2.2.2.1. Nguyên nhân chủ quan
- Cơ cấu cho vay không hợp lý
Một thực tế là nguồn lợi nhuận của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam chủ yếu là nguồn thu nhập từ mảng tín dụng. Dư nợ cho vay chiếm từ 60% đến 80% tổng tài sản có của NHTM. Trong đó, tín dụng ngắn hạn chiếm trên 70% tổng dư nợ nên rủi ro rất cao. Nguồn lợi nhuận từ dịch vụ ngân hàng chiếm từ 20% đến 30%. Việc
quản lý tín dụng vẫn theo kiểu truyền thống chú trọng quá vào tài sản đảm bảo là bất động sản nhà đất trong khi thị trường bất động sản Việt Nam mới chỉ trong giai đoạn hình thành, diễn biến thất thường chưa được ổn định. Việc định giá bất động sản đương nhiên sẽ không chính xác, quá cao so với giá trị thực tế trên thị trường rất khó chuyển nhượng. Ngoài ra, trường hợp hồ sơ pháp lý liên quan thì không rõ ràng hay thị trường bất động sản đóng băng sẽ gặp rủi ro lớn trong quá trình xử lý nợ.
- Ngân hàng còn thiếu bộ phận chuyên thẩm định về mặt kỹ thuật của các dự án cho vay .Thật vậy, cán bộ tín dụng tiếp xúc với nhiều khách hàng cá nhân, tổ chức kinh tế ở nhiều lĩnh vực khác nhau nên không thể biết hết mọi vấn đề chuyên môn về kỹ thuật như xây dựng, công nghệ hiện đại …Nên có thể họ không thể thẩm định chính xác toàn bộ thông số kỹ thuật của dự án, vì vậy có thể xảy ra sai sót . Khách hàng đi vay có thể thực thi dự án thua lỗ, kinh doanh không hiệu quả dẫn đến không thể trả nợ được cho ngân hàng . Từ đó ngân hàng phát sinh thêm khoản nợ xấu.
- Các khoản nợ xấu của chi nhánh Sở giao dịch 1 hầu hết từ những năm về trước còn tồn đọng lại. Khi mà ngân hàng cho khách hàng vay là các công ty chưa có kiểm toán độc lập nên rất khó cho ngân hàng thẩm định chính xác được khả năng tài chính của công ty. Vì vậy một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ là điều khó tránh khỏi , khiến cho ngân hàng chịu những khoản nợ xấu không đáng có.