3. Những giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng tài trợ Xuất Nhập khẩu tạ
3.4 Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hiện nay, tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế là một xu thế tất yếu. Khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) Việt Nam phải
cam kết thực hiện những tiêu chuẩn quốc tế về sự minh bạch, tính đồng bộ, tính công bằng và tính hợp lý. Việt Nam phải cắt giảm thuế quan, bãi bỏ hàng rào phi thuế quan, thực hiện quy chế tối huệ quốc ( MFN – MOST FAVOURED NATION ) và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia ( NT – NATION TREATMENT) đối với hàng hoá và dịch vụ của các nước thành viên xuất khẩu sang Việt Nam….Lúc đó các doanh nghiệp trong nước sẽ phải tham gia cạnh tranh thực sự với các doanh nghiệp nước ngoài ngay tại chính thị trường nội địa. Mà như chúng ta đã biết khi đa số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là doanh nghiệp vừa v à nhỏ ( chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp cả nước ) các doanh nghiệp này rất hạn chế về vốn, còn các doanh nghiệp nước ngoài thì có vốn rất lớn, điều này làm cho khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước sẽ yếu hơn. Do đó, một vấn đề cấp thiết hiện nay là hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước để họ có đủ năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Với sự ra đời của luật DN, nghị định số 90/2001/ND-CP ngày 23/11/2001, hàng ngàn doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động, tuy nhiên do đặc thù riêng của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở Việt Nam và xét trong hoàn cảnh chung của nền kinh tế, hiện tại doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đứng trước những khó khăn cần tháo gỡ, quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đã và đang bộc lộ một số hạn chế chủ yếu là tình trạng thiếu vốn là khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp.
Mà trên thực tế các Ngân hàng đều tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp có tầm cỡ và tổ chức chặt chẽ. Điều này vô hình chung lại ngăn cản sự tăng trưởng và khả năng sinh lời, về lâu dài của chính sách ngân hàng.
Một số biện pháp như :
Cho vay doanh nghiệp vay vốn để đầu tư máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm.
Tổ chức các buổi hội thảo về kinh nghiệm quản trị kinh doanh, điều hành doanh nghiệp, tư vấn chuyên sâu về lựa chọn và sử dụng các sản phẩm của ngân hàng nhằm góp phần hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển bền vững trong thời kì hội nhập.
Xây dựng chính sách ưu đãi về lãi suất. phí dịch vụ, thời gian giải quyết hồ sơ, tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo…nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Sở nên có những sản phẩm
cho vay với thời hạn trả nợ linh hoạt hơn, không nên phạt trả nợ trước hạn mà chỉ áp dụng cho mức lãi suất theo kì hạn nhỏ như 1 tháng, vay cũng nhiều tháng thì lãi suất càng giảm dần.