Bảng 2.8. Tình hình đầu tư của Chi nhánh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long (Trang 44 - 50)

Hình thức đầu tư Năm 2008

Góp vốn liên doanh , liên kết : - Quỹ thành viên

- Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank

25.000 15.000 10.000

Nguồn : Phòng kế toán , VCB Thăng Long.

Hoạt động đầu tư góp vốn của Chi nhánh Thăng Long nhìn chung đã đảm bảo danh mục đầu tư có chất lượng tốt, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của NHNN và đảm bảo tuân thủ về quản lý góp vốn đầu tư; danh mục đầu tư có chất lượng .

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Thăng Long.

2.2.1. Một số quy định về cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.

2.2.1.1. Các nguyên tắc chung.

Chính sách cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói chung và Chi nhánh Thăng Long nói riêng do Hội đồng Quản trị Ngân hàng Ngoại thương phê duyệt và ban hành là khuôn khổ pháp lý chung hướng dẫn hoạt động cho vay của các chi nhánh và cán bộ tín dụng. Nội dung của chính sách cho vay được soạn thảo trên cơ sở :

- Quy chế về đảm bảo tiền vay do chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

- Quy chế cho vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

- Chiến lược, định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam .

Chính sách cho vay của Ngân hàng Ngoại thương có thể sẽ được sửa đổi hoặc thay thế theo từng thời kỳ phù hợp với thực tế và quy định của Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam. Chính sách này được đưa ra nhằm đảm bảo việc cấp tín dụng của Hội sở chính và các Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương cho khách hàng phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây :

Tuân thủ pháp luật

Tất cả các cán bộ nhân viên Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam co trách nhiệm phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định khác có liên quan. Một số văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp là :

- Luật tổ chức tín dụng

-Quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước về Quy chế cho vay với khách hàng.

- Nghị định số 178/1999 NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay các tổ chức tín dụng.

- Nghị định số 85/2002/CP ngày 25/10/2002 về sửa đổi bổ sung nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về đảm bảo tiền vay các tổ chức tín dụng .

- Thông tư số 07/2003/TT-NHNN ngày 19/05/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện một số quy định về đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng .

Quy định của Ngân hàng Ngoại thương :

- Quyết định số 407/QĐ-NHNT-HĐQT ngày 29/03/2002 của Hội đồng quản trị NHNT về quy chế cho vay đối với khách hàng

- Quyết định số 133/QĐ-NHNT ngày 31/12/2001 của Tổng giám đốc quy định khu vức đầu tư của Chi nhánh NHNT

- Quyêt định số 19/QĐ NHNT ngày 05/02/2002 của Tổng giám đốc NHNT điều chỉnh khu vực đầu tư của Chi nhánh .

- Quyết định số 30/QĐ –NHNT- QLTD ngày 21/02/2002 của Tổng giám đốc quy định mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với Chi nhánh NHNT .

- Quyết định số 408/QĐ-NHNT ngày 29/03/2002 của Tổng giám đốc xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng .

- Quyết định 100/QĐ-NHNT ngày 12/06/2002 của Tổng giám đốc về diều chỉnh thẩm quyền duyệt giới hạn tín dụng .

- Công văn số 1418/NHNT –QLTD ngày 22/11/2002 của Tổng Giám đốc về việc thực hiện một số điểm tại quyết định 408/QĐ-NHNT về xác định GHTD.

- Quyết định số 49/QĐ-NHNT ngày 12/04/2002 của Tổng giám đốc về hạn mức phán quyết trong một lần cho vay dự án đầu tư cấp bảo lãnh và mở L/C miễn ký quỹ.

- Công văn số 1180/NHNH-QLTD ngày 12/09/2002 về mức phán quyết bảo lãnh , mở L/C miễn ký quỹ .

Việc cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên cơ sở lợi ích chính đáng và hợp pháp của NHNT Việt Nam, không được phép lợi dụng tài sản và uy tín của NHNT vì mục đích cá nhân trong hoạt động tín dụng .

Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong từng thời kỳ.

Hoạt động tín dụng là một trong những lĩnh vực kinh doanh chủ đạo và được kết hợp hài hòa trong chiến lược kinh doanh chung của NHNT Việt Nam, vì thế việc mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược, định hướng kinh doanh tùng thời kỳ và có sự kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong hệ thống NHNT Việt Nam đặc biệt là các bộ phận nguồn vốn, thanh toán, khách hàng.

Vừa tôn trọng quyền tự quyết của Giám đốc Chi nhánh vừa đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng.

Chính sách tín dụng của NHNT Việt Nam vừa chú trọng tính an toàn tín dụng song cũng vừa đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động thực tế, dành cho các chi nhánh khả năng nắm bắt tốt nhất các cơ hội phát triển đầu tư tín dụng theo mục tiêu định hướng kinh doanh trong từng giai đoạn.

Quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng.

Trong cấp tín dụng, NHNT Việt Nam thực hành thống nhất khách hàng , không phân biệt thành phần kinh tế , hình thức sở hữu ( ngoại trừ trường hợp cấp tín dụng theo chỉ định của Chính phủ , Ngân hàng Nhà nước ) phù hợp với hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường.

Các ưu đãi trong tín dụng, nếu có chỉ căn cứ vào năng lực tài chính, uy tín mức độ rủi ro và thiện chí trả nợ của bản thân khách hàng.

Việc giao dịch với khách hàng được xây dựng theo mô hình một đầu mối giao dịch. Tất cả các giao dịch tín dụng của một khách hàng sẽ do một bộ phận tín dụng chịu trách nhiệm phục vụ.

Đề cao trách nhiệm cá nhân.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đề cao trách nhiệm cá nhân nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng. Các cá nhân được giao quyền quyết định phải tự chịu trách nhiệm trước hết đối với quyết định của mình

2.2.1.2. Các quy định về vay vốn.

Hoạt động cho vay trung và dài hạn vừa phải tuân thủ những quy định của Nhà nước, vừa phải phù hợp với đặc thù của Ngân hàng. Ngân hàng chủ động tìm kiếm các dự án khả thi, có khả năng hoàn trả nợ vay và tự chịu trách nhiệm về các quyết định cho vay của mình.

* Điều kiện đối với khách hàng: ngân hàng Ngoại Thương xem xét và quyết định cho vay đối với các khách hàng thỏa mãn các điều kiện sau:

- Pháp nhân phải có đầy đủ trách nhiệm dân sự, năng lực hành vi dân sự. Các khách hàng phải mở tài khoản tại ngân hàng ngoại thương nơi vay vốn (không bắt buộc với các cá nhân, hộ gia đình hoặc trường hợp cho vay hợp vốn mà ngân hàng Ngoại Thương không phải là đầu mối).

- Pháp nhân phải có khả năng tài chính trong thời hạn cam kết tức là tình hình tài chính phải lành mạnh, hoạt động kinh doanh phải có hiệu quả, các báo cáo tài chính phải chính xác và tuân thủ đúng theo những quy định của luật pháp.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Đưa ra được những phương án kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả vốn vay khi đến hạn.

- Thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay. * Thời hạn cho vay:

- Thời hạn cho vay trung, dài hạn theo quy định là từ 12 tháng (1 năm) đến 60 tháng (5 năm) nhưng không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định

thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân ( Đối với cho vay dài hạn từ trên 60 tháng nhưng không vượt quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân và không vượt quá 15 năm đối với cho vay các dự án phục vụ đời sống).

* Lãi suất cho vay:

- Mức lãi suất cho vay được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa Ngân hàng và khách hàng nhưng phải đảm bảo phù hợp với những quy định của Ngân hàng Nhà Nước tại thời điểm hiện hành và phù hợp với biểu lãi suất công bố của Ngân hàng do Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại Thương quy định trong từng thời kỳ.

* Đối tượng cho vay trung dài hạn:

- Cho vay để thanh toán tiền nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ,.. - Cho vay bắt buộc thanh toán nợ nước ngoài do Ngân hàng Ngoại Thương bảo lãnh.

- Cho vay đối với các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.

* Mức cho vay:

Mức cho vay được xác định dựa vào - Nhu cầu vay vốn của khách hàng.

- Tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo nợ vay theo đúng luật. - Vốn tự có của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng.

- Khả năng nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại Thương.

Mức cho vay = tổng nhu cầu vốn của dự án – Vốn tự có của các bên tham gia – Nguồn vốn huy động khác (trong đó có vay của các tổ chức tín dụng khác).

* Trả gốc và lãi:

Hình thức trả gốc và lãi theo một kỳ hạn hay nhiều kỳ hạn được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận giữa Ngân hàng và khách hàng. Khi đến kỳ hạn trả nợ, khách hàng phải chủ động chuyển tiền trả nợ. Nếu không thể trả nợ đúng hạn, khách hàng phải xin gia hạn nợ, nếu không Ngân hàng sẽ tự động trích tiền trong tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu nợ. Nếu không đủ, số nợ này sẽ bị

chuyển sang nợ quá hạn và Ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất nợ quá hạn đối với khoản nợ đó.

* Phương thức cho vay:

Tùy vào nhu cầu của khách hàng mà Ngân hàng Ngoại Thương có thể áp dụng các phương thức cho vay khác nhau:

- Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, thì ngân hàng áp dụng hình thức cho vay từng lần. Khách hàng có thể rút vốn nhiều lần hoặc một lần nhưng tổng số tiền rút ra không vượt quá số tiền vay. Mỗi lần rút vốn vay, khách hàng phải nhận giấy tờ nhận nợ theo mẫu quy định của ngân hàng ngoại thương cùng các giấy tờ cần thiết khác

- Cho vay ngoại tệ mở LC thanh toán hàng nhập khẩu: khách hàng làm thủ tục ký nhận trên giấy nhận khi mở LC; ngân hàng ghi nợ khách hàng từ ngày chính thức thanh toán cho ngân hàng nước ngoài hoặc từ ngày ngân hàng nước ngoài ghi nợ ngân hàng Ngoại Thương.

- Cho vay theo hạn mức: Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ. Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính. Ngân hàng ngoại thương có thể cho vay theo hạn mức khi giữa ngân hàng và khách hàng có một thoả thuận về một hạn mức cho vay trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh áp dụng với khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên và có tín nhiệm với ngân hàng. Và các cán bộ ngân hàng luôn phải thực hiện kiểm tra đảm bảo nợ vay bằng phương pháp tính toán cân đối vật tư đảm bảo nợ vay.

- Cho vay theo dự án đầu tư để phát triển sản xuất, cơ sở hạ tầng, kinh doanh, phục vụ và các sự án phục vụ đời sống. Đối với các dự án cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, hợp lý hoá sản xuất phải có vốn tự có tối thiểu tham dự dự án bằng 15% tổng mức vốn đầu tư. Đối với dự án mới khách hàng phải có tối thiểu bằng 20% tổng mức đầu tư .

* Giới hạn cho vay:

- Theo quy định: tổng dư nợ cho vay với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng Ngoại Thương tại thời điểm xét cho vay, trừ những trường hợp đặc biệt có chỉ thị của Chính phủ.

Ngoài ra còn một số các quy định khác như nguồn vốn, lập hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án và quyết định cho vay, gia hạn nợ, xử lý nợ,...

2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- chi nhánh Thăng Long.

2.2.2.1. Tình hình huy động vốn trung và dài hạn.

Trong những năm qua, nguồn vốn huy động nói chung và nguồn vốn huy động trung dài hạn nói riêng của Ngân hàng Ngoại Thương liên tục tăng.

Bảng 2.9. Tình hình huy động vốn trung, dài hạn giai đoạn 2007-2009.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w