Tổng quan về Công ty 20

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 20 (Trang 29)

1. Tư cách pháp nhân

Tên giao dịch của Công ty: Công ty 20.

Tên giao dịch quốc tế của Công ty: Gatexco - N020. Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nước. Trụ sở giao dịch của Công ty: 35 Phan Đình Giót. Giấy phép kinh doanh của Công ty: 110965

2. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty 20 - Bộ Quốc phòng là một cơ sở công nghiệp hậu cần được thành lập năm 1957. Quá trình hình thành và phát triển của công ty gắn liền với quá trình phát triển của ngành quân trang Quân đội nói riêng và nghành công nghiệp may mặc nói chung. Quá trình này có thể chia làm mấy giai đoạn chính như sau:

*Thời kỳ là “Xưởng May hàng kỹ” (từ năm 1957 đến năm 1962)

Trong những năm kháng chiến chống pháp, ngành hậu cần quân đội đã lập ra những cơ sở may mặc nhỏ làm nhiệm vụ may và cung cấp thoả mãn một phần nhu cầu quân trang cho bộ đội.

Khi hoà bình được lặp lại ở Miền Bắc, Quân đội bước sang thời kỳ chính quy hoá, nhu cầu trang phục tăng lên, đòi hỏi có sự phát triển của ngành quân trang, ngày 18/02/1957 “Xưởng May hàng kỹ” gọi tắt là X20 được thành lập tại nhà máy Da Giầy Thụy Khê – Ba Đình – Hà Nội.

X20 được tổ chức như một như một tổ hợp sản xuất nhỏ, với 36 cán bộ, công nhân viên, kỹ thuật hoàn toàn là thủ công. Mặc dù vậy, ngay năm đầu tiên bước vào sản xuất, X20 đã sản xuất được 16.520 bộ quân phục quy chuẩn.

Tháng 9/1959, X20 chuyển cơ sở về 53 phố Cửa Đông – Hà Nội và đổi tên thành “Cửa hàng May đo quân đội” (Vẫn giữ tên viết tắt là X20)

Tháng 12 năm 1962, Tổng cục Hậu cần ban hành nhiệm vụ cho X20 theo quy chế Xí nghiệp Quốc phòng, tên chính thức là “Xí nghiệp May 20

Ngoài nhiệm vụ đo, may quân phục cho cán bộ trung, cao cấp Quân đội, X20 còn phải nghiên cứu, tổ chức các dây truyền sản xuất công nghiêp quân trang hàng loạt để đáp ứng nhu cầu phục vụ quân đội.

Cuối năm 1970, Xí nghiệp hoàn thành việc xây dựng cơ sở mới tại Phương Liệt - Đống Đa – Hà Nội, chuyển các cơ sở sơ tán về cơ sở mới. Song đến tháng 4/ 1972 Xí nghiệp lại phải sơ tán một làn nữa về Kim Bài – Thanh Oai – Hà Tây nhưng vẫn tiếp tục thực hiện nhiêm vụ Tổng cục Hậu cần giao cho.

Năm 1982, xí nghiệp 20 được Tổng cục Hậu cần chọn làm thí điểm cải tiến quản lý theo nghị định 25/CP, 26/CP của Chính phủ, chính thức được bổ sung thêm chức năng kinh doanh .

* Giai đoạn là “Công ty May 20” và “Công ty 20”(Từ năm 1992 - 2002) Ngày 12/12/1992 Bộ Quốc Phòng ra quyết định số 47/BQP chuyển Xí nghiệp May 20 thành Công ty May 20, Công ty May 20 là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng cục Hậu cần có tư cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán độc lập, có tài khoản và con dấu riêng tại các ngân hàng. Trụ sở giao dịch chính của Công ty đặt tại Phường Phương Liệt - Quận Thanh Xuân – Hà Nội.

Từ 17/03/1998, Công ty May 20 được Bộ Quốc Phòng ra Quyết định số 3191998 QĐ- QP chính thức đổi tên thành Công ty 20 để phù hợp với nhu cầu phát triển của Công ty. Theo quyết định này Công ty được phép sản xuất hàng may mặc, trang thiết bị ngành may, hàng dệt kim. Xuất nhập khẩu sản phẩm vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất, các mặt hàng Công ty được phép sản xuất.

Hiện nay, Công ty 20 có 8 xí nghiệp thành viên, 06 phòng nghiệp vụ, 01 trường đào tạo may, 01 trường Mầm Non, 01 Chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh, 01 Xí nghiệp thương mại quản lý hệ thống 27 đại lý, cửa hàng tiêu thụ sản phẩm từ Bắc đèo Hải Vân trở ra với hơn 4000 cán bộ công nhân viên.

Trong 49 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty 20 đã xây dựng nên bề dày truyền thống, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đảm bảo quân trang cho Quân đội

trong kháng chiến cũng như hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh thời kỳ đổi mới nên Công ty 20 - Bộ Quốc Phòng đã 2 lần vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Đơn vị anh hùng lao động” năm 1989 và năm 2001.

3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 20 qua 1 số năm

Doanh thu, lợi nhuận, nộp NS: ĐVT: Triệu đồng Thu nhập bình quân/người/tháng: ĐVT: Nghìn đồng

Năm Doanh thu Lợi nhuận Nộp ngân sách Thu nhập bq

Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ 2004 140.102 169.86 5 12 1 8.401 8.724 10 4 7.158 8.089 11 3 780 781 100.2 2005 170.000 247.58 7 14 6 11.000 13.19 4 12 0 8.388 12.55 1 15 0 800 828 103.5 2006 232.081 322.89 3 13 9 12.263 16.73 8 12 5 11.340 13.56 3 12 0 917 947 103.1 2007 248.123 326.80 1 13 1 13.880 16.85 5 12 1 12.130 13.82 2 11 3 1.050 1067 101.6

Bảng 1.1. Thực hiện chỉ tiêu qua các năm.

(số liệu tại phòng Tổ chức sản xuất)

II. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 20

1. Chức năng và nhiệm vụ sản xuất hiện nay của Công ty

Nhiệm vụ chính trị trọng tâm và chủ yếu của Công ty là sản xuất các mặt hàng dệt may phục vụ Quốc Phòng theo kế hoạch hàng năm và dài hạn của Tổng cục Hậu cần – Bộ Quốc Phòng.

Đào tạo thợ bậc cao ngành may cho Bộ Quốc Phòng theo kinh phí được cấp.

Sản xuất kinh doanh các mặt hàng dệt – may đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu được trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế, làm dịch vụ hàng dệt may với các tổ chức, đơn vị kinh tế trong nước và ngoài nước.

Nghiên cứu và có quy hoạch đầu tư, chiến lược phát triển Công ty về ngành nghề sản xuất kinh doanh, về sản phẩm, công nghệ và con người cũng như thị trường và cơ cấu quản lý.

Đảm bảo chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên, về vật chất và tinh thần, thực hiện đúng luật lao động.

Sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất mà Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc Phòng giao cho.

2. Đặc điểm về thị trường

2.1. Thị trường đầu vào

Trước đây, Công ty đã đi khai thác nguồn đầu vào từ rất nhiều nơi, kết quả là Công ty đã chọn được bạn hàng truyền thống và cũng là bạn hàng chỉ định của Công ty trong việc khai thác vật tư đó là nhà máy dệt 8/3. Đến năm 1997 Công ty thành lập xí nghiệp dệt Nam Định (nay là xí nghiệp dệt vải) chuyên sản xuất hàng dệt làm nguồn cung cấp vật tư cho Công ty.

Cho đến nay, Xí nghiệp đã cung cấp hơn 60% nguồn nguyên vật liệu chính của Công ty, dự kiến trong thời gian tới xí nghiệp dệt còn phát triển hơn nữa đáp ứng nhu cầu hàng may mặc của Công ty.

2.2. Thị trường đầu ra

* Sản phẩm của Công ty hiện nay bao gồm:

Các sản phẩm quân trang phục vụ quốc phòng: Quần, áo, tất, chăn, võng, balô, màn, khăn mặt.

Các sản phẩm xuất khẩu: Quần áo Jacket, quần áo đua môtô, quần áo đồng phục ngành, quần áo thời trang.

Các sản phẩm phục vụ thị trường nội địa: Comple, ký giả, áo sơ mi, quần âu, váy các loại, đồng phục ngành, các sản phẩm dệt kim....

* Khách hàng của Công ty:

Hiện nay khách hàng chủ yếu của Công ty là Bộ Quốc Phòng.

Khách hàng xuất khẩu: Là các khách hàng của Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật, Canada…

Khách hàng trong nước: Ngoài hệ thống cửa hàng đại lý tiêu thụ sản phẩm, Công ty còn có các khách hàng thường xuyên có đơn đặt hàng lớn như: Bộ Công an, Đường Sắt, Thuế, Toà án....

3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh

Theo định kỳ hàng năm, Công ty luôn đặt phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của cấp trên giao cho cũng như các mặt hàng kinh tế qua các hợp đồng đặt hàng với Công ty. Chính vì vậy nhiệm vụ của các xí nghiệp thành viên phải hoàn thành tốt theo kế hoạch mà Công ty giao cho. Tuỳ theo hoạt động sản xuất của từng xí nghiệp như xí nghiệp dệt và may có nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng dệt may phục vụ Quốc Phòng và tiêu dùng nội địa. Cửa hàng kinh doanh giao dịch và giới thiệu sản phẩm có nhiệm vụ giới thiệu các sản phẩm mới, bán các mặt hàng quân trang, bán các loại mặt hàng may mặc của Công ty. Trung tâm mẫu mốt chuyên thiết kế và chế thử các mẫu mới để đưa ra giới thiệu sản phẩm. Trung tâm đào tạo có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thợ kỹ thuật may có tay nghề cao.

4. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Công ty sản xuất sản phẩm theo quy trình công nghệ khép kín trong từng Xí nghiệp, sản phẩm sản xuất ra phải trải qua rất nhiều giai đoạn ngắn, số lượng nhiều. Công ty có 13 Xí nghiệp thành viên nhưng các Xí nghiệp hoạt động độc lập với nhau. Sản phẩm của Công ty là may và dệt nhưng ngành may chiếm tỷ trọng cao hơn. Sản phẩm may của công ty chia thành 2 loại đó là đo may lẻ và may hàng loạt.

* Đối với đo may lẻ:

Bộ phận đo: đo theo phiếu may của Cục Quân Nhu - Tổng cục Hậu cần cấp phát hàng năm cho cán bộ, tiến hành đo từng người và ghi số đo vào phiếu.

Bộ phận cắt, cắt xong chuyển xuống bộ phận may, bộ phận này chia cho từng người may để hoàn thiện sản phẩm sau đó thùa khuy hoàn chỉnh và kiểm tra chất lượng trước khi xuất xưởng.

Sau khi may xong chuyển xuống bộ phận đồng bộ để ghép bộ quần áo vừa may xong với phiếu may đo của từng người, sau đó nhập ra cửa hàng để trả.

* Đối với may đo hàng loạt:

Bao gồm các sản phẩm quốc phòng, kinh tế và xuất khẩu. Những sản phẩm này được sản xuất theo định mức quy định của Cục Quân Nhu và của khách hàng.

Tại xưởng cắt:

Tại tổ may:

III. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý

Cùng với sự phát triển qua các thời kỳ từ “ Xưởng May hàng kỹ” đến “ Xí nghiệp May 20”; “ Công ty May 20” và “ Công ty 20” ngày nay, ta thấy cơ cấu tổ chức và lao động của Công ty có sự phát triển phù hợp với chức năng và nhiệm vụ mới. Phân khổ vải Cắt Rải vải theo từng bên cắt, ghi mẫu Đánh số thứ tự, chuyển sang tổ may. Bóc mẫu bán thành phẩm Kiểm tra chất lượng, đóng gói và nhập kho. Thùa khuy, đính cúc May

Hiện nay, Công ty 20 có 19 đầu mối đơn vị, trong đó có 6 xí nghiệp may, 2 xí nghiệp dệt, 1 xí nghiệp thương mại, 6 phòng nghiệp vụ, 1 trung tâm đào tạo may, 1 trường mầm non, 1 chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh, một trung tâm nghiên cứu mẫu mốt thời trang (quản lý 27 đại lý, cửa hàng từ Bắc đèo Hải Vân trở ra). Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 4027 người, trong đó lao động nữ chiếm 87% (do đặc thù ngành dệt may nói chung).

Sơ đồ 3.1: MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 20

2. Đặc điểm và chức vụ của các phòng ban

2.1. Ban Giám đốc Công ty

Giám đốc Công ty do Bộ trưởng bổ nhiệm, Giám đốc tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công ty theo chế độ của Thủ trưởng. Là người đại diện tư cách pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng cục Hậu Cần, trước pháp luật về mọi hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

GIÁM ĐỐC CÔNG TY 20

PGĐ SẢN XUẤT PGĐ KỸ THUẬT PGĐ KINH DOANH PGĐ CÔNG TY

PHÒNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT PHÒNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH XNK VĂN PHÒNG CÔNG TY PHÒNG CHÍNH TRỊ TRUNG TÂM DẠY NGHỀ TRƯỜNG MẦM NON Xí nghiệp May 1 Xí nghiệp May 3 Xí nghiệp May 5 Xí nghiệp May 6 Xí nghiệp May 7 nghiệp Xí May 8 Xí nghiệp May 9 Xí nghiệp Thương mại Trung tâm Nghiên cứu mẫu môt thời trang Chi nhánh phía Nam

Các Phó Giám đốc Công ty có nhiệm vụ giúp Giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công uỷ thác của Giám đốc.

Phó Giám đốc kinh doanh nội địa: phụ trách các mặt hàng sản xuất kinh doanh, các hợp đồng kinh tế trong nước.

Phó Giám đốc kinh doanh xuất khẩu: phụ trách các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu sang nước ngoài.

Phó Giám đốc Công ty: phụ trách về công tác Đảng, chính trị và công việc văn phòng Công ty.

Phó Giám đốc sản xuất: phụ trách điều hành về công tác sản xuất tất cả các mặt hàng.

Phó Giám đốc kỹ thuật: phụ trách về kỹ thuật, mẫu mã sản phẩm.

2.2. Phòng Tổ chức sản xuất

Là cơ quan tham mưu tổng hợp cho ban Giám đốc Công ty về mọi mặt trong đó chịu trách nhiệm trực tiếp về các mặt: công tác kế hoạch hoá, tổ chức sản xuất, lao động tiền lương.

2.3. Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu

Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu là cơ quan quản lý nghiệp vụ xuất nhập khẩu của Công ty trực thuộc sự chỉ đạo, quản lý điều hành của Giám đốc Công ty.

2.4. Phòng Chính trị

Phòng Chính trị Công ty là cơ quan đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị ở Công ty hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp của Đảng uỷ và Giám đốc Công ty, sự chỉ đạo của Cục Chính Trị - Tổng cục Hậu cần.

2.5. Phòng Kỹ thuật công nghệ

Phòng là cơ quan tham mưu cho Giám đốc Công ty về các mặt công tác nghiên cứu quản lý khoa học, kỹ thuật, công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu mốt chế thử sản phẩm mới, quản lý máy móc thiết bị, bồi dưỡng và đào tạo công nhân kỹ thuật trong toàn Công ty tổ chức các biện pháp

bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường sinh thái và một số lĩnh vực hoạt động khác.

2.6. Phòng Tài chính kế toán

Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác tài chính kế toán. Đảm bảo phản ánh kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn Công ty. Ngoài ra thực hiện chức năng giám sát viên của Nhà nước tại Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, Cơ quan tài chính cấp trên và Pháp luật về thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán của Công ty.

Phòng Tài chính kế toán có nhiệm vụ:

- Lập kế hoạch tài chính, cân đối nguồn vốn để đảm bảo mọi nhu cầu về vốn phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.

- Thực hiện chế độ ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời liên tục và có hệ thống số liệu kế toán về tình hình luân chuyển sử dụng vốn tài sản cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Tổ chức theo dõi công tác hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm, định kỳ tổng hợp báo cáo chi phí sản xuất và giá thành thực tế sản phẩm. Tham mưu cho Giám đốc Công ty các biện pháp nhằm giảm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm. - Phản ánh chính xác giá trị của các loại hàng hoá, vật tư, thiết bị, sản phẩm của công ty. Giúp Giám đốc Công ty ra những quyết định sản xuất kinh doanh kịp thời chính xác.

2.7. Văn phòng

Là cơ quan giúp việc cho Giám đốc Công ty, thực hiện các chế độ về hành chính, văn thư bảo mật. Thường xuyên bảo đảm trật tự an toàn cho Công ty. Bảo đảm an toàn trang thiết bị nơi làm việc, tổ chức phục vụ ăn ca, nước uống, sức

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 20 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w