệu đồng giảm 165779 triệu đồng hay giảm 18,16% so với năm 2005, tỷ trọng giảm 1,05% so với năm 2005 nguyên nhân là do nhu cầu của doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn là lớn buộc chi nhánh phải nhận vốn điều chuyển tư ngân hàng cấp trên về nên tỷ trọng giảm. Năm 2007 đạt 40.674 triệu đồng giảm 706.246 triệu đồng hay giảm 94,55% so với năm 2006. Tỷ trọng tăng cao trong tài sản nợ thì ngân hàng sẽ đạt được kết quả hoạt động kinh doanh tốt trong những năm tiếp theo.

Giấy tờ có giá đã phát hành: ngân hàng Vietcombank Cần Thơ cũng có phát hành giấy tờ có giá chủ yếu là cổ phiếu. Qua 3 năm ta thấy tỉ trọng của khoản mục này đạt trên 1% tổng tài sản nợ. Tuy nhiên giấy tờ có giá tăng giảm không đều qua các năm, cụ thể năm 2005 đạt 37.319 triệu đồng, năm 2006 đạt 44.518 triệu đồng tăng 7.199 triệu đồng so với năm 2005. Năm 2007 đạt 22.188 triệu đồng giảm

22.330 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân là do giá vàng liên tục biến động như giá tiêu dùng tăng cao nên người dân ít đầu tư vào loại hình này.

Vốn và các quỹ: liên tục tăng qua 3 năm, tuy nhiên vốn và các quỹ chiếm tỉ trọng không cao chỉ khoảng 5% trong tổng tài sản nợ do các khoản quỹ và dự phòng cuối năm đều được tổng hợp và chuyển về ngân hàng cấp trên nên vốn và quỹ của chi nhánh là không nhiều.

Vốn điều chuyển: nguồn vốn điều chuyển chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2005 vốn điều chuyển là 1.811.311 triệu đổng chiếm 65,3%, năm 2006 là 1.475.825 chiếm 63,8% giảm 335.486 triệu đồng hay giảm 18,52% so với năm 2005. Năm 2007 là 1.071.931 triệu đồng chiếm 51,53 % giảm 403.894 triệu hay 27,37% so với 2006. Qua số liệu ta thấy vốn điều chuyển của ngân hàng liên tục giảm qua 3 năm nguyên nhân là do trong những năm gần đây ngân hàng huy động vốn khá hiệu quả, những chính sách thu hút vốn của ngân hàng cũng dần tác động tích cực đến khách hàng: chẳng hạn như các loại hình thu hút gởi tiết kiệm, các dịch vụ thanh toán ngày càng được phổ biến hơn, đồng thời với lãi suất cạnh tranh hấp dẫn, lãi suất tiền gởi ngày càng tăng nên thu hiếu khách hàng gởi tiền ngày một nhiều. Điều này làm cho vốn điều chuyển giảm liên tục qua 3 năm. Để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng thì vốn điều chuyển càng nhiều một phần nài cũng tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng, tuy nhiên ngân hàng không nên quá phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển. Bởi vì kinh doanh với nguồn vốn huy động ngân hàng sẽ hoạt động chủ động hơn chẳng hạn như trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng có nguồn vốn với thời hạn dài 12 thánh trở lên chiếm tỉ trọng cao sẽ giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn này để cho vay. Hơn nữa, việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển chi phí ngân hàng bỏ ra cao hơn so với việc sử dụng nguồn vốn huy động.

Bảng 4: TÌNH HÌNH TÀI SẢN NỢ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN 2005-2007 ĐVT: Triệu đồng Khoản mục 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

- Tiền gởi và các khoản vay 912.698 33,02 746.919 31,97 40.674 43,07 -165.779 -18,16 148.972 19,94 - Giấy tờ có giá đã phát hành 37.319 1,35 44.581 1,91 22.188 1,07 7.199 19,29 -22.330 -50,16

- Vốn và các quỹ 2.825 0,1 68.716 2,94 90.013 4,33 65.891 2332,42 21297 30,99

- Vốn điều chỉnh 1.811.311 65,53 1.475.825 63,18 1.071.931 51,53 -335.486 -18,52 -403.894 -27,37

TỔNG 2.764.153 100 2.335.978 100 2.080.023 100 -428.175 -15,49 -255.955 -10,96

0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 1,800,000 2,000,000 Triệu VND Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm - Tiền gởi và các khoản vay - Giấy tờ có giá đã phát hành - Vốn và các quỹ - Vốn điều chỉnh

Hình 7: Nguồn vốn huy động tại ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ trong giai đoạn 2005-2007

4.1.2. Phân tích tình hình tài sản có

Tài sản có của ngân hàng là kết quả của sử dụng vốn của ngân hàng đó. Qua việc phân tích kết cấu các khoản mục trong phần tài sản có nhà quản trị có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình. Bởi vì mỗi khoản mục đầu tư khác nhau sẽ có mức sinh lời khác nhau và mức độ rủi ro khác nhau. Thông qua việc phân tích các khoản mục này sẽ giúp ngân hàng có những quyết định chính xác các chiến lược đầu tư của ngân hàng trong từng thời kỳ nhất định. Chất lượng tài sản có là chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời và năng lực quản lý của một ngân hàng.

Tiền mặt và số dư tại ngân hàng nhà nước: đây là phần tài sản chủ yếu để thanh toán. Qua bảng số liệu ta thấy năm 2005 chỉ số này đạt 38.751 triệu đồng chiếm 1.4%, năm 2006 đạt 54.467 triệu đồng chiếm 2,33% tăng 16.616 triệu đồng hay 40,3%; năm 2007 đạt 40.674 triệu đồng chiếm 1,95% giảm 13.793 triệu hay 25,37%.

Tài sản có khác: đây chủ yếu là phần cơ sở vật chất thiết bị máy móc, công cụ lao động dùng cho quá trình hoạt động của ngân hàng. Năm 2007 đạt 7.715 triệu đồng chiếm 0,37% trên tổng tài sản.

Cho vay trong nước: đây là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, nghiệp vụ này vẫn là nghiệp vụ có mức độ rủi ro lớn nhất

vì đây là nghiệp vụ rất nhạy cảm với môi trường kinh tế chính trị xã hội. Nó chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng tài sản có của chi nhánh. Cụ thể năm 2005 đạt 2.711.469 triệu đồng chiếm 98,09%, sang năm 2006 đạt 2.244.903 triệu đồng chiếm 96,1% giảm 466.566 triệu hay giảm 17,21% so với 2005. Năm 2007 đạt 2.020.465 triệu đồng chiếm 97,14% giảm 224.438 triệu đồng hay 10% so với 2006.

* Nguyên nhân: tiền mặt và số dư tại NHNN giảm do nguồn vốn huy động từ các kênh qua các năm có xu hướng giảm. Tình hình cho vay giảm do nguồn vốn của ngân hàng huy động giảm, tình hình kinh tế có nhiều biến động nên các ngân hàng có xu hướng thu hẹp dư nọ cho vay,…

Bảng 5: TÌNH HÌNH TÀI SẢN CÓ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN 2005-2007

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế toán Ngoại thương Cần Thơ)

Khoản mục 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

- Tiền măt và số dư tại NHNN 38.751 1,40 54.467 2,33 40.674 1,95 15.616 40,30 -13.793 -25,37 - Cho vay trong nước 2.711.469 98,09 2.244.903 96,10 2.020.465 97,14 -466.566 -17.21 -224.438 -10

- Tài sản cố định 8.479 0,31 24.474 1,05 11.169 0,54 5.087 26,24 -13.305 -54,36

- TS có khác 5.454 0,2 12.134 0,52 7.715 0,37 17.588 -332,48 -4.419 -36,42

0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 Triệu VND Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

- Tiền măt và số dư tại NHNN

- Cho vay trong nước - Tài sản cố định - TS có khác

Hình 8: Tình hình tài sản có tại ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ trong giai đoạn 2005 – 2007

4.1.3. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản có và tài sản nợ

Bảng tổng kết tài sản là một trong những báo cáo tài chính quan trọng nhất. Qua bảng tổng kết tài sản người quản trị có thể biết được tài sản hiện có, hình thái vật chất, cơ cấu tài sản, tình hình hoạt động kinh doanh và hiệu quả tài chính của ngân hàng. Thông qua bảng tổng kết tài sản các nhà phân tích có thể nghiên cứu, đánh giá trình độ quản lý cũng như những dự đoán triển vọng của ngân hàng trong tương lai.

Phần tài sản: là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng thương mại. Phần nguồn vốn: là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động, tạo lập được dùng để đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Theo nguyên tắc thì phần tài sản bao giờ cũng bằng phần nguồn vốn, như vậy giữa tài sản và nguồn vốn có mối quan hệ với nhau. Như chúng ta đã biết ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ thực hiện việc đi vay để cho vay và hưởng chêng lệch về lãi suất.

Ta thấy trong phần tài sản có thì tiền mặt và tiền gởi là hai khoản mục mà chủ yếu là dùng để thanh toán nhu cầu rút tiền của khách hàng, nó phản ánh đúng tình hình thực tế từ tiền gởi khách hàng.

Như vậy, qua việc xem xét giữa phần tài sản nợ và tài sản có tại ngân hàng ta thấy nó có mối quan hệ thống nhất với nhau đó là mối quan hệ tỉ lệ thuận và cân đối với nhau qua từng năm, thể hiện rõ nét quá trình hoạt động kinh doanh tại đây.

4.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

Tổng dư nợ H1 =

Nguồn vốn huy động

Chỉ số này so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với khả năng huy động vốn, đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động. chỉ số H1 càng lớn vốn tồn đọng càng ít đồng thời rủi ro tín dụng càng lớn qua các năm cụ thể năm 2005 đạt 2.97,02%, năm 2006 đạt 300,55% và năm 2007 đạt 225,53%. Ta thấy các chỉ số này có sự biến động tăng giảm qua các năm. Chỉ số H1 của chi nhánh chứng tỏ khả năng huy động vốn của mình là chưa thật tốt vì vậy làm ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp của chi nhánh do chi phí vốn điều chuyển cao hơn so với vốn huy động từ tiền gởi. Qua chỉ số trên ta thấy khả năng cho vay của chi nhánh là tương đối khá. Nhưng lợi nhuận thì đi kèm với rủi ro, do đó ngân hàng nên tìm một chỉ số thích hợp để duy trì nhằm tạo thu nhập ổn định, giảm thiểu rủi ro.

Bảng 6: TÌNH HÌNH TỔNG DƯ NỢ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN 2005-2007

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế toán Ngoại thương Cần Thơ)

CHI TIÊU ĐVT 2005 2006 2007

Tổng dư nợ triệu đồng 2.711.469 2.244.903 2.020.465

Nguồn vốn huy động triệu đồng 912.698 746.919 895.891

Hình 9: Hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ trong giai đoạn 2005 - 2007

4.2.2. Phân tích khả năng sinh lời

Tài sản có sinh lời H2 =

Tài sản có

Chỉ số này cho ta biết được tỉ trọg những tài sản có có thể sinh lời có trong tổng tài sản có của ngân hàng. Tài sản có sinh lời gồm có: cho vay, đầu tư chứng khoán và tiền gởi thanh toán tại tổ chức tín dụng khác. Tại chi nhánh tỉ trọng này là khá cao và gần như không biến động nhiều qua các năm, cụ thể năm 2005 là 97,9% tức là trong một dồng tài sản thì có 0,979 đồng chi nhánh dùng để đầu tư sinh lời. năm 2006 là 96,62% và năm 2007 là 97,51%. Mặt khác trong tổng tài sản có sinh lời thì cho vay lại chiếm tỉ trọng rất cao. Hầu như toàn bộ tài sản sinh lời đều là cho vay, còn việc đầu tư vào chứng khoán và tiền gởi thanh toán là rất ít. Điều này thể hiện đúng tình hình thực tế nguyên nhân là do cũng như các ngân hàng khác nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ đem lại thu nhập chủ yếu nên nó được Ban lãnh đạo đặc biệt quan tâm, từ đó mà kết quả đạt được là rất cao. Nguyên do thứ hai là do cơ sở vật chất công nghệ thông tin còn hạn chế cộng với giá vàng biến động mạnh, thị trường chứng khoán liên tục biến đổi nên đầu tư chứng khoán

225.53% 300.55% 297.08% 0.00% 50.00% 100.00% 150.00% 200.00% 250.00% 300.00% 350.00% 2005 2006 2007 Năm H 1

tại ngân hàng là không cao. Nguyên nhân thứ ba là do tiền gởi vào chỉ nhằm mục đích thanh toán nó không mang lại thu nhập nhiều nên ban lãnh đạo chỉ giữ nó ở một tỉ lệ nhất định để đáp ứng nhu cầu thanh toán còn lại là dùng đẻ cho vay để tạo ra thu nhập. Tuy nhiên với tỉ lệ cho vay là rất lớn trong tổng tài sản thì nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro thách thức. Trong thời gian tới Ban lãnh đạo cần xem xét đẻ có một tỉ lệ hợp lý vừa đảm bảo tạo ra lợi nhuận vừa kiểm soát được rủi ro kết hợp với thẩm định thật kỹ trước khi cho vay. Qua chỉ số này ta thấy ngân hàng sử dungj khá hiệu quả tài sản của mình, phần lớn tài sản đều cho khách hàng vay để tạo ra lợi nhuận. Trong tương lai, nếu các khoản cho vay tiếp tục được đầu tư đúng chỗ, những khách hàng tin cậy thì sẽ tạo ra lợi nhuận lớn cho ngân hàng.

Bảng 7: TÌNH HÌNH TỔNG TÀI SẢN CÓ SINH LỜI TRÊN TỔNG TÀI SẢN CÓ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CẦN THƠ

TỪ 2005-2007

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế toán Ngoại thương Cần Thơ)

Hình 10: Tỉ trọng Tài sản có sinh lời trên Tổng tài sản tại ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ trong giai đoạn 2005 - 2007

CHI TIÊU ĐVT 2005 2006 2007

Tài sản có sinh lời triệu đồng 2.706.015 2.257.137 2.028.280

Tài sản có triệu đồng 2.764.153 2.335.978 2.028.023 H2 % 97,90 96,62 97,51 97.9 96.62 97.51 95.5 96 96.5 97 97.5 98 2005 2006 2007 Năm

- Phân tích khả năng sinh lời : Lãi suất cận biên :

Thu nhập lãi ròng Lãi suất cận biên =

Tài sản sinh lời

Tỉ số lãi suất cận biên được tính theo tỉ lệ phần trăm của thu nhập lãi – chi phí lãi chia cho tài sản sinh lời. Qua chỉ số này ta biết được một đồng tài sản sinh lời tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập lãi ròng. Thu nhập lãi là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng, đây là nguồn thu từ lãi cho vay. Chi phí lãi là những khoản chi cho việc huy động vốn, năm 2005 đạt 2,41% tức là một đồng tài sản sinh lời tạo ra được 0,0241 đồng thu nhập lãi ròng và đến năm 2007 đạt 3,7%. Tốc độ tăng của thu nhập lãi ròng chậm hơn là do công tác huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn vì cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn buộc ngân hàng phải nhận nhiều vốn điều chuyển của ngân hàng cấp trên, cộngv oíư việc tăng lãi suất huy động để tăng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Vietcombank Cần Thơ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w