Hỗ trợ về mặt pháp lý, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 62 - 74)

Ngân hàng nhà nước là đơn vị chủ quản về mặt nhà nước đối với các NHTM. Việc quản lý của NHNN có tác động đến các NHTM dưới nhiều góc độ. Ngân hàng nhà nước nên có các chính sách để thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng điện tử, khuyến khích sự đầu tư của các ngân hàng bên cạnh đó đặc biệt chú ý đến việc hợp tác giữa các ngân hàng, chẳng hạn như hệ thống AMT hiện nay của các ngân hàng chưa kết nối với nhau mà chỉ có những liên minh thẻ độc lập gây lãng phí nguồn vốn cũng như kìm hãm sự phát triển chung của hệ thống ngân hàng điện tử

Ngân hàng nhà nước nên có các quy định cụ thể hơn về việc điều hành, quản lý rủi ro, các cơ chế về giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các ngân hàng. Có quy chế rõ ràng về việc phát hành và sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử.

NHNN cũng hỗ trợ các NHTM về cho vay vốn để đầu tư cở sở hạ tầng và mua công nghệ hiện đại.

Về mặt nhân lực, NHNN hỗ trợ các NTHM về đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao.

NHNN tiếp tục phát triển hệ thống thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng của mình, rút ngắn thời gian thanh toán đảm bảo cho các ngân hàng thành viên tham gia đạt được hiệu quả tốt

Hạ tầng cơ sở của Việt Nam hiện nay là một bài toán khó đối với sự kết nối cảu các ngân hàng. Đường truyền Internet hiện nay không được đảm bảo về sự thông suốt cũng như tốc độ mà các nhà cung cấp dịch vụ đã cam kết. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc khách hàng kết nối với ngân hàng và sẽ gây ra những vấn đề về giao dịch của khách hàng. Do đó để có thể phát triển một

cách đông bộ ngân hàng điện tử tại Việt Nam cần có những sự nâng cấp tích cực về mặt hạ tầng công nghệ

Về mặt cơ chế pháp lý, hiện nay ngoài quyết định 35/QĐ-NHNN/2007 quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử ra, chưa có một quy chế nào khác đề cập một cách cụ thể tới vấn đề này. Những quy định cụ thể hơn nữa về việc công nhận tính pháp lý của chứng từ điện tử, chữ kí điện tử, cho phép thành lập cơ quan chứng thực điện tử tạo điều kiện cho ngân hàng điện tử có các cơ chế để hoạt động và giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh.

Sự phát triển của công nghệ thông tin cũng đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước có những quy định chặt chẽ hơn và có nhữ biện pháp ngăn chặn những xâm nhập hay can thiệp trái phép lên hệ thống của ngân hàng, tạo điều kiện cho các dịch vụ ngân hàng thương mại điện tử phát triển.

Đối với hệ thống đường truyền viễn thống, đây là khâu mà VCB phải phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp dịch vụ nên khá bị động trong việc đảm bảo chất lượng kết nối, do đó mà ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Do vậy cần có chính sách phát triển thích hợp đối với hạ tầng cơ sở, cải thiện tốt hơn quá trinh cung cấp dịch vụ của các nhà cung cấp viễn thông. Tuy nhiên để hạn chế sự cố có thể xay ra, các ngân hàng cũng nên liên kết tạo ra mạng lưới truyền thông riêng phục vụ cho hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam hoặc có sự liên kết quản lý, hợp tác giữa các ngân hàng và các đối tác cung cấp dịch vụ viễn thông trên cơ sở đôi bên cùng có lợi

Ngoài ra cũng cần có các chính sách khuyến khích phát triển ngân hàng điện tử, việc thanh toán không dùng tiền mặt thông qua các biện pháp như kiểm soát chặt chẽ hơn , yêu cầu nhiều cơ quan nhà nước cũng như tư nhân tham gia vào việc trả lương thông qua tài khoản tại ngân hàng, vừa tạo ra tính

minh bạch trong thu nhập của cán bộ viên chức nhà nước vừa tạo điều kiện kiểm saots và hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế. Các chi phi về in ấn hay lưu thông, kiểm đếm cũng được giảm bớt. Ưu tiên cho việc thanh toán qua ngân hàng hay yêu cầu một số khoản phải thanh toán qua ngân hàng như các khoản phải nộp như thuế, các loại phí...

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các NHTM thực hiện việc thanh toán và cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử, tài trợ vốn hoặc hỗ trợ cho các ngân hàng có thể được tiếp cận được với các dự án tài trợ quốc tế cho quá trình hiện đại hóa hệ thống ngân hàng một cách tổng thể, tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại có thể giao dịch tốt hơn hoặc cho vay ưu đãi để đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, và cần có cơ chế thông thoáng hơn để các ngân hàng tái đầu tư. Bên cạnh đó còn cần có các chính sách khuyến khích các dự án đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại

Chính phủ nên là cơ quan nhà nước đi đầu trong việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử, sử dụng các dịch vụ này làm công cụ thanh toán cho việc chi tiêu của nhà nước. Hiện nay, rất nhiều chính phủ các nước đang áp dụng các quy định bắt buộc việc chi tiêu của ngân sách nhà nước phải dựa trên cơ sở thanh toán điện tử và cơ chế này đã mang lại hiệu quả lớn không chỉ trong việc thúc đầy ngân hàng điện tử phát triển mà còn nhằm tạo ra tính công bằng minh bạch trong việc sử dụng ngân sách nhà nước, chống tham nhũng, lãng phí.

KẾT LUẬN

Hoạt động ngân hàng cũng đang trong xu thế hội nhập của cả nến kinh tế. Trong bối cảnh hội nhập, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, không chỉ giữa các ngân hàng trong nước mà còn có cả sự tham gia của ngân hàng nước ngoài ngay trên “sân nhà” theo cam kết mở cửa thị trường tài chính. Đứng trước những thách thức ấy, việc tự đổi mới bản thân ngân hàng theo hướng hiện đại hơn, áp dụng các công nghệ mới để gia tăng khả năng cạnh tranh là điều cần thiết.

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ tiếp tục phát triển mạnh trên quy mô toàn thế giới, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam nói chung và ngân hàng ngoại thương nói riêng đang có những chuẩn bị tích cực để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Tuy nhiên những nỗ lực này còn cần phải được tiếp tục nghiên cứu sâu để có thê có những bước đi đúng đắn đồng thời các cơ quan chức năng, các bộ ban ngành có liên quan cũng cần phối hợp với nhau để phát triển đồng bộ các nền tảng để dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam có thể phát triển ngang tầm với khu vực và thế giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Ngân Hàng Thương Mại – Trường đại học Kinh Tế Quốc

Dân. Chủ biên PGS.TS Phan thị Thu Hà

2. Giáo trình Marketing ngân hàng – Học viện ngân hàng. Chủ biên

PGS.TS Nguyễn thị Minh Hiền

3. Báo cáo thường niên của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam các

năm 2003 đến 2007.

4. Báo cáo của hội thảo Banking VietNam năm 2007

5. Báo cáo của chương trình tập huấn về ngân hàng điện tử và ngân

hàng bán lẻ của ngân hàng Ngoại Thương tháng 07/2007

6. Kỉ yếu hội thảo khoa học “Công nghệ và dịch vụ ngân hàng hiện

đại” 2006.

7. Tạp chí tin học ngân hàng

8. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ

9. Trang web của bộ tài chính www.mof.gov.vn

10. Trang web của ngân hàng nhà nước Việt Nam www.sbv.com.vn

Lê Thu Hà Ngân hàng 46A

Phụ lục: Trích dẫn 1 số điều của quyết định của ngân hàng nhà nước số 35/2006/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 7 năm 2006 ban hành quy định về các

nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử. Điều 1. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.Hoạt động ngân hàng điện tử là hoạt động ngân hàng được thực hiện qua các kênh phân phối điện tử.

2.Kênh phân phối điện tử là hệ thống các phương tiện điện tử và quy trình tự động xử lý giao dịch được tổ chức tín dụng sử dụng để giao tiếp với khách hàng và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho khách hàng.

3.Rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử là khả năng xảy ra tổn thất khi thực hiện các hoạt động ngân hàng điện tử.

4.Khách hàng là các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với tổ chức tín dụng.

5.Bên thứ ba là các tổ chức chuyên môn được tổ chức tín dụng thuê hoặc hợp tác với tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ kỹ thuật hỗ trợ cho hoạt động ngân hàng điện tử.

Điều 2. Nguyên tắc giao dịch

1.Bảo mật và bảo đảm tính toàn vẹn và chính xác của những thông tin, dữ liệu, cơ sở dữ liệu của các số liệu giao dịch trong hoạt động ngân hàng điện tử.

2.Phân loại giao dịch, những giao dịch quan trọng phải được người có thẩm quyền tại từng bộ phận kiểm tra, giám sát và phải được kiểm tra, giám sát giữa các bộ phận chức năng trong nội bộ tổ chức tín dụng.

Lê Thu Hà Ngân hàng 46A 3.Bảo đảm cung cấp cho khách hàng những thông tin chính xác, giúp khách hàng trước khi giao dịch với tổ chức tín dụng có được sự hiểu biết, đánh giá đúng về khả năng và thực trạng của tổ chức tín dụng, về các quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

Điều 3. Các nguyên tắc trong quan hệ với khách hàng

1.Tổ chức tín dụng phải quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thiết lập quan hệ, tiếp nhận và xử lý giao dịch ngân hàng điện tử với khách hàng.

2.Đảm bảo xác minh nhân dạng, quyền tiếp cận thông tin, tài khoản, phạm vi và giới hạn được phép giao dịch của khách hàng.

3.Xác lập và công bố rõ ràng nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn của khách hàng khi đưa ra đề nghị giao dịch; đảm bảo ngăn ngừa việc phủ nhận hoặc thoái thác giao dịch từ phía khách hàng.

4.Khi ký hợp đồng cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử cho khách hàng và/hoặc trong lần đầu tiên sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng, ngân hàng phải có trách nhiệm công khai và giải thích rõ ràng, đầy đủ những rủi ro khách hàng có thể gặp phải khi sử dụng những dịch vụ này.

5.Ngăn ngừa, phát hiện kịp thời bất kỳ sự giả mạo, sửa đổi những thông tin, dữ liệu kế toán, tài chính và các cam kết liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng và khách hàng.

Điều 4. Dữ liệu

Trong trường hợp bên thứ ba chịu trách nhiệm quản lý hệ thống xử lý và lưu trữ dữ liệu, tổ chức tín dụng cần đảm bảo:

1.Trong hợp đồng ký kết với bên thứ ba phải quy định rõ việc tổ chức tín dụng có quyền tiếp cận đến những dữ liệu cần thiết;

Lê Thu Hà Ngân hàng 46A 1.Mọi dữ liệu do bên thứ ba lưu trữ đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu về bảo mật của tổ chức tín dụng.

Điều 5. Phòng ngừa sự cố

1.Xây dựng hệ thống lưu trữ cơ sở dữ liệu và từng bước xây dựng hệ thống dự phòng xử lý giao dịch ngân hàng điện tử.

2.Thực hiện kiểm tra định kỳ và đột xuất để đánh giá: khả năng hoạt động liên tục của hệ thống ngân hàng điện tử; nguồn lực hiện tại và khả năng nâng cấp trong tương lai trên cơ sở có tính đến các yếu tố thị trường đối với thương mại điện tử và tỷ lệ khách hàng dự kiến chấp thuận các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng điện tử.

3.Xây dựng các kế hoạch phản ứng khi xảy ra sự cố để có thể kiểm soát, khoanh vùng và giảm thiểu rắc rối phát sinh từ những sự kiện bất ngờ, bao gồm các sự cố phát sinh từ bên ngoài và bên trong hệ thống, trong và ngoài giờ làm việc, tác động vào hệ thống ngân hàng điện tử làm ảnh hưởng đến việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử.

4.Xây dựng quy trình kiểm soát sự cố, xác định người có trách nhiệm nhận thông tin và xử lý thông tin khi hoạt động ngân hàng điện tử phát sinh sự cố. Xác định trước nhân sự của nhóm xử lý sự cố để đề phòng phát sinh những sự cố nghiêm trọng cần phải xử lý ngay. Tổ chức tín dụng có thể thoả thuận trước với bên thứ ba về việc trưng dụng nhân sự vào nhóm xử lý sự cố khi phát sinh những sự cố nghiêm trọng.

Có văn bản quy định rõ phạm vi trách nhiệm của tổ chức tín dụng, bên thứ ba trong trường hợp xảy ra sự cố. Văn bản này phải được cung cấp đầy đủ cho bên thứ ba ngay khi ký kết hợp đồng. Trong trường hợp văn bản nói trên có những nội dung liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của khách hàng trong

Lê Thu Hà Ngân hàng 46A trường hợp xảy ra sự cố thì những nội dung này phải được công bố cho khách hàng biết khi khách hàng ký kết hợp đồng sử dụng dịch vụ hoặc trong lần đầu tiên khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.

Lê Thu Hà Ngân hàng 46A

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU...1

CHƯƠNG 1...2

TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ...2

1.1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...2

1.1.1.Khái niệm ngân hàng thương mại (NHTM)...2

1.1.2. Hoạt động của NHTM...3

1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn...4

1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn...6

1.1.2.3. Hoạt động khác...7

1.2. DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ...10

1.2.1 Khái niệm ngân hàng điện tử...10

1.2.2. Các dịch vụ ngân hàng điện tử:...13

1.2.2.1. Các điểm chấp nhận thanh toán( EFTPOS- Electronic Fund Transfer At Point Of Sale) ...13

1.2.2.2. Hệ Thống máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine- ATM)...14

1.2.2.3. Ngân hàng qua điện thoại (Phone & mobile-Banking)...15

1.2.2.4. Ngân hàng tại nhà (Homebanking)...16

1.2.2.5. Ngân hàng trực tuyến (Internet Banking)...17

1.2.3. Sự cần thiết phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử...17

1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển ngân hàng điện tử:...19

1.2.4.1. Vấn đề về vốn: ...20

1.2.4.2. Vấn đề về công nghệ...20

1.2.4.3.Vấn đề an toàn bảo mật:...21

1.4.4.Vấn đề quản trị và phòng ngừa rủi ro...22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM...23

2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG...23

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển...23

2.1.2 Cơ cấu tổ chức...25

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh...26

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn...27

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng:...27

2.1.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế...28

2.1.3.4. Hoạt động kinh doanh thẻ...29

2.1.3.5. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ...30

2.1.3.6. Hoạt động kinh doanh chứng khoán (thông qua công ty con- công ty chứng khoán VCB VCBS)...30

Lê Thu Hà Ngân hàng 46A

2.2.1 Những dịch vụ E-Banking mà VCB đang cung cấp...31

2.2.1.1 Hệ thống máy ATM và thẻ thanh toán của VCB...31

2.2.1.2 VCB iB@anking...35

2.2.1.3.SMS Banking...36

2.2.1.4 VCB Money...37

2.2.2. Đánh giá về khả năng phát triển...42

2.2.2.1.Quan hệ đối với khách hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước...42

2.2.2.2. Các kế hoạch triển khai sản phẩm mới...49

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN ...53

DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG ...53

NGOẠI THƯƠNG...53

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN E-BANKING...53

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM...54

3.2.1. Vốn đầu tư...55

3.2.2. Hạ tầng cơ sở và giải pháp công nghệ...57

3.2.3. Nguồn nhân lực trình độ cao...61

3.2.4. Hỗ trợ về mặt pháp lý, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực...62

KẾT LUẬN...65

Lê Thu Hà Ngân hàng 46A

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Biểu đồ 2.1. Số lượng thẻ thanh toán...32

...32

Biểu đồ 2.2. POS...32

Biểu đồ 2.3. Số lượng máy ATM...33

Bảng 2.4.Quá trình triển khai dịch vụ VCB-Money...37

Hình 2.5 Mẫu của cổng kết nối RSA secureID...39

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 62 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w