Dư nợ cho vay đối với DNVVN:

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 55 - 58)

Khi số lượng DNVVN tăng lên thì cũng có nghĩa dư nợ đối với loại hình doanh nghiệp này cũng tăng.

Bảng 2.9: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với DNVVN

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007

Dư nợ cho vay đối với DNVVN 606 784

Mức tăng dư nợ cho vay - 178

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay (%) - 29,37%

(Nguồn : Theo báo cáo của SGD NHNT)

SGD nỗ lực tìm kiếm khách hàng là các DNVVN mới, giữ chân các doanh nghiệp có quan hệ tốt với SGD bằng cách cho hưởng lãi suất cho vay thấp hơn các ngân hàng khác, không thu phí dịch tín dụng... bên cạnh việc đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Điều đó được thể hiện qua số lượng DNVVN lẫn dư nợ cho vay .

Tuy nhiên, khi vay vốn ngân hàng, DNVVN phải có TSĐB. Đây được coi là nhân tố làm DNVVN ngại tiếp cận tín dụng ngân hàng vì những doanh nghiệp này quy mô vốn chủ sở hữu”siêu bé”, tài sản thế chấp có giá trị nhỏ… Do đó, tốc đọ tăng trưởng tín dụng chỉ tăng 29,37% với dư nợ cho vay là 784 tỷ đồng.

* Nếu phân loại tín dụng đối với DNVVN theo thời gian, thì dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 83,22% tổng dư nợ cho vay đối với DNVVN.

Bảng 2.10: Biểu diễn dư nợ cho vay đối với DNVVN theo thời gian

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 349,45 64,26 652,49 83,22 Trung & dài hạn 216,55 35,73 131,51 16,78 Tổng dư nợ 606 100 784 100

(Nguồn: theo SGD NHNT)

Dư nợ cho vay DNVVN theo thời gian

Ngắn hạn Trung & dài hạn

Một trong những nguyên nhân làm cho dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với DNVVN giảm 18,95% ( từ 35,73% xuống 16,78%) do năm 2007, SGD chưa phải giải ngân các khoản đã kí trong năm 2006: Dự án của công ty Bình Minh, dự án thuỷ điện Sê San…. Và chấm dứt cho vay, chỉ tiến hành thu nợ đối với công ty Dệt may Nam Định, công ty Đức Phương và một số công ty khác. Cũng trong năm 2007, SGD cũng chỉ giải ngân cho một số khách hàng mới với số lượng không lớn. Ngoài ra, một nguyên nhân làm cho tín dụng trung và dài hạn giảm : Khi tách ra hoạt động độc lập, nguồn vốn của Sở bị giảm sút bên cạnh sự cạnh tranh gay gắt của đối thủ trong ngành. Nhiều DNVVN thường có nhu cầu vốn trung và dài hạn nhằm đầu tư công nghệ, mở rộng sản xuất thì SGD không đáp ứng được.

Bên cạnh đó, dư nợ tín dụng đối với DNVVN lại tập trung nhiều vào kinh doanh thương mại. Đây là lĩnh vực dễ thu nợ, ít rủi ro hơn so với tín dụng trung và dài hạn. Doanh nghiệp thương mại thường vay vốn ngắn hạn.

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, nợ quá hạn là các khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn. Nợ quá hạn có thể thuộc nhóm 2,3,4,5

Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý): là các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày.

Nợ nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn): là các khoản nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày.

Nợ nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ): là các khoản nợ quá hạn từ 181 – 180 ngày. Nợ nhóm 5( Nợ có khả năng mất vốn): Là các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.

Như vậy, nợ quá hạn có thể thu hồi được hoặc không. Nợ xấu là các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn). Nợ xấu được xác định dựa trên 2 yếu tố: đã quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ là đáng lo ngại.

Bảng 2.11: Dư nợ quá hạn đối với DNVVN

Đơn vị : Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 2.501,392 3.612,01 Dư nợ quá hạn 2,076 0,083 3,287 0,091 Dư nợ quá hạn đối với DNVVN 751.512 36,2 1380,54 42

(Nguồn: Báo cáo của SGD năm 2007)

Dư nợ quá hạn năm 2007 của SGD tăng so với năm 2006. Tất yếu, dư nợ quá hạn đối với DNVVN tăng 5,8% (từ 36,2 tới 42%) do khách hàng là DNVVN chiếm tỷ lệ lớn tại SGD. Đây là dấu hiệu SGD cần chú ý dù rằng tỷ lệ này vẫn còn xa so với qui định của Ngân hàng Nhà Nước (3%). Tỷ trọng dư nợ quá hạn đối với DNVVN tăng là do các doanh nghiệp này sử dụng tín dụng ngân hàng để đầu tư vào các tài sản cố định, chủ yếu phát triển theo chiều rộng nên hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao. Mặt khác, công tác thu

nợ đối với loại hình doanh nghiệp này gặp khó khăn vì nhiều DNVVN lừa đảo, hoạt động không ổn định…

Tuy nhiên, SGD đã tích cực đôn đốc và đã thu được nhiều khoản nợ quá hạn như: Thu nợ đối với công ty Đức Phương từ tháng 1/2007, xoá một phần nợ gốc và thu nợ hàng tháng đối với công ty Dệt Nam Định, thu hồi nợ theo quí với công ty Hoà Bình. SGD cũng đã hoàn thành hồ sơ của 16 đơn vị và cá nhân thuộc trường hợp nợ quá hạn đã xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro trên 5 năm để đề nghị xuất toán nợ theo Công văn số 1235/CV-NHNT.CN ngày 26/09/2007.

Tình hình nợ xấu tại SGD xu hướng tăng. Tỷ lệ nợ xấu là 1,9%; tăng 0,2% so với năm 2006.

Bảng 2.12: Tỷ lệ nợ xấu của SGD

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007

Tỷ lệ nợ xấu 1,7 1,9

(Nguồn: Theo báo cáo kết quả kinh doanh 2007)

Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng. Bên cạnh việc mở rộng tín dụng, SGD cần tăng cường công tác thẩm định, giám sát chặt chẽ các khoản vay sau khi giải ngân cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bọ tín dụng cho tới khi kết thúc khoản tín dụng.

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 55 - 58)