Qui trình nghiệp vụ bảo lãnh

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 51 - 61)

10 USD DV0133 12.Kiểm tra xác nhận chữ kí thư bảo

2.2.3. Qui trình nghiệp vụ bảo lãnh

Qui trình bảo lãnh tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội được thực hiện theo Quyết định số 398/QĐ-HĐQT- TD của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Cụ thể bao gồm các bước như sau:

Bước 1 : Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ xin bảo lãnh của khách hàng

Khi khách hàng đến ngân hàng xin cấp bảo lãnh thì cán bộ tín dụng của ngân hàng sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ theo đúng qui định của mỗi loại bảo lãnh

a, Hồ sơ áp dụng chung cho tất cả các loại bảo lãnh: * Giấy đề nghị bảo lãnh

*Hồ sơ pháp lí

Đối với pháp nhân ,công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân: -Quyết định thành lập doanh nghiệp theo luật định

-Điều lệ doanh nghiệp ( trừ doanh nghiệp tư nhân)

-Quyết định bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), kế toán trưởng ; Quyết định công nhận Ban quản trị ,Chủ nhiệm hợp tác xã.

-Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh

-Giấy phép hành nghề ( nếu luật có qui định)

-Giấy phép đầu tư (nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) -Biên bản góp vốn ,danh sách thành viên sáng lập ( công ty cổ phần , công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh)

-Các thủ tục kế toán theo qui định của Agribank như đăng kí mẫu dấu , chữ kí của chủ tài khoản hoặc người được uỷ quyền ; đăng kí chữ kí của cán bộ giao dịch với ngân hàng ,giấy đăng kí mở tài khoản tiền gửi ( nếu chưa mở)

Đối với hộ kinh doanh cá thể , tổ hợp tác :

-Giấy chứng minh nhân dân, đại diện hộ kinh doanh cá thể, hộ khẩu (bản sao)

-Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh - Hợp đồng hợp tác

- Giấy uỷ quyền cho ngời đại diện Agribank

* Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh , tài chính * Hồ sơ về bảo đảm bảo lãnh

b, Hồ sơ áp dụng riêng cho từng loại bảo lãnh

- Đối với bảo lãnh dự thầu: Tài liệu mời thầu, qui chế hay qui định đấu

thầu của chủ đầu tư trong đó ghi rõ các trường hợp vi phạm qui chế đấu thấu và trách nhiệm nghĩa vụ của mỗi bên tham gia đấu thầu.

- Đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng :

Hợp đồng thi công ( đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong xây lắp trường hợp chưa có hợp đồng chính thực hiện thì phải là hợp đồng dự thảo tr- ước khi kí chính thức ) hay hợp đồng cung ứng thiết bị vật tư (trong bảo lãnh thực hiện hợp đồng cung ứng vật tư thiết bị) quy định về các điều kiện thực hiện hợp đồng và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Thông báo trúng thầu hoặc phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền

- Đối với bảo lãnh hoàn thanh toán:

Văn bản cam kết của các bên về số tiền ứng trước, thời gian, tiến độ, phương thức hoàn trả nguồn vốn, xác định rõ các trường hợp vi phạm, nghĩa

vụ của bên nhận tiền ứng trước ( nếu trong trường hợp hợp đồng kinh tế chưa qui định rõ)

- Đối với bảo lãnh bảo đảm chất lợng sản phẩm:

Hợp đồng kinh tế qui định cụ thể về trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm, các trường hợp vi phạm nghĩa vụ của các bên.Nếu hợp đồng không qui định rõ thì phải có một hợp đồng bổ sung ( hoặc qui định trong biên bản nghiệm thu) quy định rõ trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm, các trường hợp vi phạm nghĩa vụ của các bên.

- §èi víi b¶o l·nh vay vèn:

Hồ sơ về tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của khách hàng bổ sung thêm tài liệu xác minh tình hình công nợ tại thời điểm gần nhất của các tổ chức tín dụng mà khách hàng có dư nợ.

Hồ sơ về dự án đầu tư bổ sung:

Hợp đồng thương mại được cấp có thẩm quyền phê duyệt Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu

Dự thảo lần cuối hợp đồng vay vốn nước ngoài

Văn bản của ngân hàng nhà nước cấp hạn mức vay vốn nước ngoài cho khách hàng ( đối với trờng hợp vay vốn nước ngoài)

Các tài liệu, giấy tờ về các hình thức đảm bảo cho nghiệp vụ bảo lãnh Các văn bản liên quan khác.

- Đối với bảo lãnh thanh toán:

Hợp đồng mua bán hoặc cam kết thanh toán của các bên có liên quan ghi rõ điều khoản cam kết thanh toán giữa các bên liên quan .

Tài liệu liên quan về khả năng nguồn vốn để thanh toán theo cam kết được bảo lãnh

- Đối với bảo lãnh bằng 100% vốn tự có của khách hàng , hồ sơ gồm :

Chứng từ chứng minh tiền đã được chuyển vào tài khoản tiền gửi kí quĩ tại ngân hàng bảo lãnh bằng 100% giá trị món bảo lãnh , giấy đề nghị bảo lãnh ghi rõ: cam kết dùng tiền kí quĩ đảm bảo cho 100% nghĩa vụ bảo lãnh.

Sau khi nhận hồ sơ từ khách hàng cán bộ tín dụng tiến hành việc kiểm tra tính đầy đủ về số lượng và tính pháp lí của hồ sơ bảo lãnh.Sau đó báo cáo trưởng phòng tín dụng xin ý kiến chỉ đạo ( nếu đã đầy đủ sẽ thực hiện các bớc tiếp theo, nếu chưa đầy đủ đề nghị khách hàng bổ sung ). Tiếp đó cán bộ tín dụng lập phiếu nhận hồ sơ của khách hàng và danh mục hồ sơ.

Bước 2: Quyết định bảo lãnh

* Chuyển hồ sơ: Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ từ khách hàng , cán bộ tín dụng lập danh mục hồ sơ và chuyển hồ sơ đến các phòng ban có liên quan (phòng tín dụng , phòng thẩm định …) để tổ chức việc phối hợp , xử lí giữa các đơn vị phù hợp với tính chất và mức độ của khoản bảo lãnh.

* Thẩm định hồ sơ: cán bộ tín dụng thực hiện thẩm định các nội dung sau:

- Tính đầy đủ , hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh. - Năng lực pháp lí của khách hàng xin bảo lãnh.

- Việc chuyển tiền kí quĩ vào tài khoản kí quĩ để thực hiện bảo lãnh . - Tình hình tài chính , năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng. - Tính khả thi của dự án và khả năng trả nợ của dự án ( đối với bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn)

-Đánh giá các rủi ro tiềm ẩn , thẩm định về tài sản và các biện pháp đảm bảo cho nghĩa vụ được bảo lãnh.

Sau khi phân tích đánh giá các nội dung trên thì :

Tại phòng tín dụng Agribank Nam Hà Nội, cán bộ tín dụng sau khi thẩm định hồ sơ sẽ trình lên giám đốc quyết định.

Tại phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Agribank Nam Hà Nội thì cán bộ tín dụng sau khi xem xét hồ sơ sẽ trình vào phòng thẩm định để phòng thẩm định tái thẩm định rồi mới trình giám đốc quýêt định phát hành hay không phát hành bảo lãnh.

Tại chi nhánh cấp 2 thuộc Agribank Nam Hà Nội thì có hai trường hợp: nếu khách hàng kí quĩ 100% thì cán bộ tín dụng sẽ trình giám đốc xem xét còn trường hợp khách hàng kí quĩ dưới 100% mà vẫn trong quỳên phán quyết của giám đốc chi nhánh thì giám đốc chi nhánh có quyền quyết định, nếu vượt quyền phán quyết cần trình lên phòng thẩm định tại Agribank Nam Hà Nội.

*Thẩm quyền phán quyết đối với các khoản bảo lãnh như sau:

Đối với Agribank Nam Hà Nội và chi nhánh cấp 2 trực thuộc xếp hạng A thì hạn mức phán quyết là 100 tỷ đồng.

Đối với chi nhánh cấp 2 trực thuộc xếp hạng B ( Tây Đô, Giảng Võ ) thì hạn mức phán quyết là 50 tỷ đồng.

Bước 3: Phát hành bảo lãnh

Việc phát hành bảo lãnh diễn ra theo các trình tự sau :

- Hoàn chỉnh lại hồ sơ bảo lãnh : đối với các dự án trình Hội sở chính uỷ nhiệm , nếu hội sở chính yêu cầu, cán bộ tín dụng thực hiện bổ sung hồ sơ bảo lãnh theo yêu cầu của hội sở

- Thực hiện các biện pháp bảo đảm : ngân hàng yêu cầu khách hàng thực hiện các hình thức bảo đảm đã cam kết cho nghĩa vụ được bảo lãnh : thế chấp, cầm cố , bảo đảm của bên thứ ba và các hình thức bảo đảm khác theo qui định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Việc xem xét và kí quyết định bảo lãnh tối đa không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của khách hàng.

Tại hội sở chi nhánh Agribank Nam Hà Nội, Giám đốc phê duyệt ,Phó giám đốc chi nhánh có quyền kí uỷ quyền.

Tại phòng giao dịch trực thuộc Agribank Nam Hà Nội, sau khi trình lên phòng thẩm định tại để tái thẩm định rồi mới trình lên giám đốc quyết định phát hành hay không phát hành bảo lãnh.

Tại chi nhánh cấp 2 của nếu kí quĩ dưới 100% cần phải trình giám đốc hội sở phê duyệt rồi uỷ quyền cho giám đốc chi nhánh cấp 2 quyết định.

Bước 4 : Xử lí sau khi phát hành bảo lãnh

- Theo dõi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: Cán bộ tín dụng theo dõi việc phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh đối với các loại bảo lãnh như bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các cam kết bảo lãnh khác.

Cán bộ tín dụng theo dõi giải ngân, thực hiện nhận nợ (đối với bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh hoàn thanh toán)được

-Hạch toán số dư bảo lãnh :

Đối với bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh hoàn thanh toán và bảo lãnh vay vốn: cán bộ tín dụng của chi nhánh lập lịch giải ngân, thông báo và gửi các chứng từ chứng minh việc giải ngân cho cán bộ phòg kế toán để hạch toán ngoại bảng số dư bảo lãnh.

Đối với các loại bảo lãnh như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và các cam kết bảo lãnh khác : cán bộ tín dụng cung cấp các chứng từ chứng minh việc phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh ( hợp đồng bảo lãnh , thư bảo lãnh … ) cho kế toán hạch toán ngoại bảng số dư bảo lãnh gồm hợp đồng bảo lãnh ( bản chính ), thư bảo lãnh ( bản photo).

+ Kiểm tra , theo dõi khách hàng ( trừ trường hợp bảo lãnh bằng ký quỹ 100% vốn tự có ) : cán bộ tín dụng của chi nhánh theo dõi tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của khách hàng từ khi phát sinh đến khi kết thúc nghĩa vụ bảo lãnh. Hàng quý yêu cầu khách hàng gửi báo cáo định kì, hết năm tài chính yêu cầu khách hàng gửi báo cáo quyết toán được duyệt chính thức.

+Thu phí : có hai hình thức thu phí bảo lãnh đó là có thể thu khi phát hành bảo lãnh hoặc sau khi bảo lãnh được giải toả. Giám đốc ngân hàng nơi bảo lãnh thoả thuận mức phí bảo lãnh đối với khách hàng phù hợp với quyết định của Tổng Giám đốc từng thời kì.Thu phí căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng và chính sách khách hàng của ngân hàng.

Trong trường hợp Ngân hàng nông nghiệp phát hành bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh , mức phí bảo lãnh do các bên thoả thuận, trên cơ sở mức phí được khách hàng chấp nhận thanh toán .

Các bên tham gia đồng bảo lãnh thoả thuận mức phí bảo lãnh mỗi bên được hưởng, trên cơ sở thoả thuận về tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh của từng bên và mức phí thu được của khách hàng.

Trường hợp ngân hàng bảo lãnh cho một nghĩa vụ mà nhiều khách hàng cùng tham gia thực hiện thì ngân hàng thoả thuận với từng khách hàng về từng mức phí phải trả , trên cơ sở nghĩa vụ tơng ứng của mỗi khách hàng trong hợp đồng liên đới trách nhiệm giữa các khách hàng.

Cán bộ tín dụng có nhiệm vụ theo dõi và phối hợp với phòng kế toán để thực hiện thu phí bảo lãnh theo hợp đồng bảo lãnh đã kí kết.

Trong trường hợp khách hàng chậm thanh toán phí bảo lãnh cho chi nhánh ngân hàng bảo lãnh thì số phí chậm trả sẽ phải chịu phạt theo lãi suất nợ quá hạn nhưng không quá 150% lãi suất của khoản vay ngắn hạn mà ngân hàng thực hiện tại thời điểm chậm trả.Thời gian chậm trả tính từ ngày đến hạn thanh toán phí bảo lãnh theo thoả thuận.

+ Kiểm tra tài sản đảm bảo cho bảo lãnh :

Đối với tài sản là tiền gửi kí quĩ , cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra trên số d tài khoản kí quĩ để đảm bảo khả năng bù đắp rủi ro trong trờng hợp ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ trả thay.

Đối với tài sản đảm bảo là máy móc , thiết bị , nhà xưởng …cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra trên hồ sơ thế chấp và kiểm tra tài sản tại hiện trường để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh nh: ư hư hỏng ,mất mát,…

Đối với trường hợp đảm bảo là bảo lãnh của bên thứ ba , cán bộ tín dụng phải thờng xuyên theo dõi , kiểm tra năng lực tài chính của bên thứ ba bảo lãnh để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên thứ ba khi có tranh chấp xảy ra.

+ Đôn đốc thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh :

Đối với bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh vay vốn : căn cứ vào lịch trả nợ , cán bộ tín dụng mở sổ theo dõi việc trả nợ gốc và lãi của khách hàng đối với bên cho vay, định kỳ hàng thàng tiến hành kiểm tra để nắm được tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng , cán bộ tín dụng thông qua trưởng phòng và lãnh đạo chi nhánh để gửi thông báo nợ đến hạn cho khách hàng theo lịch trả nợ.Đồng thời yêu cầu khách hàng nộp đủ tiền vào tài khoản tại chi nhánh để đảm bảo thanh toán cho bên thụ hưởng đúng hạn.

Đối với bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng : cán bộ tín dụng cần theo dõi sát sao , đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ theo đúng hợp đồng đã kí kết với chủ đầu tư.

+ Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên thụ hưởng khi có đủ các điều kiện sau đây: một là nghĩa vụ bảo lãnh đến hạn ; hai là , bên thụ hởng có văn bản đề nghị ngân hàng thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng bảo lãnh hoặc cam kết bảo

lãnh đã kí kết cùng với các tài liệu chứng minh khách hàng không thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên thụ hưởng , nếu cam kết bảo lãnh có đề cập đến tài liệu đó như là một trong những điều kiện để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Ngân hàng khi nhận được văn bản đề nghị kèm theo các tài kiệu chứng minh do bên thụ hưởng, tổ chức tín dụng được ngân hàng xác nhận bảo lãnh gửi tới thì thông báo ngay cho khách hàng biết việc ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Ngân hàng kiểm tra tài liệu nếu thấy phù hợp với các yêu cầu, điều kiện nêu trong cam kết bảo lãnh hay xác nhận bảo lãnh thì thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo các cách sau: Trích tiền gửi kí quĩ bảo lãnh thanh toán trả cho bên thụ hưởng

Đàm phán với bên cho vay để gia hạn nợ cho khách hàng ( đối với bảo lãnh vay vốn )

Cho khách hàng vay theo kế hoạch tín dụng đầu tư để trả nợ thay ( nếu khách hàng được chính phủ chỉ đạo cho vay từ nguồn vốn tín dụng đầu tư để hỗ trợ trả nợ)

Cho khách hàng vay tạm thời chờ thanh toán để trả nợ thay ( nếu khách hàng chậm thanh toán và có nguồn trả nợ rõ ràng )

Cho khách hàng vay bắt buộc để trả nợ thay theo qui định hiện hành. + Sau khi ngân hàng thực hiện xong nghĩa vụ trả thay của mình, ngân hàng yêu cầu khách hàng thực hiện bồi hoàn theo các bước sau:

Ngân hàng thông báo cho khách hàng và gửi kèm các tài liệu liên quan , yêu cầu khách hàng hoàn trả số tiền mà ngân hàng đã trả thay .

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 51 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w