Bảng 2.9. Tình hình huy động vốn trung, dài hạn giai đoạn 2007-2009

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long (Trang 50 - 51)

Chỉ tiêu 2007 % 2008 % 2009 % 2008/2007 2009/2008

- Vốn HĐ 1165 100 2050 100 3250 100 76% 58,54%

Vốn NH 975 83,7 1725 84,1 3040 93,5 76,92% 76,23%

VốnTDH 190 16,3 325 15,9 210 6.5 71,05% - 35,38%

Nguồn: Báo cáo tài chính NHNT Thăng Long, giai đoạn 2007-2009.

Nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng liên tục trong những năm gần đây. Năm 2007, Chi nhánh huy động được 1165 tỷ đồng, năm 2008 là 2050 tỷ đồng, tăng 76% so với năm 2007, năm 2009 là 3250 tỷ đồng tăng 58,54% so với năm 2008. Năm 2009, tốc độ tăng trưởng huy động vốn tế tăng cao như trên là do Chi nhánh huy động được nguồn tiền ứng chờ giải ngân cho các công trình xây dựng và tiền thu từ bán nhà dự án của một số dự án đầu tư bất động sản.

Nguồn vốn huy động ngắn hạn của Chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động và tăng liên tục qua các năm. Năm 2007, tỷ trọng nguồn vốn này là 83,7%, 2008 là 84,1% và năm 2009 là 93,6% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2008 tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn tăng 76,92% so với năm 2007, năm 2009 nguồn vốn huy động ngắn hạn tăng 76,23% so với năm 2008. Nhưng ngược lại với nguồn huy động ngắn hạn, nguồn huy động trung dài hạn của chi nhánh ngày càng có tỷ trọng giảm so với tổng nguồn vốn( năm 2007 chiếm 16,3%, năm 2008 giảm xuống còn 15,9% và đến năm 2009 giảm xuống chỉ còn 6,5%). Nguồn vốn huy động trung dài hạn năm 2008 tăng 71,05% so với năm

2007 nhưng năm 2009 lại giảm 35,38% so với năm 2008. Đây cũng là yếu tố khó khăn cho ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay trung và dài hạn.

Nguồn vốn huy động tại chi nhánh tăng cao trong những năm gần đây do một số yếu tố:

- Chi nhánh đã nâng cao hoạt động huy động vốn bằng cách đa dạng hóa các hình thức huy động, bổ sung các kỳ hạn lãi suất khác nhau, linh hoạt điều chỉnh lãi suất, áp dụng chính sách ưu đãi lãi suất đối với những khách hàng đặc biệt.

- Lãi suất USD trên thị trường thế giới tăng mạnh kéo theo lãi suất trong thị trường trong nước cũng tăng. Điều đó đã khuyến khích người dân tăng cường gửi bằng đồng USD trong khi Ngân hàng Ngoại Thương là ngân hàng có thế mạnh trong lĩnh vực này.

- Nguồn kiều hối qua các năm cũng liên tục tăng mạnh qua các năm, nhất là trong những tháng cuối năm.

2.2.2.2. Tình hình cho vay vốn trung và dài hạn. 2.2.2.2.1. Cho vay, dư nợ vốn trung và dài hạn.

Bảng 2.10. Tình hình cho vay, dư nợ vốn trung, dài hạn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w