PHỤ THUỘC HÀM 1 Định nghĩa

Một phần của tài liệu Cơ sở dữ liệu 3 (Trang 42 - 43)

1. Định nghĩa

Cho R(A1,…,An) là một sơ đồ quan hệ với tập thuộc tính U={A1,…,An}. X và Y là

tập con của U. Ta nói X  Y (đọc là: X xác định hàm Y hoặc Y phụ thuộc hàm vào X)

nếu với mỗi cặp bộ u, v của R sao cho:

u[X] = v[X] ⇒ u[Y] = v[Y]

2. Hệ tiên đề Amstrong

a.Định nghĩa hệ tiên đề Armstrong:

Gọi R(U) là lược đồ quan hệ với U = {A1,…,An} là tập các thuộc tính. X, Y, Z, W ⊆ U. Hệ tiên đề Armstrong bao gồm:

F1) Tính phản xạ: Y ⊆ X ⇒ X  Y F2) Tính bắc cầu: X  Y, Y  Z ⇒ X  F3) Tính mở rộng hai vế: X  Y ⇒ (Z ⊆ U) XZ  YZ

b. Định nghĩa tính đầy đủ và tính chặt chẽ của một hệ tiên đề:

Cho tập các phụ thuộc hàm F:

- Một hệ tiên đề S cho các phụ thuộc hàm được gọi là đầy đủ nếu các luật của S cho phép suy diễn ra mọi phụ thuộc hàm trong F+.

- Một hệ tiên đề S cho các phụ thuộc hàm được gọi là chặc chẽ nếu các luật của S không cho phép suy diễn từ F bất kỳ phụ thuộc hàm nào không thuộc F+.

c. Bổ đề 1:

Hệ tiên đề Armstrong là đúng. Có nghĩa là F là tập các phụ thuộc hàm đúng trên

quan hệ R. Nếu X  Y là một phụ thuộc hàm được suy dẫn từ F nhờ hệ tiên đề

Armstrong thì X  Y là đúng trên quan hệ R.

d. Bổ đề 2:

Từ hệ tiên đề Armstrong suy ra được một số luật sau đây: F4) Cộng tính ở vế phải: X  Y, X  Z ⇒ X  YZ F5) Tính tựa bắc cầu: X  Y, YZ  W ⇒ XZ  W F6) Luật tách: X  Y, Z ⊆ Y ⇒ X  Z e. Bổ đề 3:

X  Y suy dẫn từ hệ tiên đề Armstrong khi và chỉ khi Y ⊆ X+ (X+ là bao đóng của tập các thuộc tính - giới thiệu ở mục sau).

f. Định lý 1:

Hệ tiên đề Armstrong là chặt chẽ và đầy đủ.

Một phần của tài liệu Cơ sở dữ liệu 3 (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w