Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Theo qui định, công nhân trực tiếp sản xuất tại đơn vị được nghỉ một số ngày trong năm mà họ vẫn được hưởng đủ lương. Trong trường hợp những doanh nghiệp sản xuất không có điều kiện để bố trí cho lao động trực tiếp nghỉ đều đặn giữa các kỳ hạch toán hoặc không có thời vụ thì kế toán phải dự toán tiền lương nghỉ phép hoặc ngừng sản xuất theo kế hoạch của họ để tiến hành trích trước vào các kỳ hạch toán theo số dự toán. Mục đích của việc này là không làm giảm giá thành sản phẩm thay đổi đột ngột khi số lượng lao động trực tiếp nghỉ phép nhiều ở một kỳ hạch toán.Với ưu điểm đó, Công ty nên tiến hành trích trước lương phép cho công nhân sản xuất để không gây ra sự thay đổi giá thành một cách nghiêm trọng khi có sự phát sinh không đồng đều giữa các kỳ. Mức trích trước lương phép và Phương pháp trích trước lương phép của công nhân trực tiếp sản xuất có thể được tính và hạch toán như sau:
của CNTT theo kế hoạch CNTT sx trong kỳ trước Tỷ lệ trích = TL nghỉ phép theo KH năm của CNTT * 100 trước Tổng số tiền lương chính KH năm của CNTT
- Định kỳ tiến hành trích trước lương phép của công nhân sản xuất trực tiếp theo kế hoạch:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335 - Chi phí phải trả
- Khi tính ra tiền lương phép thực tế phải trả công nhân viên: Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 334 - Phải trả người lao động
- Nếu số thực tế lớn hơn số kế hoạch thì trích bổ sung vào chi phí: Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335 – Chi phí phải trả
- Nếu số thực tế nhỏ hơn số kế hoạch thì ghi giảm chi phí: Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Hạch toán chi phí sản xuất chung:
Công ty nên áp dụng tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng: TSCĐ tăng, giảm ngày nào thì được tính hoặc thôi tính kể từ ngày đó theo đúng chế độ qui định của nhà nước và phản ánh đúng tình hình tăng, giảm tài sản làm cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm chính xác hơn. Công thức đựơc áp dụng như sau:
Mkh tháng N = Mkh tháng (N-1) + Mkh tăng tháng N - Mkh giảm tháng N
Mkh 1 tháng =
Số năm sử dụng dự kiến x 12
Nguyên giá TSCĐ Mkh 1 ngày =
Số năm sử dụng dự kiến x 12 x Số ngày trong tháng
Ví dụ: Tháng 5/N: Tổng Mkh = 129.500.000. Tháng 5 không có biến động tăng giảm TSCĐ.
Tháng 6/N: TSCĐ X tăng ngày 16/6, TSCĐ Y giảm 21/6 Vậy Mkh tháng 6 = 129.500.000 + Mkh 15 ngày của TSCĐ X – Mkh 10 ngày của TSCĐ Y
Tháng 7/N: TSCĐ P tăng 6/7, TSCĐ Q giảm 18/7
Mkh tháng 7 = Mkh tháng 6 + Mkh 26 ngày của P + ( Mkh 1 tháng của X - Mkh 15 ngày của X) – Mkh 14 ngày của Q – (Mkh 1 tháng của Y – Mkh 10 ngày của Y)
Tháng 8/N: ...
3.3.4. Về việc đánh giá sản phẩm dở dang tại Công ty
Công ty nên lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính. Bởi vì, yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm của Công ty chủ yếu là đất và than, mặt khác, việc đánh giá sản phẩm dở danh theo chi phí NVL chính tạo điều kiện giảm bớt khối lượng công việc kế toán phải thực hiện so với việc lựa chọn các phương pháp khác. Công thức được áp dụng như sau:
Giá trị sản phẩm = Giá trị NVL chính dở dang trong sản phẩm DD
Tổng chi phí NVL chính
= x Số lượng SPDD Số lượng thành phẩm + Số lượng SPDD