Thách thức và cơ hội của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Hệ thống tình báo trong xu hướng sáp nhập và mua lại các ngân hàng thương mại cổ phần (Trang 44 - 47)

4. Các Quy Trình Cần Thiết Cho Một Giao Dịch M&A Và Xu Hướng Sáp nhập, Mua Lại Của Các Ngân Hàng Thương

4.4.1.Thách thức và cơ hội của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hiện nay

hiện nay

Tất cả các cuộc M&A cần được xây dựng dựa trên một chiến lược kinh doanh hợp lý, nhưng đôi khi cũng cần phải chớp lấy cơ hội trong hoạt động kinh doanh trong đó có M&A. Trong bối cảnh hiện nay, các tổ chức tín dụng cuối năm nay phải tăng vốn điều lệ

lên tối thiểu là 3000 tỷđồng . Với áp lực tăng vốn 3000 tỷđồng sẽ khiến hàng loạt ngân hàng tại Việt Nam có nguy cơ sẽ " biến mất"

Theo Nghị định 141/2006 của Chính Phủ , đến ngày 31-12-2010 là hạn chót để các Ngân hàng phải đảm bảo nâng vốn lên tối thiểu 3000 tỷ đồng . Đây là áp lực rất lớn đối với các Ngân hàng nhỏ, nhất là các ngân hàng có vốn điều lệ quanh mức 1000 tỷđồng. Thống kê cho thấy trong tổng cộng 39 ngân hàng thương mại cổ phần ( TMCP) đang hoạt động có tới 24 ngân hàng có vốn điều lệ dưới 3000 tỷ đồng . Trong đó có 15 ngân hàng có vốn dưới 2000 tỷđồng và 8 ngân hàng có vốn quanh mức 1000 tỷđồng

Không chỉ các ngân hàng nhỏ mà nhu cấu tăng vốn với các ngân hàng lớn cũng rất cấp thiết. Hiện có khoảng 12 ngân hàng đã thông báo kế hoạch niêm yết lên sàn chứng khoáng và gần 10 ngân hàng thông báo phát hành thêm cổ phiếu để tìm cơ hội tăng vốn. Trong đó , Eximbank, ACB, Sacombank đã đưa ra lộ trình tăng vốn khá mạnh. Dự kiến Sacombank tăng thêm 2479 tỷđồng, ACB tăng thêm 1563 tỷđồng bằng phương án phát

hành thêm cổ phiếu với tỷ lệ 5:1 cho các cổ đông hiện hữu. Các ngân hàng khác như

Techcombank và Đông Á đều có kế hoạch tăng thêm 1000 tỷđến 2500 tỷđồng vốn điều lệ trong năm nay. Hiện nay niềm tin của các nhà đầu tư về cổ phiếu ngân hàng đã giảm sút nên họ rất thận trọng và cân nhắc khi tiếp tục đổ tiền vào đây. Do đó, không ít ngân hàng thương mại cổ phần phải liên tục gia hạn thời gian phát hành cổ phiếu cho cổđông hiện hữu nhưng vẫn không thành công. Chuyên gia Lê Đạt Chí, trường Đại Học Kinh Tế

T.P Hồ Chí Minh, cho rằng cổ phiếu ngành ngân hàng đã không còn hấp dẫn từ năm 2009 do ảnh hưởng bởi các chính sách tài chính . Trong năm nay, áp lực tăng vốn điều lệ

buộc các ngân hàng nhỏ phải phát hành thêm cổ phiếu, theo đó giá trị cổ phiếu tiếp tục bị pha loãng nếu kế hoạch lợi nhuận cổ phiếu không tăng tương xứng . Vì vậy cổ phiếu ngành này không hấp dẫn nhà đầu tư. Riêng đối với các ngân hàng nhỏ , việc chia thưởng cổ phiếu hằng năm cũng khiến họ ngao ngán . Nhà đầu tư không thể trường vốn

để chạy đua kịp kế hoạch tăng vốn của ngân hàng nhỏ đang giao dịch dưới mệnh giá . Hằng năm có được chút lợi nhuận thì ngân hàng giữ lại để tăng vốn cho nên nếu phát hành thêm cổ phiếu để chia cổ tức thì rủi ro rất lớn. Rõ ràng trước sức ép phải tăng vốn, các ngân hàng nhỏ luôn tìm mọi cách để đạt được yêu cầu nhưng qua đó cũng bộc lộ sự

hạn chế về nguồn lực, cũng như danh tiếng của các ngân hàng Việt Nam ,về lâu dài các ngân hàng cần có sự thay đổi lớn, trong đó M&A là con đường tất yếu cho các ngân hàng Việt Nam.

Theo các chuyên gia, cuộc chạy đua cạnh tranh hút vốn bùng phát hành cổ phiếu giữa ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ hiện nay đang không cân sức . Rõ ràng lợi thế

thuộc về ngân hàng lớn . Trong khi nguồn vốn tăng của họ dùng để đầu tư , mở rộng mạng lưới phát triển thì các ngân hàng nhỏ chỉ tăng cho đủ vốn pháp định.

Để có thể thực hiện thành công kế hoạch tăng vốn, lãnh đạo các ngân hàng nhỏ

phải thuyết phục được các cổđông lớn tiếp tục bỏ thêm tiền vào. Sau đó là thuyết phục các cổ đông nhỏ lẻ trong đại hội cổ đông chấp thuận phương án phát hành thêm. Tuy nhiên, giám đốc một ngân hàng chia sẽđạt được đồng thuận cùng một lúc cả cổđông tổ

chức và cổ đông nhỏ là rất khó. Thậm chí thuyết phục được các cổ đông lớn ngay sau khi có kế hoạch nhưng vài tháng vẫn chưa thuyết phục được các cổđông nhỏ. Nếu ngân hàng không tự nâng vốn điều lệ theo quy định thì Chính phủ nên cương quyết buộc sáp nhập với nhau để nhanh quá trình mua lại, sáp nhập các ngân hàng. Chúng ta không nên

để quá nhiều ngân hàng nhỏ vì như vậy sẽ làm thị trường rối thêm. Ông Lê Đức Thuý ,Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết: Đối với các ngân hàng đang có

vốn pháp định dưới mức 2000 tỷ đồng thì phương án phát hành thêm cổ phiếu khó khả

thi nên họ phải xoay qua tìm các nhà đầu tư là các tổ chức, đối tác chiến lược nước ngoài. Thế nhưng việc tìm được đối tác nước ngoài không hề đơn giản. Ông Đỗ Công Chính, Chủ tịch HĐQT VietABank cho biết kế hoạch của ngân hàng này là năm nay sẽ

bán 600 tỷ đồng cho đối tác nước ngoài. Có rất nhiều đối tác muốn đàm phán mua cổ

phần VietABank nhưng họ trả giá trẻ, nếu bán sẽ thiệt thòi cho các cổ đông hiện hữu .Ông chính nói rằng "Vì áp lực tăng vốn mà bán giá quá rẻ thì sẽ không đem lại vốn thặng dư cho cổ đông. Do đó chúng tôi phải cân nhắc giá bán nào cho phù hợp". Ngày 21-4-2010, VIB chính thức bán được 15% cổ phần cho đối tác chiến lược Ngân hàng Commonwealth of Australia và dự kiến nâng lên 20% vào năm 2011. Ông Hàn Ngọc Vũ, Chủ tịch HĐQT VIB, chia sẽ có được đối tác nước ngoài phù hợp, cùng chí hướng, ngoài thế mạnh vốn họ có thể hỗ trợ những hoạt động kinh doanh quan trọng như ngân hàng bán lẻ, công nghệ ngân hàng, quản lý rủi ro, quản trị nguồn nhân lực, tài chính và nguồn vốn... Nhưng chuyện đàm phán để dẫn đến sự hợp tác này không hề đơn giản. Nhiều ngân hàng đàm phán mấy năm vẫn chưa có kết quả. Không thể ngay trong một sớm một chiều ngân hàng nào cũng có thể tìm đối tác phù hợp, nhất là những ngân hàng chưa khẳng định được thương hiệu, tiềm lực vốn nhỏ, khả năng cạnh tranh không lớn phải mất nhiều thời gian đàm phán

Theo thông tư số 04/2010/TT-NHNN, ngày 11/02/2010 của Ngân hàng Nhà nước quy định việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại tổ chức tín dụng. Theo đó, các ngân hàng thương mại có thể hợp nhất và sáp nhập với các ngân hàng khác, nhưng không được mua lại ngân hàng khác. Có thể nói trong tình trạng khó khăn hiện nay, việc huy động vốn là không dễ dàng cho nên khó lòng các ngân hàng đáp ứng được yêu cầu cho nên ngân hàng nhà nước mới ban hành thông tư này. Đây có thể là thách thức lớn cho các ngân hàng thương mại, nhưng bên cạnh đó nó cũng tạo ra những cơ hội nhất định cho các ngân hàng. Nếu các ngân hàng có thể sáp nhập hoặc hợp nhất với nhau một cách chủ động, phù hợp với nhau thì có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, tiềm lực và góp phần làm cho hệ thống ngân hàng Việt Nam vững mạnh thêm, đó cũng chính là mục tiêu của ngân hàng nhà nước. Nếu các ngân hàng vẫn " cố chấp" thì rất có thể sẽ " biến mất" cho nên các ngân hàng nên chớp cơ hội để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh cuối năm nay nước ta sẽ mở cửa ngành ngân hàng, nếu các ngân hàng trong nước không

nâng cao năng lực bằng việc hợp nhất, sáp nhập thì khó có thể theo kịp các ngân hàng nước ngoài.

Bên cạnh đó các ngân hàng thương mại lớn có thể mua lại các công ty tài chính hoặc các công ty cho thuê tài chính để có thể mở rộng sản phẩm dịch vụ của mình. Việc quan trọng là các ngân hàng này cần phải tìm đúng đối tượng để mua lại. Còn đối với ngân hàng nhỏ việc huy động vốn trong bối cảnh hiện nay là rất khó khăn, cho nên nếu cuối năm nay các ngân hàng này không đáp ứng được yêu cầu thì rất có thể sẽ bị ngân hàng nhà nước cho sáp nhập với ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác. Cho nên con

đường tốt nhất cho các ngân hàng nhỏ hiện nay là nên chủđộng thực hiện sáp nhập hoặc hợp nhất với các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác.Có thể đây là cơ hội cho các ngân hàng thay đổi mình và các thương vụ M&A này cũng chính là nền tảng để các ngân hàng trong nước vươn ra nước ngoài cũng như chống lại sự " thôn tính" của các ngân hàng nước ngoài trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Hệ thống tình báo trong xu hướng sáp nhập và mua lại các ngân hàng thương mại cổ phần (Trang 44 - 47)