Thực trạng pháp luật và thực tế áp dụng thuế giá trị gia tăng ở việt nam

Một phần của tài liệu Các biện pháp nâng cao hiệu quả luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay (Trang 27 - 28)

giá trị gia tăng ở việt nam

I./ Thực trạng pháp luật thuế giá trị gia tăng

Những nghiên cứu về việc áp dụng thuế GTGT ở nớc ta đợc bắt đầu từ cuối giai đoạn cải cách thuế bớc I năm 1990 – 1995.Từ tháng 7 năm 1993,Bộ Tài Chính đã ban hành chế độ thuế GTGT và chủ trơng áp dụng thí điểm mô hình thuế GTGT ở một số doanh nghiệp thuộc ba ngành : sản xuất xi măng,dệt và sản xuất đờng từ tháng 9 năm 1993,nhng việc thực hiện thí điểm trên phạm vi hẹp này không đem lại kết quả.Tuy nhiên đó mới chỉ là bớc khởi đầu nên cha thể đem lại những nhận xét đánh giá một cách đầy đủ,toàn diện về kết quả thực hiện.

Trên cơ sở các nghiên cứu đánh giá tổng thể,phân tích tổng hợp kinh nghiệm của các nớc đã áp dụng thuế GTGT,qua nhiều lần soạn thảo,sửa đổi,lấy ý kiến đóng góp của các Bộ,ngành,các địa phơng và doanh nghiệp,chuẩn bị các điều kiện thi hành,Quốc hội khoá IX,kỳ họp thứ 11 đã thông qua Luật thuế GTGT ngày 10 tháng 5 năm 1997,Luật này đã đợc Chủ tịch nớc ký lệnh công bố vào ngày 22 tháng 5 năm 1997,và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1999.

Luật thuế GTGT là một luật thuế hoàn toàn mới trong lịch sử pháp luật tài chính nớc ta và trong nhận thức của các tầng lớp nhân dân.Việc thực hiện Luật thuế GTGT có tầm quan trọng đặc biệt,có tác động nhiều mặt đến tình hình kinh tế xã hội,thời gian đầu không tránh khỏi những khó khăn,vớng mắc trong áp dụng,và nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế – xã hội cha cao,hoạt động của các doanh nghiệp còn thấp.Sự suy giảm kinh tế do tác động ảnh hởng hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới và khu

vực,cùng với thiên tai liên tiếp diễn ra đã càng tạo ra nhiều khó khăn hơn trong việc triển khai áp dụng trên thực tế.Điều đó đặt ra nhiệm vụ phải nghiên cứu đánh giá nhng quy định pháp luật hiện hành về thuế GTGT từ đó rút ra những gì đã đạt đợc và những gì cha đạt đợc nhằm mục đích sửa đổi,bổ sung các văn bản pháp luật về thuế GTGT để đáp ứng những yêu cầu của đời sống kinh tế luôn luôn vận động và phát triển :

1.Các kết quả đạt đợc

Qua hơn ba năm thực hiện Luật thuế GTGT,các thành công bớc đầu đã khẳng định chủ trơng áp dụng luật thuế mới này là hoàn toàn đúng đắn.

Việc xây dựng các văn bản pháp quy hớng dẫn thực hiện Luật thuế GTGT khá đầy đủ,từ Luật,các Nghị quyết,Nghị định,Thông t và Công văn hớng dẫn cụ thể,các quy định về thuế GTGT cha phù hợp đã đợc điều chỉnh dần.Vì số lợng văn bản quy định hớng dẫn về thuế GTGT trong hai năm thực hiện đã lên đến hàng chục văn bản các loại,vì vậy,đến cuối năm 2000, Chính Phủ đã rà soát các quy định hớng dẫn thi hành Luật thuế GTGT trớc đó và ban hành thống nhất Nghị định 79/2000/NĐ - CP ngày 29/12/2000,Bộ Tài Chính đã ban hành Thông t 122/2000/TT – BTC hớng dẫn chi tiết Nghị định này để áp dụng thống nhất kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2001,bãi bỏ các Thông t hớng dẫn về thuế GTGT trớc đây.Việc ban hành các văn bản pháp luật trên là một bớc tiến bộ,giúp cho cán bộ ngành thuế cũng nh các đối tợng nộp thuế có thể dễ dàng tra cứu và thực hiện Luật thuế GTGT.

Theo pháp luật hiện hành,đối tợng nộp thuế GTGT là tất cả các tổ chức,cá nhân sản xuất,kinh doanh và nhập khẩu hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam,không phân biệt ngành nghề,hình thức,tổ chức kinh doanh1.

Một phần của tài liệu Các biện pháp nâng cao hiệu quả luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w