Tình hình quản lý nợ xấu tại CNSGD1 – Ngân hàng Đầu tư và phát

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nợ xấu tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 41 - 49)

phát triển Việt Nam

2.2.3.1. Phòng ngừa nợ xấu phát sinh

- Để hoàn thiện quy trình phân tích tín dụng, chuẩn hóa tất cả quá trình tiếp xúc,phân tích, cho vay và thu nợ đối với khách hàng,CN Sở giao dịch 1 ngày càng hoàn thiện quy trình phân tích tín dụng, góp phần hạn chế nợ xấu phát sinh.

Đó chính là các bước mà cán bộ tín dụng phải thực hiện khi tài trợ cho khách hàng, bao gồm:

Bước 1: Phân tích trước khi cấp tín dụng, tức là thu và xử lý các thông tin liên quan đến khách hàng. Hồ sơ mà khách hàng cần lập bao gồm:

+ Hồ sơ pháp lý:

Các tài liệu chứng minh được năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng, gồm có bản sao có công chứng các giấy tờ sau: ( Bản sao công chứng nhà nước)

• Giấy phép hành nghề( nếu có);

• Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp (nếu có); • Quyết định thành lập( nếu có);

• Giấy đăng ký kinh doanh;

• Giấy chứng nhận phần góp vốn của từng thành viên ( đối với khách hàng hoạt động theo luật DN).

• Điều lệ hoạt động ( nếu có );

• Giấy phép đầu tư và Hợp đồng liên doanh (đối với doanh nghiệp liên doanh) hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.

• Có vốn điều lệ theo qui định. • Đăng ký mã số thuế.

• Quyết định bổ nhiệm người điều hành, kế toán trưởng;

• Biên bản họp của Hội đồng quản trị ( với công ty liên doanh, công ty cổ phần…) hoặc văn bản ủy quyền của các thành viên góp vốn( với Công ty hợp danh, Công ty TNHH…) về việc ủy quyền người đại diện hợp pháp thực thi các quan hệ giao dịch với BIDV:thế chấp, vay nợ, cầm cố… ( nội dung ủy quyền phải ghi rõ ràng, cụ thể).

• CMND của người đại diện vay vốn.

• Các văn bản khác theo như quy định của pháp luật ( nếu có)

+ Hồ sơ khoản vay: hồ sơ, phương án, dự án vay vốn, trong đó cần nêu rõ • Giải trình hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án;

• Kế hoạch trả nợ gốc,lãi (nêu rõ nguồn trả nợ, thời gian hoặc kỳ hạn trả nợ);

• Đơn đề nghị vay vốn; • Mục đích sử dụng vốn vay;

Các tài liệu phản ánh tình hình kinh doanh và khả năng tài chính đến trước thời điểm xin vay vốn của khách hàng và người bảo lãnh (nếu có), cụ thể:

• Các thuyết minh báo cáo tài chính về tình hình vay nợ, tồn kho, phải thu, phải trả, tăng giảm tài sản cố định;

• Báo cáo tài chính(03 năm gần nhất và báo cáo nhanh trong thời gian từ đầu năm tài chính đến thời điểm vay vốn);

• Các báo cáo về hoạt động sản xuất kinh doanh;

• Các tài liệu khác( nếu có) liên quan đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bước 2: Xây dựng và kí kết hợp đồng tín dụng. Nếu ngân hàng đồng ý cung cấp cho khách hàng một khoản tín dụng sau khi đã tiến hành phân tích khách hàng thì cả hai bên cùng kí kết hợp đồng.

Bước 3: Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng. Sau khi hai bên cùng kí kết hợp đồng tín dụng, ngân hàng phải có trách nhiệm cấp tiền cho khách hàng. Bên cạnh việc cấp tín dụng, ngân hàng phải theo dõi, kiểm tra khách hàng.

Bước 4: Thu nợ và đưa ra các phán quyết tín dụng mới. Quan hệ tín dụng kết thúc khi ngân hàng thu hồi được hết cả gốc và lãi. Việc xem xét và đánh giá khách hàng có ý nghĩa quan trọng giúp ngân hàng kịp thời đề ra các phán quyết mới liên quan tới tính an toàn của khoản tín dụng.

Trong môi trường cạnh tranh càng ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng,chi nhánh Sở giao dịch 1 đã thực hiện quy trình tín dụng nhanh gọn,tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của các khoản vay, hạn chế rủi ro phát sinh.Chi nhánh sở giao dịch 1 cũng phân tích về các rủi ro có thể đến từ phía khách hàng.

Kèm theo chính sách tín dụng và quy trình phân tích tín dụng nhằm làm hạn chế những rủi ro, hạn chế nợ xấu, CN SGD 1 còn xây dựng quy chế kiểm tra, phân định quyền hạn và trách nhiệm, khen thưởng và kỷ luật đối với các nhân viên tín dụng.

- Để mở rộng tín dụng một cách có hiệu quả, CN Sở giao dịch 1 bên cạnh xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng đúng đắn, quy trình tín dụng càng ngày càng hoàn thiện, phải không ngừng đa dạng hóa các hình thức tín dụng sao cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.

Trong những năm vừa qua, với vai trò là ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển và đội ngũ cán bộ tín dụng, thẩm định có uy tín, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam luôn được nhận định là Ngân hàng có thế mạnh trong hoạt động tín dụng trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Với mục tiêu phục vụ tốt nhất mọi đối tượng khách hàng, hiện nay BIDV đã và đang triển khai rất nhiều loại sản phẩm tín dụng, áp dụng rộng rãi cho khách hàng cá nhân, tổ chức KTXH cũng như các định chế tài chính. Để đáp ứng các nhu cầu cụ thể về vốn của khách hàng, BIDV luôn nghiên cứu, không ngừng phát triển, đổi mới và đa dạng hóa các phương thức cho vay.

Với khách hàng là doanh nghiệp: Cho vay theo dự án đầu tư; Vay theo hạn mức tín dụng dự phòng; Cho vay ngắn hạn theo hạn mức; Cho vay hợp vốn; Cho vay theo hạn mức thấu chi; Cho vay ngắn hạn theo món; Các phương thức cho vay khách. Với khách hàng là cá nhân: Cho vay theo hạn mức; Cho vay từng lần; Cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm; Cho vay trả góp; Các loại hình cho vay bán lẻ khác.

Mở rộng tín dụng không đồng nghĩa với việc hạ thấp các tiêu chuẩn tín dụng, kiểm soát lỏng lẻo … làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Sở Giao dịch 1.

- Tiến hành phân loại khách hàng, chấm điểm khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam bao gồm 3 phần: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là tổ chức tín dụng; Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là tổ chức kinh tế (doanh nghiệp) và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là cá nhân.. Trong số đó, cấu phần hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là tổ chức kinh tế là chủ yếu vì đây là đối tượng khách hàng có tổng dư nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất.

BIDV thực hiện xếp hạng với mỗi khách hàng doanh nghiệp thông qua việc chấm điểm 14 chỉ tiêu tài chính và phi tài chính có tính đến các yếu tố ảnh hưởng như: Ngành nghề hoạt động; Loại hình sở hữu của khách hàng; Quy mô hoạt động … Tùy vào tổng số điểm đạt được mà mỗi khách hàng sẽ được phân vào một trong 10 nhóm hạng tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau như sau

Theo Quyết định số 4130/QĐ-QLTD4 ngày 23/7/2007 của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam:

• Đối với các khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức tín dụng thì dư nợ sẽ được phân loại theo kết quả của Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Căn cứ vào kết quả của Hệ thống xếp hạng tín dụng Nội bộ, các khoản nợ của khách hàng sẽ được phân loại vào các nhóm nợ tương ứng như sau

Xếp hạng khách hàng theo Hệ

thống Xếp hạng tín dụng nội bộ Phân loại nhóm nợ

AAA AA A Nợ nhóm 1 BBB BB Nợ nhóm 2 B CCC CC Nợ nhóm 3 C Nợ nhóm 4 D Nợ nhóm 5

Phân loại nợ của các tháng không trùng với kỳ xếp hạng tín dụng nội bộ theo quy định tại hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: đơn vị thành viên sử dụng kết quả xếp hạng của kỳ xếp hạng tín dụng nội bộ gần nhất( liền kề) để thực hiện phân loại nợ.

• Trường hợp các khách hàng là tư nhân cá thể, khách hàng doanh nghiệp nhưng không có đủ thông tin để xếp hạng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ,dư nợ của các khách hàng này thực hiện phân loại theo điều 6 trong quyết định 493/2005 của Thống đốc ngân hàng nhà nước ngày 22/4/2005 và quyết đinh số 18/2007 QĐ – NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 493 .

Căn cứ vào thực trạng và khả năng trả nợ của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp tạm thời khó khăn về tài chính nhưng vẫn kiên quyết tự tìm giải pháp vượt qua, vẫn có thiện ý trả nợ ngân hàng,chi nhánh Sở giao dịch 1 được cơ cấu lại nợ bằng nhiều hình thức thích hợp như giãn nợ, miễn giảm lãi suất hoặc cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư thêm. Trong tháng 12/2008, CNSGD1 đã miễn toàn bộ nợ lãi đối với ông Lê Ngọc Tuấn.

- Thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (BAMC)

BAMC thành lập theo quyết định số 57/QĐ-HĐQT ngày 05/12/2001, là một đơn vị hạch toán độc lập với nhiệm vụ bao gồm tiếp nhận, quản lý các khoản nợ xấu, nợ còn tồn đọng và các tài sản đảm bảo nợ vay khác có liên quan đến khoản nợ tồn đọng của CN SGD 1 để xử lý; bán trực tiếp các tài sản được giao xử lý để thu hồi nợ theo giá trị của thị trường. BAMC là công ty độc lập thuộc Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, thành lập theo Luật các TCTD và các quy định của Chính phủ. BAMC hoạt động không phải vì mục tiêu lợi nhuận mà là để xử lý nợ và tài sản tồn đọng. Công ty này được hưởng các ưu đãi về thuế,các điều kiện đặc biệt trong việc khai thác, chuyển nhượng tài sản.

BAMC được quyền chủ động xử lý tài sản đảm bảo nợ vay bằng các biện pháp thích hợp theo quy định của pháp luật như: sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, góp vốn, khai thác kinh doanh … để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật và theo sự ủy thác, thỏa thuận của BIDV.

Nhờ việc chuyển giao các khoản nợ còn tồn đọng sang AMC để tiếp tục xử lý thu hồi nợ,chi nhánh SGD1 có thể tập trung cho các hoạt động kinh doanh của mình mà vẫn yên tâm rằng khoản nợ xấu chuyển giao vẫn được tiếp tục xử lý, thu hồi tối đa dư nợ. Bên cạnh đó, với chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động đặc thù của mình theo quy định của pháp luật cũng như đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp trong lĩnh vực xử lý nợ, AMC có thể chủ động thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu một cách linh hoạt, thời gian xử lý nợ rút ngắn.

- Thành lập phòng quản trị tín dụng

Phòng quản trị tín dụng hoàn thiện hồ sơ cấp tín dụng, bảo lãnh thế chấp từ các phòng khác có liên quan. Kiểm tra, rà soát tính đúng đắn và chính xác của hồ sơ tín dụng theo quy định; Tiếp nhận hồ sơ giải ngân tín dụng từ phòng quan hệ khách hàng, sau đó cấp bảo lãnh và kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp các điều kiện giải ngân,

cấp bảo lãnh so với nội dung hợp đồng đã ký; Lập tờ trình để giải ngân, cấp bảo lãnh lên cấp trên có thẩm quyền phê duyệt; Quản lý tất cả kế hoạch giải ngân, thông báo các khoản nợ đến hạn cho phòng Quan hệ khách hàng; Lập đề nghị thu nợ; giám sát,theo dõi việc thực hiện hợp đồng; Kiểm soát diễn biến của các khoản tín dụng, phát hiện và xử lý những rủi ro.

Một khi nợ xấu xuất hiện, phòng quản trị tín dụng triển khai các biện pháp để thu hồi vốn từ khách hàng vay.Nhờ có hoạt động của phòng quản trị tín dụng mà dư nợ xấu giảm đi đáng kể.

- Thành lập phòng quản lý rủi ro 1 và 2

Nhiệm vụ của phòng QLRR1 là tham mưu, đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng. Phân tích, đánh giá rủi ro đối với danh mục tín dụng; Đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt và kiểm tra, rà soát,theo dõi về cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng nhóm, từng ngành, từng khách hàng. Giảm nợ xấu, cơ cấu lại khoản vay cho khách hàng; Phân loại các rủi ro, trích lập dự phòng và các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro. Đánh giá tài sản đảm bảo định kỳ và theo quy định của Ngân hàng đầu tư và phát triển.

Nhiệm vụ của phòng QLRR2 là đề xuất, triển khai các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tác nghiệp trong các khâu nghiệp vụ; Hỗ trợ các phòng nghiệp vụ độc lập và đồng thời phối hợp phát hiện, đánh giá những rủi ro tác nghiệp của các phòng, các sản phẩm đã có hoặc chuẩn bị có; Áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro tác nghiệp và đề xuất các biện pháp để hạn chế rủi ro phát hiện được; Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về rủi ro tác nghiệp tại CN SGD 1. Xây dựng và tổ chức thực hiện tự kiểm tra, tự kiểm soát nội bộ về việc thực hiện các nghiệp vụ.

Hoạt động của phòng quản lý rủi ro 1 và quản lý rủi ro 2 là nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng. Các khoản vay, khách hàng vay, dự án vay được thẩm định thật kỹ lưỡng, bảo đảm khả năng thu hồi cả gốc và lãi của ngân hàng, xử lý nợ xấu phát sinh làm giảm dư nợ xấu trong tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu vẫn trong tỷ lệ chấp nhận được, từ 2%-5%, làm lành mạnh tình hình tài chính của chi nhánh Sở giao dịch 1.

Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thỏa thuận các bên; nếu không có thỏa thuận nào thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Nhưng riêng đối với tài sản bảo đảm có thể được xác định giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường (trừ quyền sử dụng đất) thì tài sản được bán theo giá thị trường mà không phải qua thủ tục như bán đấu giá,đồng thời phải báo cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác (nếu có).

Còn trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thỏa thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm; nếu không có thỏa thuận nào hoặc không thỏa thuận được thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận, gồm có : bán tài sản (bên bảo đảm trực tiếp bán tài sản cho người mua, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trực tiếp bán tài sản, bán thông qua tổ chức đấu giá); BIDV nhận chính tài sản bảo đảm để thay cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Trong trường hợp như thế này, việc quyết định nhận tài sản để sử dụng thay cho việc thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện theo thủ tục mua tài sản của BIDV; Ngân hàng nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ: người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ, Công ty bảo hiểm trong trường hợp thế chấp quyền thụ hưởng tiền bảo hiểm nhân thọ hoặc từ bên thứ 3 có nghĩa vụ liên quan đến tài sản bảo đảm. Trong đó, vẫn phải thỏa thuận và có cam kết bằng văn bản của bên bảo đảm về quyền truy đòi lại bên bảo đảm nếu không thu hoặc thu không đủ từ bên thứ ba vì bất kỳ một lý do nào.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nợ xấu tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w