Kết hợp các phương pháp định giá khác nhau

Một phần của tài liệu Hệ thống tình báo trong xu hướng sáp nhập và mua lại các ngân hàng thương mại cổ phần (Trang 39 - 40)

4. Các Quy Trình Cần Thiết Cho Một Giao Dịch M&A Và Xu Hướng Sáp nhập, Mua Lại Của Các Ngân Hàng Thương

4.2.3.Kết hợp các phương pháp định giá khác nhau

Trong mỗi giao dịch, nên sử dụng càng nhiều phương pháp định giá càng tốt ( các phương pháp đã được trình bày ở phần trên). Rất hiếm gặp trường hợp nào chỉ dùng một phương pháp. Vì không phải tất cả các phương pháp đều tương đồng nhau về tính chắc chắn, độ tin cậy của dữ liệu hay mức độ phù hợp với giao dịch, nên khi sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, cần cân đối chúng đểđưa ra một con số duy nhất.

Làm thế nào để xác định các giá trị tương đối giữa các phương pháp định giá khác nhau và các tình huống của từng phương pháp đó ? Nên lưu ý đến các khía cạnh sau:

+ Báo cáo tài chính: giá trị sổ sách sẽ là nguồn tham khảo phù hợp nhất

+ Các tài sản của công ty : nếu các tài sản này giúp nâng cao giá trị của công ty, thì giá trị thuần của chúng sẽ phải cao hơn.

+ Khả năng sinh lãi: chủ yếu dựđoán lợi nhuận tương lai + Các giao dịch tương tự gần đây, chú ý đến các hệ số so sánh.

Bảng : Tầm quan trọng của từng phương pháp định giá

Phương pháp Giá trị Tầm quan trọng Giá trịđiều chỉnh

Chiết khấu dòng tiền (CKDT) 20 tỷđồng 50% 10 tỷđồng CKDT cao 24 tỷđồng 30% 7.2 tỷđồng CKDT trung bình 21 tỷđồng 50% 10.5 tỷđồng CKDT thấp 11 tỷđồng 20% 2.2 tỷđồng

Phương pháp giá/ lợi nhuận 17 tỷđồng 30% 5.1 tỷđồng

Giá trị sổ sách 15 tỷđồng 10% 1,5 tỷ

Tài sản thuần 5 tỷđồng 10% 0.5 tỷđồng

Tổng 100% 17.1 tỷđồng

Tuy nhiên, ngay cả con số chính xác cũng chỉ đóng vai trò là một điểm xuất phát cho giao dịch. Ngoài ra chúng ta cần phải xem xét nhiều yếu tố khác nữa, như chi phí cho quá trình thương lượng, chi phí cơ hội, và chi phí cho quá trình hoà nhập hai công ty.

Một phần của tài liệu Hệ thống tình báo trong xu hướng sáp nhập và mua lại các ngân hàng thương mại cổ phần (Trang 39 - 40)