Dư nợ tín dụng xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 46 - 49)

Sự tăng nhanh của doanh số cho vay XNK trong những năm qua đã kéo theo sự tăng nhanh của dư nợ cho vay XNK.

Bảng 2.9: Dư nợ tín dụng XNK

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch năm 2006-2008)

Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

Doanh số thu nợ XNK 1026,155 86% 1340,221 91% 1514,099 80% Doanh số cho vay XNK 1187,679 100% 1472,429 100% 1895,129 100%

Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tăng trưởng 2007/2006 2008/2007 Giá trị % Giá trị % Dư nợ tín dụng XNK 1250,188 1382,396 1763,427 132,208 11% 381,030 28% Dư nợ tín dụng chung 5000,753 5099,321 5807,045 98,568 2% 707,724 14% Tỷ trọng 25% 27% 30%

Biểu đồ 2.2: Dư nợ tín dụng XNK Đơn vị: Tỷ đồng 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 Dư nợ tín dụng XNK 1250.188 1382.396 1763.427 Dư nợ tín dụng chung 5000.753 5099.321 5807.045 2006 2007 2008

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch năm 2006-2008)

Bảng số liệu và biểu đồ trên đã cho thấy dư nợ tín dụng XNK của SGD tăng liên tục qua các năm. Năm 2007, dư nợ tín dụng XNK đạt 1382,396 tỷ đồng, tăng 132,208 (11%) so với năm 2006, năm 2008 đạt 1763,427 tỷ đồng, tăng 381,03 tỷ đồng (28%) so với 2007. So với tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng chung thì hoạt động cho vay XNK đã có bước nhảy vọt. Năm 2007, 2008 dư nợ tín dụng chung chỉ tăng trưởng 2% và 14%, con số này đối với dư nợ tín dụng XNK là 11% và 28%. Nó cho ta thấy hiện nay SGD đang rất chú trọng vào mảng cho vay XNK, hứa hẹn trong thời gian tới sẽ còn phát triển hơn nữa.

Dư nợ cho vay XNK tăng nhanh phản ánh sự nỗ lực của SGD trong việc thực hiện công tác marketing cho hoạt động cho vay XNK. Trong thời gian

qua, SGD đã thực hiện tốt công tác phân loại khách hàng (khách hàng thường xuyên và khách hàng không thường xuyên) và có những chính sách thích hợp đối với từng nhóm khách hàng. SGD luôn cố gắng duy trì mối quan hệ tốt, có nhiều ưu đãi với các khách hàng hiện tại, đặc biệt là các khách hàng thường xuyên và khách hàng VIP. Đồng thời, SGD cũng thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng mới, trong đó có những khách hàng lớn như Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, Công ty dệt may Hà Nội… Ngoài ra BIDV còn kịp thời ra một số công văn và hướng dẫn cụ thể trong việc cấp tín dụng là những cơ sở quan trọng giúp SGD mạnh dạn mở rộng hoạt động cho vay XNK, góp phần quan trọng trong việc gia tăng dư nợ cho vay XNK.

Sự đóng góp lớn của hoạt động cho vay XNK vào hoạt động tín dụng chung của SGD được thể hiện rõ qua tỷ trọng của hoạt động này trong thời gian qua. Tỷ trọng Dư nợ tín dụng XNK/Dư nợ tín dụng chung tăng từ 25% năm 2006 đến 30% năm 2008. Có được con số này, như đã nói ở trên, là do kết quả của việc SGD đang cố gắng giảm bớt các khoản cho vay không hiệu quả, ví dụ như trong lĩnh vực xây lắp, tập trung hơn vào những hình thức cho vay mới hiệu quả hơn, trong đó có cho vay tài trợ XNK.

Bảng 2.10: Dư nợ tín dụng XNK và Tổng nguồn vốn huy động

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch năm 2006-2008)

Ta có thể thấy tổng nguồn vốn huy động trong các năm qua đều tăng rất cao, tuy nhiên tỷ lệ Dư nợ tín dụng XNK/Tổng nguồn vốn huy động lại giảm

Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Giá trị Giá trị %TT Giá trị Tỷ lệ

Dư nợ tín dụng XNK 1250,188 1382,396 11% 1763,427 28% Tổng nguồn huy động 10110,926 15304,462 51% 28919,460 89%

dần qua các năm. Điều này cho thấy nguồn vốn còn bị ứ đọng khá nhiều, hoạt động cho vay chưa tương xứng với tốc độ huy động vốn. Nó cũng mở ra khả năng mở rộng loại hình tín dụng XNK nói riêng, cũng như tín dụng nói chung của SGD. Cho vay XNK vốn là loại hình tín dụng từ trước tới nay rất có chất lượng và an toàn, đồng thời sẽ có nhiều tiềm năng trong tương lai. Vì vậy SGD cần phải cố gắng phát huy những ưu điểm ở trên, tiếp tục nâng cao tỷ trọng tín dụng XNK trong tổng nguồn vốn huy động của NH.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w